THIÊN
THỨ BA. Ngũ Giới Và Thập Thiện
Chương
1: Ngũ Giới Và Nội Dung Của Ngũ Giới
I.
NGŨ GIỚI LÀ GÌ?
Một đoàn thể có tổ chức, có lý
tưởng, có thành viên, phải có quy ước hoặc hiến chương của tổ chức ấy. Một tổ
chức kiện toàn hay không chỉ cần xem các nội dung của quy ước hoặc hiến chương
của nó có kiện toàn hay không. Một tổ chức có thành tích biểu hiện trác việt
hay không, cũng do lý tưởng ở trong quy ước hoặc hiến chương định đoạt. Tất cả
xã hội đều y theo lý tưởng riêng chế định quy ước hoặc hiến chương, nhưng muốn
biết quy ước hoặc hiến chương có sinh ra được hiệu lực hay không còn phải xem
nhân viên trong tổ chức đối với quy ước hoặc hiến chương kia có bảo vệ hoặc
tuân hành hay không.
Trường học có học quy, đảng phái
có đảng quy (điều lệ đảng), học sinh có công ước tự trị. Cơ cấu huấn luyện có
phép tắc học viên phải giữ, đảng phái có phép tắc đảng viên phải giữ; quân
nhân, trừ quân pháp quân kỷ ra còn có phép tắc quân nhân phải giữ, thiếu sinh
quân cũng có tín điều của thiếu sinh quân. Suy ra các công ước của quốc tế cho
đến Hiến Chương Liên Hiệp Quốc đều đồng một tính chất. Mục đích chẳng ngoài nói
về quyền lợi, nghĩa vụ và lý tưởng chung cùng theo đuổi của các phần tử hợp thành
tổ chức.
Nhưng trên thế gian, dù công ước
nào hiến chương nào cũng chẳng tồn tại mãi, cũng chẳng vĩnh cửu bất biến. Chỉ
có giới luật của tín đồ tôn giáo là ngoại lệ. Tính chất của giới luật, tuy cũng
tương tự như hiến chương công ước hoặc phép tắc phải giữ của tất cả các tổ chức
xã hội, nhưng một tôn giáo có thể chẳng suy và càng truyền càng rộng cũng phải
xem nội dung giới luật của tôn giáo ấy mà định. Từ khi có lịch sử đến nay, nhân
loại trên thế giới đã trải qua không biết bao nhiêu tôn giáo. Nhưng, tôn giáo
được nhân loại công nhận chỉ một số ít có thể đếm được. Bởi vì công dụng của
giới luật chẳng những phòng ngừa sự hư hỏng của tín đồ, mà lại còn tăng tấn
hạnh phúc của nhân loại đại chúng cho đến tất cả chúng sinh. Bằng không, tự
nhiên cũng bị đào thải.
Tuy nhiên trừ Phật giáo ra,
không có một tôn giáo nào khác có thể thích dụng với ý nghĩa của giới luật như
nội dung của Phật giáo, song chúng ta lại không thể phủ nhận bộ phận giới luật
của tôn giáo khác cũng có tác dụng.
Hai chữ Giới Luật là chữ Trung
Quốc, ý nghĩa của hai chữ Giới Luật cũng khác nhau. Giới là điều chẳng nên làm.
Luật là điều nên làm. Giới là chẳng nên. Luật là phải nên. Như vậy, Giới là sự
gìn giữ của mỗi người, Luật là hoạt động của đoàn thể. Vì thế trong Phạn văn,
Giới gọi là Thi la (Si la), Luật gọi là Tỳ nại da (Vinaya). Nhưng có lúc cũng
đem hai nghĩa giới luật dùng chung, cho nên cũng không cần cắt đôi hai chữ giới
luật ra định nghĩa.
Truớc tiên ta cần giảng chữ
giới. Chữ giới nghĩa là điều không nên làm thì đừng làm, cho nên cũng là một
thứ hạn chế thuộc tiêu chuẩn đạo đức. Như thông thường nói giới cờ bạc, giới
hút sách, giới uống rượu v.v… là một thứ hành vi câu thúc.
Chúng ta đã biết giới không phải
là điều Phật giáo riêng có, các tôn giáo khác cũng có giới quy hoặc giới mệnh.
Nhưng giới của Phật giáo cùng giới của tôn giáo khác chẳng hoàn toàn đồng nhau.
Chúng ta cần phải hiểu rõ một
nguyên tắc là bất cứ tôn giáo cao cấp nào hữu ích cho nhân loại, tôn giáo ấy
đều chẳng thể trái với tiêu chuẩn đạo đức của nhân lọai. Do đó, giới luật đươc
chế ra cũng không sai biệt nhiều. Tuy nhiên, giới luật của Phật giáo có nhiều
cấp bực từ thấp đến cao, dù là cấp bực thấp nhất cũng vượt lên trên tất cả tôn
giáo. Trong đó, ngũ giới là nền tảng của tất cả giới luật, nhưng giới mục của
ngũ giới không có xa lạ gì với sinh họat bình thường của con người. Thời cổ đại
ở Ấn Độ, các tôn giáo đều có ngũ giới nên đại thể đều tương đồng, như 5 giới
sau trong 10 giới của Cơ Đốc giáo cũng vậy. Nay phân biệt nêu ra như sau:
1. Ngũ giới của Phật giáo: Không
sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu
2. Ngũ giới của Ma na Pháp điển:
Không sát sinh, không vọng ngữ, không trộm cắp, không phi phạm hạnh (không
dâm), không tham sân.
3. Ngũ giới của Bao đạt dạ na
Pháp điển: Không sát sinh, không vọng ngữ, không trộm cướp, nhẫn nại, không
tham.
4. Ngũ giới của Tiền Đa Khư Da,
Áo Nghĩa Thư: Khổ hạnh, từ thiện, chánh hạnh, không sát sinh, thật ngữ.
5. Ngũ giới của Kỳ na giáo:
không sát sinh, không trộm cướp, không vọng ngữ, không dâm, ly dục.
6. Ngũ giới của Du già phái:
không sát sinh, không vọng ngữ, không trộm cướp, không tà dâm, không tham.
7. Năm giới sau của Cơ Đốc giáo:
Đừng giết, đừng trộm, đừng dâm, đừng vọng chứng, đừng tham của cải người khác.
Do sự so sánh ở trên có thể biết
điểm đặc sắc của ngũ giới Phật giáo là không uống rượu, các tôn giáo khác không
có giới rượu, vì Phật giáo trọng trí huệ, uống rượu khiến cho người ta say sưa
hôn mê (tai hại của rượu, tiết thứ 2, điều thứ 5 sẽ nói kỹ) vì thế không cho
uống rượu. Tham dục, tham sân của các tôn giáo khác nêu ra, không phải hành vi
mà là hiện tượng tâm lý, trong ngũ giới của Phật giáo thật đã bao gồm hết (sẽ
nói kỹ ở tiết thứ 2, điều thứ 5).
Từ xưa đến nay ở Trung Quốc có
nhiều người chủ trương thuyết Nho Thích Đạo tam giáo đồng nguyên, sớm nhất là
thấy trong Lý Hoặc Luận của Mâu Tử đời Hậu Hán đem ngũ giới của Phật giáo phối
hợp với ngũ thường. Sự phối hợp này có những ý kiến bất đồng như:
1. Thiên thai Nhân Vương Kinh Sớ
phối hợp không sát sinh với nhân, không trộm cắp với trí, không tà dâm với
nghĩa, không uống rượu với lễ, không vọng ngữ với tín.
2. Chỉ Quán quyển 6 phối hợp
không sát sinh với nhân, không trộm cướp với nghĩa, không uống rượu với lễ,
không vọng ngữ với trí, không tà dâm với tín.
3.Cách phối hợp thông thường là
không sát sinh phối hợp với nhân, không trộm cướp phối hợp với nghĩa, không tà
dâm phối hợp với lễ, không vọng ngữ phối hợp với tín, không uống rượu phối hợp
với trí.
Nhưng ở đây, phương pháp phối
hợp ngũ giới của Phật giáo với ngũ thường của Nho giáo chỉ có thể nói về tiêu
chuẩn đạo đức của nhân gian có một xu thế tiếp xúc tương đối gần gũi, chứ chẳng
nên nói là tuyệt đối thích đáng. Chẳng nói giới nào khác, chỉ nói một giới
không uống rượu thôi, tuy gồm có tinh thần lễ và trí, song lễ và trí của Nho
giáo chẳng đồng với giới không uống rượu của Phật giáo, bởi trên thực tế Nho
giáo không cấm uống rượu.
Nói đến chỗ này, chúng ta có thể
phân biệt sự ưu liệt cao thấp của giới. Qua cái nhìn của Phật giáo, giới có thế
giới (giới của thế gian chế) và đệ nhất nghĩa giới (giới của Phật chế) chẳng
đồng. Trừ giới của Phật chế ra, tất cả đều là giới của thế gian chế. Sự bất
đồng của Phật giới và giới của thế gian là tại điểm xuất phát và mục đích khác
nhau. Các tôn giáo khác giữ giới là tuân theo ý chí của Thượng đế hoặc thánh
thần, như tín đồ Cơ Đốc giáo vâng theo 10 giới, bởi vì đó là mệnh lệnh của
Thượng đế tuyên bố, nên chẳng tuân giữ là chống lại Thượng đế, làm cho Thượng
đế nổi giận. Phật giáo không phải như vậy Phật giới tuy do Phật chế, song tuân
giữ là ở tại mỗi người, Đức Phật chế giới cũng là căn cứ vào ý chí của chúng
sinh chứ chẳng ép buộc người nào, giữ giới chẳng phải vì Phật mà là ý chí tự do
mỗi người muốn giữ. Như ăn cơm là việc chính của mỗi người, ăn xong tự mình no,
không ăn tự mình đói, không quan hệ chút nào với người khác. Nhưng Đức Phật với
tấm lòng đại trí đại bi, dù chẳng thay thế chúng sinh ăn cơm được, Ngài cũng
khuyên nhủ và hướng dẫn chúng sinh ngu si đói khát đi ăn cơm (dụ cho giữ giới).
Đây là điểm bất đồng thứ nhất giữa Phật giới và giới của thế gian.
Thông thường, giới của thế gian,
hơn phân nửa là thiên về một mặt. Như tín đồ Cơ Đốc giáo giữ giới ( giới là
giới của nghi thức giáo huấn ) là vì cầu được sự sủng ái của Thượng đế và hy
vọng sau khi bỏ thân này, được vào Thiên Quốc của Thượng đế. Mục đích giữ giới
của họ chẳng vì tạo thành hạnh phúc an lạc của nhân gian mà vì đạt ý muốn sinh
lên trời, vì thế thiên về hành vi bi thương hoặc nói là xuất thế (theo Phật
pháp nói giả sử họ được sinh lên trời cũng thật chưa là xuất thế). Do đó, họ luôn
luôn vì lý do Thiên Quốc mà phủ định sự hòa bình an lạc của nhân gian, cho nên
chiến tranh tôn giáo cũng do đây mà ra. Còn như Nho giáo (thật ra Nho gia chẳng
phải là Nho giáo, vì Nho giáo vốn chẳng thành tôn giáo) đối với sự tuân giữ
cương thường luân lý là tạo thành hạnh phúc và hòa bình an lạc của nhân gian,
song lại chẳng hướng về hình nhi thượng hoặc xuất thế, vì thế nó thiên về hiện
thực. Chỉ có sự tuân giữ Phật giới của tín đồ Phật giáo vừa là tạo phước nhân
gian cũng là tìm cầu cảnh giới xuất thế, vì thế trên Phật giáo sử chỉ có ghi
chép nhẫn nhục và hy sinh chứ không có việc chiến tranh và đẫm máu, đây là điểm
bất đồng thứ hai của Phật giới và giới thế gian.
Thường thường giới thế gian chỉ
có sự tuân giữ về hình thức nhưng không có nhận được giới thể, thế nên không có
phân biệt được giới tội và tánh tội. Như 10 giới của Cơ Đốc giáo chẳng phải chỉ
tín đồ Cơ Đốc giáo có, Cơ Đốc giáo cho rằng Thượng đế chế ước cho nhân loại,
bất luận tin hay không tin đều ở trong phạm vi của chế ước này, người tin cố nhiên
phải giữ, người chưa tin cũng chẳng thể chăng giữ; nếu chẳng giữ, tội lỗi cũng
đồng với người đã tin. Phật giới không như vậy. Phật giới là do Phật chế, sự
thọ giới của đệ tử Phật phải là sự truyền thọ. Xét về sự truyền thừa và nạp thọ
giới thể, chỉ có người đã thọ giới rồi mới đem giới truyền cho người khác được.
Giới thể này là trực tiếp truyền từ Đức Phật, thọ giới mà nhận được giới thể là
nạp thọ Pháp thân Phật vào trong tâm tánh của chính mình, vì Pháp thân Phật
tiếp thông với Pháp thân sẵn có của mọi người, vì dẫn đạo sự phát minh hoặc
chứng ngộ tự tánh là Phật của mỗi người. Thọ Phật giới rồi mà lại phá giới là
đồng với phá Pháp thân Phật, vì thế tội lỗi rất lớn. Người không có thọ giới
tuy làm ác nhưng chẳng phải phá giới, bản thân làm ác tuy là tội lỗi mức độ tội
lỗi lại không to, không nặng bằng người thọ giới phá giới. Đây là biết pháp,
phạm pháp thì tội hơn một bực, tánh tội của làm ác (vốn là tội) lại thêm giới
tội của phá giới. Trong Phật pháp, phá giới là phá Pháp thân Phật (Tam thế chư Phật
và tự tánh là Phật), vì thế mức độ của giới tội lớn hơn tánh tội rất nhiều. Đây
là điểm bất đồng thứ ba của Phật giới và giới thế gian.
Thường thường, giới thế gian chỉ
dạy người trừ bỏ hành vi phải ngăn cấm mà chẳng hình thành được một hệ thống
luận lý. Phật giới được xếp vào một Tạng trong Tam tạng của Phật giáo, cùng với
Kinh tạng, Luận tạng đứng vững như cái đảnh ba chân và lấy Luật tạng chuyên môn
nói về giới làm then chốt cho Phật pháp trụ thế. Vì thế, có một hệ thống hoàn
bị. Tỷ như đem sự cấu thành của giới phân làm 4 khoa mục lớn là giới pháp, giới
thể, giới hạnh, giới tướng, nếu thiếu một thì chẳng được gọi là trì giới. Giới
pháp là pháp quy của Phật chế. Giới thể là một mạch truyền thừa vô biểu sắc
pháp của các sư truyền thọ cho nhau, đó là công đức sở huân. Giới hạnh là do
hành vi trì giới biểu hiện ra. Giới tướng là hiện tượng sai biệt của hành vi
trì giới biểu hiện ra. Nếu như chẳng đầy đủ được 4 điều kiện ( thường gọi là 4
khoa), thì tuy không sát sinh, không trộm cướp, cho đến không uống rượu, cũng
chỉ được xem là giữ giới thế gian mà chẳng phải là Phật giới, công đức giữ gìn
giới thế gian là hữu hạn. Đây là điều bất đồng thứ tư của Phật giới và giới thế
gian.
Ở đây xin hỏi: Tin Phật, tại sao
cần thọ giới?
Trong thiên quy y Tam Bảo đã nói
về tính chất trọng yếu của tam quy. Người tin Phật có quy y Tam bảo giống như
sự ghi tên đăng ký của học sinh nhập học, nhưng ghi tên đăng ký chẳng bằng đi
học. Sau khi quy y Tam bảo, nhận được Phật giới mới là bước đầu của con đường
thành Phật. Quy y Tam bảo chỉ là công đức chuẩn bị của sự học Phật, thành Phật
mà thôi. Lại vì trong quá trình học Phật là xa xôi diệu vợi, trình độ phát tâm
học Phật có cao thấp, vì thế chúng ta tin Phật và thọ Phật giới cũng có nhiều
thứ lớp. Thứ lớp của Phật giới tuy nhiều nhưng đều lấy ngũ giới làm nền tảng.
Ngũ giới tuy là từng lớp thấp nhất của Phật giới, song như cất lầu trước chẳng
xây móng thì ý muốn cất lầu rốt cuộc chỉ là mộng tưởng. Vì thế có người nói
:”Pháp ngũ giới là cha của ba đời chư Phật, y ngũ giới mà sinh ra thập phương
tam thế tất cả chư Phật”.
II.
NỘI DUNG CỦA NGŨ GIỚI
Mục đích chế giới của Đức Phật
là hi vọng đệ tử trì giới đúng như pháp, tác dụng của sự trì giới đúng như pháp
là làm tăng trưởng công đức, nhưng công đức này được phát khởi, đều là do bi
tâm nung đúc và trưởng dưỡng. Xem mặt ngoài của ngũ giới thì thấy chỉ là tiêu
cực chẳng làm ác, mà không có tác dụng tích cực làm thiện. Thật ra chẳng phải
vậy. Nếu xét kỹ hơn, chúng ta sẽ thấy giữ gìn ngũ giới thật đã là bao hàm vô
hạn bi tâm; bi tâm có thể hiểu là sự mở rộng của tâm đồng cảm; đây là tâm đồng
cảm suy từ mình đến người và đến tất cả chúng sinh. Nhân vì mình không chịu bị
người khác sát hại cho nên có giới không sát sinh. Nhân vì chẳng chịu của cải
tài sản của mình bị người trộm cướp, vì thế biết người khác cho đến tất cả
chúng sinh đều có tâm chẳng chịu bị trộm cướp cho nên có giới không trộm cướp.
Ba giới sau, cũng theo đây suy ra mà biết. Do đó, chúng ta có thể nói công đức
trì giới cố nhiên là do tín ngưỡng và cũng do bi tâm nung đúc và trưởng dưỡng,
công đức của Phật lớn vô cực. Bi tâm của Phật cũng lớn vô cùng, ấy là đồng thể
đại bi vậy.
Vì thế ở trong kinh Phật thường
gọi ngũ giới là ngũ đại thí, trì ngũ giới nếu trì đến triệt để chẳng những ngăn
nơi “chỉ ác” mà còn làm đến “hành thiện”: Không sát sinh mà phải hộ sinh phóng
sinh, không trộm cướp mà phải hành bố thí. Ba giới kia theo đây có thể biết.
Nhưng bản ý của ngũ đại thí là thí cái tâm không sợ hãi cho tất cả chúng sinh.
Do ta trì giới sát nên chúng sinh chẳng sợ giết hại. Do ta trì giới không trộm
cướp nên chúng sinh chẳng sợ ta trộm cướp. Do ta trì giới tà dâm nên chúng sinh
chẳng sợ ta dâm ô thân thuộc của họ. Do ta trì giới vọng ngữ nên chúng sinh
chẳng sợ ta lường gạt. Do ta trì giới không uống rượu nên chúng sinh không sợ
ta uống rượu mà điên cuồng quậy phá. Cho nên gọi ngũ giới là ngũ đại thí.
Người sống trong thế giới hiện
tại, không ai có uy lực tuyệt đối nắm được cái không bị tai họa do sát, đạo,
dâm, vọng gây ra. Chính vì thế mà chúng ta đề xướng sự thọ trì ngũ giới; nếu
như thêm nhiều người thọ trì ngũ giới, nhân lọai xã hội bớt đi một phần sự uy
hiếp của tai họa; mọi người đều thọ trì ngũ giới, thế giới chúng ta sẽ trở
thành Tịnh độ nhân gian.
Điều quan trọng là ngũ giới của
Phật giáo có thể mở rộng tâm đồng cảm đến tất cả chúng sinh. Thọ trì ngũ giới
có thể ban cho nhân loại sự vô úy (không sợ), cũng tăng cho tất cả chúng sinh
sự vô úy đây là điều mà giới của thế gian chẳng bì kịp. Tỷ như giới không sát
sinh của Cơ Đốc giáo chỉ không giết người, mà chẳng cấm giết các động vật ngoài
nhân loại. Nho gia Trung quốc chủ trương mở rộng lòng nhân đến vật, nhưng lại
chẳng ngăn giết sinh vật khác. Sự lớn lao của công đức thọ trì Phật giới là ở
chỗ này, bởi vì trì một giới sát, thì ở trên phần của tất cả chúng sinh đều
được công đức bất sát. Cho nên, nếu nhân loại đều thọ trì ngũ giới, chẳng những
nhân loại được hòa bình an lạc, mà tất cả chúng sinh cũng giải trừ được tai họa
do loài người gây ra.
Ngũ giới là nền tảng của tất cả
Phật giới, Phật tử tại gia sau khi tiến vào cửa Phật đều phải nên thọ trì, vì
thế thông thường gọi là Ngũ giới tại gia.
Ngũ giới tuy chỉ có 5 điều, song
về chỗ vi tế của nó rất là phiền phức. Như muốn được ngũ giới thanh tịnh, ta
nên nghiên cứu thêm. Nay lược thuật như sau:
Sự hủy phạm ngũ giới đều có
khinh trọng. Tội trọng (nặng), chẳng cho sám hối, vì thế gọi là bất khả hối.
Tội khinh (nhẹ) cho sám hối, lại phân làm 2 loại gọi là trung khả hối và hạ khả
hối. Theo Đại thừa Bồ tát giới, khi phạm tội trọng, nên thực hành Thủ tướng
sám, nghĩa là ở trước Phật lễ sám, được thấy hảo tướng, thấy hào quang, thấy
bông hoa, thấy Phật, Bồ tát đến xoa đầu, tội liền trừ diệt. Song, sám hối trừ
tội, chỉ trừ được tội phạm giới mà chẳng trừ được tánh tội, như phạm giới giết
người, giới tội đáng lẽ bị đọa tam đồ, nhưng nợ người một mạng vẫn phải bồi
thường, nhân duyên thành thục chắc chắn phải trả nợ báo. Nếu chẳng nhập Vô dư
Niết bàn, giả sử chứng quả A la hán, vẫn phải bồi thường người một mạng, cho
đến giết một con kiến, tánh tội vĩnh viễn chẳng diệt. Giới trộm cướp cũng giống
như vậy, giới tội của giới trộm cướp tuy giống như giới sát sinh, nhưng tánh
tội giới trộm cướp chỉ cần bồi thường đúng giá đã trộm là có thể giải quyết
xong.
Trong ngũ giới, bốn giới sát,
đạo, dâm, vọng, đều có khả hối và bất khả hối, một giới uống rượu dù phạm trong
bất cứ trường hợp nào, đều là khả hối. Bốn giới trước của ngũ giới đều có giới
tội và tánh tội, giới uống rượu chỉ có giới tội mà không có tánh tội. Vì thế
gọi 4 giới trước là tánh giới, giới uống rượu là giá giới. Tánh giới là trong
Phật pháp và thế pháp đều công nhận. Dù Phật chẳng chế giới, khi phạm sát sinh,
trộm cướp, tà dâm, vọng ngữ là hành vi thuộc bản tánh, đều là tội ác, vì thế
chỉ có người thọ ngũ giới Phật giáo rồi chẳng được phạm.
Nói đến chỗ này cũng có người
hoài nghi, chẳng thọ Phật giới làm việc xấu chỉ có một lớp tánh tội, thọ Phật
giới lại thêm một giới tội lớn hơn. Vậy đâu cần thọ giới? Kỳ thật, thọ giới là
vì trừ ác nghiệp, chẳng lẽ sau khi thọ giới lại chuẩn bị tạo ác sao? Giả sử
thật muốn tạo ác, cũng có thể tùy thời xả giới, vạn nhất chưa kịp xả giới mà
tạo ác nghiệp, tuy sẽ bị đọa tam đồ, song rốt cuộc cũng có thể thành Phật. Nếu
như vĩnh viễn chẳng thọ giới, cũng sẽ vĩnh viễn không có khả năng thành Phật,
hạt giống nhân duyên nếu gieo thuần thục, chắc chắn sẽ có thu hoạch. Xin đem sự
trì phạm của ngũ giới trình bày như sau:
1.
GIỚI SÁT SINH
Giới sát lấy giết người làm
trọng, giết chúng sinh dị loại là khinh. Giết người đủ 5 điều kiện thành tội
thì không thể sám hối (bất khả hối):
1. Là người: Bị giết là người,
chứ chẳng phải dị loại bàng sinh.
2. Tưởng là người: Có y giết
người mà chẳng tưởng giết dị loại bàng sinh.
3. Có tâm giết: Có tâm giết
người chứ chẳng phải cố ý ngộ sát hoặc vô tâm giết lầm người.
4. Lập phương tiện: Vận dụng
phương pháp giết người.
5. Người chết: Người bị giết
chắc chắn đã chết.
Thủ đoạn giết người nhiều vô
cùng, nếu phân loại chẳng ngoài tự tay giết, khuyên người tự sát, bảo người đi
giết người. Hậu quả của giết người có ba loại:
1. Ngay lúc giết người liền
chết, phạm tội bất khả hối.
2. Ngay lúc giết không chết, về
sau nhân đó mà chết cũng phạm tội bất khả hối.
3. Ngay lúc giết không chết, về
sau cùng chẳng nhân đó chết, phạm tội trung khả hối.
Giết người chẳng hạn cuộc dùng
dao, dùng súng, mà dùng bất cứ thủ đoạn nào làm cho người chết đều gọi là giết
người, đều mang tội giết người.
Động cơ sát sinh chẳng ngoài 4
thứ, phạm tội cũng có sai biệt:
1. Vì giết người mà làm các
phương tiện (như đào hầm, bỏ thuốc độc, phóng hỏa, nhận nước,v.v…) khiến cho
người chết, phạm tội bất khả hối, phi nhân (người biến hóa) chết phạm trung khả
hối, súc sinh chết cũng phạm trung khả hối.
2. Vì giết phi nhân mà làm các
phương tiện khiến cho phi nhân chết, phạm trung khả hối; khiến cho người chết
và súc sinh chết đều phạm tội khả hối.
3. Vì giết súc sinh mà làm các
phương tiện khiến cho người chết, phi nhân chết, súc sinh chết đều phạm tội hạ
khả hối.
4. Làm phương tiện bất định:
Chuẩn bị gặp ai giết nấy, khiến cho người chết, phạm tội bất khả hối; phi nhân
chết, phạm tội trung khả hối; súc sinh chết, phạm tội hạ khả hối.
Bốn thứ động cơ đã nêu ở trên
đều lấy bên đối tượng của động cơ đắc tội, không lấy bên đối tượng bị giết đắc
tội, tỷ như giết người lại giết lầm phi nhân là tội trung, giết lầm súc sinh
cũng là tội trung, là từ phương tiện của sự giết người mà đắc tội. Nếu như làm
phương tiện giết người mà chưa đạt đến mục đích giết người, cũng chưa giết lầm
phi nhân và súc sinh, đắc tội trung khả hối.
Lấy đây suy ra, làm các phương
tiện giết phi nhân và giết súc sinh, đều phạm tội hạ khả hối.
Phật cấm sát sinh, cho nên cũng
cấm phá thai. Nếu giết thai nhi bằng cách phá thai, thai nhi chết, phạm tội bất
khả hối; thai không chết mà mẹ chết, phạm tội trung khả hối (cũng từ bên thai
nhi làm phương tiện giết mà đắc tội); mẹ con đều chết, phạm tội bất khả hối; mẹ
con đều không chết, phạm tội trung khả hối. Nếu vì giết mẹ mà phá thai, đắc tội
ngược lại với những điều nói trên.
Nhân vì giết người, người chết
phạm tội bất khả hối; giết phi nhân, phi nhân chết, phạm tội trung khả hối. Cho
nên, đại sư Ngẫu Ích nói:” Giết người tưởng là người, phạm tội bất khả hối.
Giết người nghi là người, cũng phạm tội bất khả hối. Giết người tưởng là phi
nhân, phạm tội trung khả hối. Giết phi nhân tưởng là người, phạm tội trung khả
hối. Giết phi nhân nghi là người, phạm tội trung khả hối. Giết phi nhân tưởng
là phi nhân, phạm tội trung khả hối”.
Giết cha mẹ, giết A la hán là
phạm tội nghịch phải đọa địa ngục vô gián. Cho đến tội cực trọng trong giới sát
sinh cũng có phân biệt: Giết cha mẹ tưởng là cha mẹ, phạm tội nghịch; giết cha
mẹ nghi là cha mẹ, cũng phạm tội nghịch; giết cha mẹ tuởng là chẳng phải cha mẹ
(như người từ thuở bé xa cách cha mẹ chẳng biết cha mẹ sinh ra mình là ai),
chẳng phạm tội nghi nhưng phạm tội bất khả hối. Như người bị giết chẳng phải
cha mẹ mà tưởng là cha mẹ (như từ thuở bé làm con nuôi của người mà không biết)
hoặc hoài nghi là cha mẹ thì chẳng phạm tội nghịch, nhưng phạm tội bất khả hối.
Giết A la hán cũng chiếu theo giết cha mẹ mà biết. Song, cũng có thuyết nói dầu
chẳng tưởng là A la hán, giết cũng phạm tội nghịch. Nếu như kẻ giết người tự
mình chết trước, người bị giết chết sau, thì phạm tội khả hối chứ chẳng phải
bất khả hối. Bởi vì người chết giới thể cũng xả (ngũ giới thọ trì suốt đời này
thôi), cho nên chỉ trước lúc chưa chết đắc tội phương tiện giết người, chẳng
đắc tội đã toại ý giết người, sau khi chết là đã xả giới cũng không có giới
tội, người bị giết tuy do kẻ kia giết chết song lại chết sau hung thủ thì hung
thủ không có giới tội giết người.
Sát sinh lấy tâm làm chủ, vô ý
giết chẳng phạm tội trọng, vì thế đùa giỡn đánh người, người bị đánh nhân đó mà
chết, chẳng phạm tội trọng, chỉ phạm tội khả hối. Giết lầm ngòai ý muốn không
phạm. Nếu chẳng cẩn thận để đến nỗi giết lầm người khác chết thì phạm tội trung
khả hối. Nếu si cuồng tâm lọan, đau khổ quẫn trí, chẳng tự chủ được mà giết
người, không phạm.
Trong cuộc sống hàng ngày của
chúng ta, giết phi nhân rất ít thấy, ít nghe; giết người chẳng phải là việc tầm
thường; nếu chẳng phải là đồ tể thì mỗi ngày cũng không giết heo, giết bò. Giới
sát sinh chúng ta dễ phạm nhất là đối với loài bàng sinh, động vật nhỏ bé như
trùng kiến.
Có người viết thư hỏi tôi: Trong
nhà có trùng kiến phải xử trí thế nào? Lúc quét tước chắc chắn là giết hại chút
ít, giết hại như thế có bị coi là phá giới sát sinh hay không? Hay là quy lỗi
về nghiệp báo của trùng kiến phải chịu như thế? Đây thật là một vấn đề lớn, vì
bảo vệ tài sản sinh sống của tự thân con người nên phải đuổi trừ trùng kiến phá
họai, vì hộ trì giới thể thanh tịnh lại chẳng được cố ý giết hại trùng kiến.
Nhưng trùng kiến tổn hại đối với người, cần phải đuổi trừ, lúc đuổi trừ chẳng
được có tâm sát hại, phải làm cẩn thận, nếu đã làm hết khả năng hộ sinh rồi, lỡ
có giết lầm hại lầm, phải tự trách tâm mình, sinh lòng hối hận, phát bi nguyện,
nguyện cho chúng nó sinh vào loài thiện, nguyện cho chúng nó sẽ được thành Phật
thì mới có thể khỏi tội sát sinh. Điều này có nói trong luật, như Thập Tụng
Luật quyển 11 ghi chép Đức Phật đích thân trừ côn trùng nơi giường nệm của chư
Tăng. Theo Thập Tụng Luật quyển 37, nhân vì trong nhà tắm ẩm thấp sinh trùng,
Phật nói:”Phải quét dọn cho sạch”. Nhưng điều quan trọng nhất là không cho
trong nhà cửa sinh trùng kiến, thường phải giữ cho khô ráo sạch sẽ, vừa hư phải
sửa ngay, những lỗ dưới chân tường phải lấp lại sớm, chỗ dễ sinh trùng trước
lúc chưa sinh phải xịt thuốc sát trùng phòng ngừa. Nếu sau khi đã sinh trùng,
vì trì giới phải cẩn thận đuổi trừ, chẳng được dùng thuốc sát trùng để giết
hại. Bằng không, giết một côn trùng đắc một tội hạ khả hối, giết ngàn vạn côn
trùng thì đắc ngàn vạn tội hạ khả hối. Nhưng muốn được giới sát sinh tuyệt đối
thanh tịnh phải đến Sơ quả Tiểu thừa trở lên, vì Sơ quả cày đất, côn trùng cách
lưỡi cày 4 tấc, phàm phu làm chẳng được.
Do vì trì phạm của giới hoàn
toàn ở nơi tâm, cho nên đối với tội sát trùng phân biệt ra sáu trường hợp : Có
trùng, tưởng có trùng, phạm tội căn bản tiểu khả hối; có trùng nghi có trùng,
cũng phạm tội căn bản tiểu khả hối; không trùng tưởng có trùng, phạm tội phương
tiện tiểu khả hối; không trùng nghi có trùng, cũng phạm tội phương tiện tiểu khả
hối; có trùng, tưởng không trùng, không phạm; không trùng, tưởng không trùng,
không phạm. Ngoài ra, chẳng được đánh người, chẳng được đánh súc sinh, cho đến
trùng kiến đem tâm giận hờn đánh đập đều đắc tội.
Chỗ này người đọc còn có một
nghi vấn đó là giữ giới sát có cần phải ăn chay hay không? Theo luật chế, từ
ngũ giới đến Tỳ kheo giới không bắt buộc phải ăn chay. Chẳng ăn cá thịt là quy
định của Đại thừa Bồ tát giới, trì giới không sát sinh của ngũ giới chẳng được
tự mình sát sinh, chẳng được khuyên người hay bảo người sát sinh. Cho nên chính
mình chẳng được giết gà, vịt, cá, tôm nếu như mua đồ đã làm rồi thì chẳng bị sự
cấm đoán của ngũ giới.
Đương nhiên, nếu như có thể phát
tâm ăn chay lại càng tốt. Ăn chay là đức tính tốt đẹp của Phật giáo Đại thừa,
ăn chay là sự biểu hiện cụ thể của tinh thần giới sát tiến thêm một bước, cho
nên tôi hy vọng người thọ ngũ giới rồi tốt nhất là ăn chay, bằng không thì cũng
chẳng ngại gì.
2.
GIỚI TRỘM CƯỚP
Giới trộm cướp, nếu như giới
thiệu tường tận thì đó là một giới phiền phức hơn hết trong ngũ giới. Ở đây
chúng ta chỉ nói đại yếu.
Trộm cướp là hành vi chẳng cho
mà lấy.
Sự hủy phạm của giới trộm cướp
có chia khinh trọng. Đủ 6 điều kiện sau đây thành tội bất khả hối:
1. Tài vật của người khác.
2. Biết rõ tài vật của người chẳng
phải của mình.
3. Tâm trộm: Khởi niệm trộm
cướp, cũng là trước có dự mưu trộm cướp.
4. Tìm cách lấy: Nhờ các phương
pháp đạt thành mục đích trộm cướp.
5. Giá trị 5 tiền: Vật trộm cướp
trị giá 5 tiền. Đây là Đức Phật chiếu theo quốc pháp của nước Ma Kiệt Đà ở Ấn
Độ đương thời mà chế, quốc pháp định trộm cướp 5 tiền trở lên thì phạm tội
chết. Vì thế, Phật chế định Phật tử trộm cướp 5 tiền trở lên cũng thành tội
trọng bất khả hối. Năm tiền có giá trị bao nhiêu thật là khó định, căn cứ theo
sự biên khảo của Đại sư Độc Thể cuối đời nhà Minh, 5 tiền tương ứng với 3 phân
1 ly, 2 hào bạc; căn cứ theo sự nghiên cứu của Đại sư Ngẫu Ích, 5 tiền là 8
phân bạc.
6. Lìa chỗ cũ: Dời tài vật đã
trộm cướp ra khỏi vị trí cũ của nó. Nhưng trong đây gồm có: Di động vị trí,
biến đổi hình trạng, thay đổi màu sắc v.v… Hễ đem tâm trộm cướp khiến cho chủ
của tài vật khởi ra ý tưởng mất tài vật thì đều gọi là ly bổn xứ (lìa chỗ cũ).
Bất luận người ta không cho mà
tự mình lấy hoặc bảo người khác lấy, đều là trộm cướp; lấy được tang vật 5 tiền
trở lên thành tội bất khả hối.
Nếu như chủ tài vật không đồng
ý, bất luận thủ đoạn nào, gạt lấy, trộm lấy, cướp lấy, dùng sức mạnh chiếm, bòn
rút, hễ đủ 6 điều kiện kể trên đều thành tội trọng bất khả hối. Trừ lợi nhuận
hợp lý ra (Ngũ giới Ưu bà tắc trừ các ác luật nghi như: chẳng được chài lưới,
săn bắn, bán rượu, đồ tể, bán thuốc độc, buôn lậu, mãi dâm, cờ bạc,v.v…, có thể
buôn bán hoặc canh tác), chẳng được âm mưu lấy tài vật của người.
Không luận là trên hay dưới mặt
đất, mặt nước, trong nước, chỗ cao, chỗ thấp, trên cây, trong không, động vật,
thực vật, khoáng vật, trong hành động, trong tĩnh chỉ, tất cả tài vật bất luận
thuộc chủ quyền của quốc gia, của tư nhân, của tôn giáo đều chẳng được trộm
cướp. Trừ phi là vật phấn tảo (vật ném bỏ, như rác) không có chủ, lấy không
tội. Nếu đem tâm trộm cướp trộm người, mang người trên vai, hai chân rời đất,
pham tội bất khả hối; có tâm dụ dỗ người đem bán, khiến cho người đó đi qua hai
bước, cũng phạm tội bất khả hối.
Thử nêu ra vài trường hợp:
Nếu đem tâm trộm cướp, trộm cướp
động vật bốn chân như trâu, bò, lừa, ngựa dùng dây dắt đi, đi qua bốn bước,
phạm tội trọng bất khả hối.
- Trong nước có bè gỗ, có tâm
trộm cướp muốn giữ lại một phần khiến cho nó lìa bè trị giá 5 tiền, phạm tội
bất khả hối.
- Vật trong nước, trộm lấy lìa
mặt nước, hoặc nhận chìm xuống đáy, trị giá 5 tiền, thành tội bất khả hối.
- Không trung nếu chim có chủ
ngậm vật của người khác bay, có tâm trộm cướp chờ lấy, phạm tội trung khả hối;
lấy được trị giá 5 tiền, phạm tội bất khả hối.
Nếu có chim rừng ngậm vật bay,
có tâm trộm cướp chờ lấy, phạm tội hạ khả hối; lấy được, phạm tội trung khả hối
(đây chẳng phải là vì một vật đắc tội, mà vì có tâm trộm cướp nên bị kết tội).
- Có tâm trộm cướp xá lợi, phạm
tội trung khả hối (vì xá lợi không tính được trị giá). Tâm cung kính lấy xá lợi
không phạm (trong Luật và Kinh A Hàm,, nguyên nghĩa của Xá lợi là hài cốt. Ngày
nay tương truyền hài cốt thiêu rồi được hạt cứng chắc gọi là hạt Xá lợi).
- Kinh sách, pháp khí, tất cả đồ
dùng của Tam bảo, tài vật trang nghiêm đều không được trộm, nếu trộm trị giá 5
tiền đều phạm tội bất khả hối.
- Tất cả thuế chẳng được lậu,
nếu lậu thuế trị giá 5 tiền thành tội bất khả hối. Nói chung, các thứ thuế được
pháp lệnh của nhà nước quy định cho đến trong các bưu kiện ngày nay, thư tín
gửi kèm trong vật ấn loát hoặc dùng vật ấn loát để đạt thành mục đích thư tín,
hoặc gửi tiền trong thư tín bình thường, đều gọi là trốn thuế, đều phạm giới
trộm cướp, giá trị 5 tiền thành tội bất khả hối.
Đại sư Hoằng Nhất giỏi về thư
pháp, người đến cầu xin chữ viết của Ngài rất đông. Có một lần đệ tử tại gia
của Ngài gửi Ngài một tập giấy, xin Ngài viết chữ, Ngài viết xong những chữ
phải viết, giấy còn dư, Ngài không biết phải xử lý thế nào để khỏi phạm giới
chẳng cho mà lấy. Ngài bèn viết thư hỏi vị đệ tử tại gia ấy. Do đây có thể thấy
được sự trì giới nghiêm cẩn của Đại sư Hoằng Nhất.
Trong mười pháp giới, chỉ có
Phật mới là trì giới rốt ráo thanh tịnh, đến Sơ quả Tiểu thừa mới đoạn hẳn được
tội cố trộm cướp.
Phạm vi của giới trộm cướp bao
quát ở trong sự tổn hại tài vật của người khác, đây là loại ác tác “tổn người
chẳng lợi mình”. Nếu như có tâm làm cho tổn thất tài vật của kẻ khác đang mong
được, bất luận là dùng thủ đoạn nào, chỉ cần trở thành sự thật, nếu tài vật tổn
hại trị giá 5 tiền thì đắc tội trọng bất khả hối.
Sự khinh trọng của giới trộm
cướp được phân biệt như sau: Trộm tài vật trị giá 5 tiền hoặc quá 5 tiền, phạm
tội trọng bất khả hối. Trộm chẳng đủ 5 tiền, phạm tội trung khả hối. Làm phương
tiện trộm cướp mà chưa đạt thành mục đích trộm cướp, phạm tội hạ khả hối. Lậu
thuế hoặc tổn hại, tội đồng với trộm cướp.
Theo Phật pháp, chẳng được viện
lý do như đói khát, tật bệnh, thiên tai, hoạn nạn, hiếu dưỡng cha mẹ, cung cấp
vợ con để làm trộm cướp. Nếu làm trộm cướp đều thành tội. Như có khó khăn, có
thể cầu xin nhận của người bố thí thì không tội. Mượn mà không trả cũng phạm
tội trộm cướp.
Nhưng trong giới trộm cướp cũng
có khai duyên như tưởng là vật của mình mà lấy, được đối phương đồng ý, hoặc vì
tình cảm thân thiết biết người kia ắt đồng ý mà lấy, tạm thời dùng mà lấy, cho
rằng người ta bỏ mà lấy, hoặc nhân tâm si cuồng đau khổ quẫn trí mà lấy thì
không tội.
3.
GIỚI TÀ DÂM
Trừ sự quan hệ nam nữ giữa vợ
chồng, tất cả những sự quan hệ nam nữ không được pháp luật quốc gia hoặc đạo
đức xã hội thừa nhận đều gọi là tà dâm.
Kinh Viên Giác nói:”Như các thế
giới tất cả chúng sinh, loài sinh bằng trứng, loài sinh bằng thai,
loài sinh bằng sự ẩm thấp, loài hóa sinh đều do dâm dục mà chánh tính mạng”. Đủ
biết sự tồn tại của chúng sinh đều do dâm dục. Nếu muốn phàm phu chúng sinh đều
đoạn dứt dâm dục, ấy là điều chẳng thể được. Chúng sinh tu chứng đến tam quả A
na hàm mới dứt hẳn được dâm dục. Tu thiền định, nhập Sơ thiền trở lên mới phục
được dâm dục. Chúng sinh Dục giới, dù đến cõi trời thứ sáu vẫn còn ở trong dâm
dục, tại thế giới loài người rất khó ngăn tuyệt. Đức Phật thiết lập giáo pháp
cố nhiên mong muốn tất cả chúng sinh đều ly dục, song đây là việc không thể
hoàn toàn được. Vì thế, Ngài khéo bày phương tiện cho đệ tử tại gia sinh họat
vợ chồng một cách chính đáng.
Thật ra, sự an lập của thế gian
do sự hòa hợp nam nữ vợ chồng. Sinh hoạt vợ chồng bình thường chẳng mang đến bi
kịch xã hội. Vấn đề quan hệ nam nữ bất bình thường tạo thành bi kịch xã hội.
Nếu như mọi người đều an phận trong sinh họat gia đình một vợ một chồng, thì
báo chí của chúng ta chẳng nêu lên những trường hợp như: Gian dâm bị giết, giết
nhau vì tình, hiếp dâm, dụ dỗ, thông dâm, đồng lòng thông dâm phá hoại gia
đình, v.v… Vì tạo thành sự hòa bình an lạc cho nhân gian nên Đức Phật chế định
tà dâm cho nam nữ tín đồ tại gia.
Giới tà dâm đủ 4 điều kiện thành
tội trọng bất khả hối:
1. Không phải vợ chồng: Chẳng
phải vợ chồng mình đã kết hôn.
2. Có tâm dâm: Thích hành dâm
như đói được ăn như khát được uống. Bằng không, phải như lưới sắt nóng quấn
thân, hoặc cổ đeo tử thi sình thúi.
3. Đúng chỗ là ở miệng, đường
tiểu tiện (âm đạo) và đường đại tiện mà hành dâm.
4. Sự toại: Tạo thành sự thật
hành dâm. Hai căn (bộ sinh dục) của nam nữ tiếp xúc và nhập vào nhau một chút
như hạt mè, thành tội trọng bất khả hối.
Nếu ngũ giới nam trừ vợ mình ra,
đối với người nữ, chẳng phải người nữ, súc sinh cái ở ba chỗ (tức là miệng, âm
đạo, đường tiểu tiện) hành dâm; hoặc đối với người dâm chẳng phải người nam,
súc sinh đực và huỳnh môn (người bị thiến), hoặc người hai tánh âm dương bất
toàn ở hai chỗ (miệng và đường đại tiện) hành dâm, người hai hình (có lúc biến
thành nam có lúc biến thành nữ) phi nhân hai hình, súc sinh hai hình, ở ba chỗ
hành dâm, phạm tội trọng bất khả hối. Hai thân hòa hợp mà chưa hành dâm, nửa
chừng ngưng lại phạm tội trung khả hối. Trừ ba chỗ của nữ tánh, hai chỗ của nam
tánh, ở các bộ phận khác hành dâm tội đều khả hối.
Trong lúc ngủ say, ba chỗ của nữ
tánh, hai chỗ của nam tánh hành dâm cùng phạm tội trọng bất khả hối. Nơi ba chỗ
của người nữ chết, hai chỗ của người nam chết mà hành dâm, nếu tử thi chưa hoại
hoặc hơn phân nửa chưa hoại cũng phạm tội trọng bất khả hối. Nếu tử thi hoại
phân nửa hoặc hơn phân nửa, hoại tất cả, cho tới chỉ còn bộ xương mà hành dâm,
đều phạm tội hạ khả hối.
Trong Kinh Ưu bà tắc Ngũ Giới
Tướng nói:”Nếu Ưu bà tắc cùng dâm nữ hành dâm không trả tiền, phạm tà dâm bất
khả hối, trả tiền thì không phạm”. Đây là nói người nam tại gia thọ ngũ giới bỏ
tiền ra hành dâm với dâm nữ chẳng phạm giới. Đây là do ở Ấn Độ, đối với quan hệ
nam nữ rất tùy tiện, người nam bỏ tiền ra hành dâm với người nữ là việc thông
thường, vì thế không cấm. Song, trong Đại thừa Bồ tát giới, nếu chẳng phải là
Bồ tát Địa thượng (bậc Sơ địa trở lên) vì nhân duyên nhiếp hóa chẳng được có
hành vi này. Trong quan niệm tập tục của người Trung Quốc hiện nay, hành vi bỏ
tiền ra hành dâm với dâm nữ chẳng phải là gương tốt của các bậc thánh nhân quân
tử. Chúng ta đã tin Phật, học Phật, lại là người đã thọ ngũ giới, ta cũng nên
coi đó là tà dâm.
Người thời nay vì lý do ngừa
thai hoặc phòng độc, có dùng bao cao su và vòng an toàn, tuy bộ sinh dục của
nam nữ không tiếp xúc trực tiếp nhau, song cũng hưởng thụ được cái khoái lạc
của hành dâm, nên nam nữ không phải là vợ chồng mà hành dâm cũng coi là đồng
với tà dâm. Trong luật có ghi rõ : Bất luận có ngăn cách (như dùng bao cao su
hoặc vòng an toàn ) hoặc một bên có ngăn cách, hoặc hai bên đều có ngăn cách,
chỉ cần hai bộ sinh dục nhập vào nhau một chút như đầu sợi lông (cũng gọi là
như hạt mè) tức thành tội trọng bất khả hối. Bất luận là làm bên trong xuất
tinh bên ngoài, hoặc làm bên ngoài xuất tinh bên trong, đều phạm tội trọng bất
khả hối.
Người nữ đem ba chỗ (miệng, âm
đạo, đường đại tiện) thọ nhận người nam, chẳng phải người nam, súc sinh đực, người
hai hình, phi nhân hai hình, súc sinh hai hình và huỳnh môn hành dâm mà có cảm
thọ khoái lạc đều phạm tội trọng bất khả hối. Bất luận lúc ngủ hay lúc thức,
cho đến bị sức mạnh cưỡng hiếp, ba chỗ thọ nhận hành dâm hễ có một niệm cảm thọ
khoái lạc đều thành tội trọng bất khả hối. Người nữ do phiền não dâm dục, ở
trên tử thi của người nam hành dâm, nếu tử thi chưa hoại hoặc hoại hơn phân
nửa, phạm tội trung khả hối. Người nữ do phiền não dâm dục lợi dụng khí vật đút
vào trong nữ căn (âm đạo) (người đời nay gọi là thủ dâm) cảm thọ khoái lạc,
phạm tội hạ khả hối.
Có ngăn cách cùng không ngăn
cách theo trên có thể biết.
Phạm giới đều tại nơi tâm, nếu
như không có tâm tà dâm thì không chủ động đi phạm giới tà dâm, rủi bị cường
lực cưỡng bức mà bị gian ô, nếu lúc đó không có chút cảm thọ khoái lạc thì
không phạm giới. Điều này ở thời Đức Phật có mấy vị Tỳ kheo, Tỳ kheo ni đắc quả
A la hán, hoặc nhân lúc ngủ say hoặc nhân trong bệnh khổ cũng bị dâm nữ hoặc
bọn dữ hiếp dâm, nhưng vì A la hán đã ly dục nên hẳn là không thọ khoái lạc, vì
thế chẳng phạm giới.
Do đó giới dâm cũng có khai
duyên. Nếu bị oan gia bức bách mà không cảm thọ khoái lạc thì không phạm.
Phạm vi của tà dâm không những
chẳng được cùng nam nữ ngoài vợ chồng phát sinh quan hệ không chính đáng, giả
sử là vợ chồng cũng có sự hạn chế: Ngày kỷ niệm Phật, Bồ tát, mỗi tháng 6 ngày
trai chẳng được hành dâm, ngày sinh nhật của cha mẹ, ngày chết của thân thuộc
như cha mẹ, anh em, chị em v.v…chẳng được hành dâm. Trong thời kỳ kinh nguyệt,
thời kỳ mang thai trước khi sinh, sau khi sinh chẳng được hành dâm ở chỗ
khác.Trừ ban đêm ở trong phòng ngủ ra, chẳng được hành vào lúc khác, nơi khác.
Tốt nhất là phải làm cho được điều này: Lúc con cái thành niên phải thực hành
tiết dục; sau khi con cái được dựng vợ gả chồng, phải thực hành cấm dục.
Do đó, tội lỗi của tà dâm, phân
làm 3 phẩm: Cùng với lục thân (mẹ con, chị em, cha con, anh em) hành dâm, là
phạm thượng phẩm tội. Cùng tất cả nam nữ ngoài vợ chồng tà dâm là phạm trung
phẩm tội. Cùng với vợ mình hành dâm chẳng phải lúc chẳng phải đạo là phạm hạ
phẩm tội. Theo sự khinh trọng của ba phẩm này phân biệt bị đọa tam đồ. Nhưng
trong tất cả giới tà dâm, phá phạm hạnh của người tịnh giới là tội nặng hơn
hết. Người tịnh giới tức đệ tử Phật đã thọ giới Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Thức xoa
ma na, Sa di, Sa di ni, cho đến người thọ trì Bát quan giới trai, trong ngày
trai của họ phá tịnh giới cũng gọi là ô phạm hạnh, song phải là lần thứ nhất
phá. Nếu đã từng thọ giới, mà trước đã bị người khác phá hủy rồi sau lại cùng
người hành dâm, thì chẳng thành tội phá giới tịnh giới mà là tội tà dâm. Nếu
chẳng thọ ngũ giới lại phá tịnh giới của người khác, tuy chưa thọ Phật giới nên
không có phạm giới tội, song vĩnh viễn không được cầu thọ tất cả Phật giới,
vĩnh viễn bị bỏ ra ngoài biển lớn Phật pháp, vì thế gọi phá tịnh giới là Biên
tội.
Giới tà dâm vốn cũng phiền toái,
như chẳng được nói lời thô ác dâm dục và các chi tiết nhỏ nhặt phòng ngừa không
thể kể hết, chỉ mong mọi người tự nhiếp tâm tự trọng. Thông thường, nam nữ đã
kết hôn, đã có sinh hoạt bình thường của vợ chồng, trì giới tà dâm rất dễ.
4.
GIỚI VỌNG NGỮ
Vọng ngữ là lời nói dối trá
thiếu thành thật. Ngày nay trong thế giới của chúng ta, xã hội của chúng ta, và
ngay cả cá nhân chúng ta đều đầy dẫy sự vọng ngữ.
Thời cổ đại, vọng ngữ chỉ truyền
trong một phạm vi giới hạn, người bị gạt chẳng đến nỗi nhiều. Nhân loại ngày
nay có các phương tiện truyền thông như : báo chí, điện thoại, truyền thanh,
truyền hình làm công cụ truyền bá, chỉ cần vận dụng khéo léo, thì sức mạnh của
vọng ngữ không còn giới hạn, chỉ một lời nói dối cũng có thể dối gạt loài người
toàn thế giới.
Sự vọng ngữ của thời xưa chỉ hạn
cuôc nơi lời nói, ngày nay trừ ngôn ngữ tiếp xúc ra, còn có văn tự của kỹ thuật
ấn loát mới phát minh sau này làm môi giới. Ngôn ngữ nói ra liền tiêu mất, văn
tự chẳng những dối gạt người một thời, một nơi, mà còn tung hoành vượt cả thời
gian và không gian nữa.
Chúng ta có thể nói chắc rằng:
Mỗi ngày mở báo ra, trong báo có rất nhiều vọng ngữ, từ sự đàm thoại của người
hiện đại đến sự quảng cáo của thương nghiệp, ai bảo chứng được ý hướng của họ
có bao nhiêu phần chân thật? Đặc biệt là sự thêu dệt của báo chí dưới ngòi bút
của ký giả, tuy chẳng nói là hoàn toàn bịa đặt, song có rất nhiều tình tiết đặt
ra từ sự tưởng tượng và suy diễn của bộ óc thông minh của loài người
Vì thế ngày nay đề xướng giới
trừ vọng ngữ là điều tuyệt đối cần kíp.
Trong Phật giáo, chia vọng ngữ
ra làm 3 lọai: Đại vọng ngữ, tiểu vọng ngữ, phương tiện vọng ngữ. Trọng yếu hơn
hết chính là phạm tội đại vọng ngữ. Đại vọng ngữ hội đủ 5 điều kiện, thành tội
trọng bất khả hối:
Nói với người: Đối với người đại
vọng ngữ.
Tưởng là người: Nhận định đối
phương là người chứ chẳng phải là phi nhân hoặc súc sinh.
Có tâm dối gạt: Có ý muốn đối
phương bị gạt.
Nói đại vọng ngữ: Tự mình chưa
chứng thánh quả thánh pháp, mà tự nói đã chứng thánh quả, cho đến thật chưa đắc
tứ thiền định lại nói đã đắc, thật chưa thấy thiên đến, long đến, thần đến, quỷ
đến, mà nói thấy thiên đến, long đến, thần đến, quỷ đến.
5. Người đối diện hiểu: Đối
phương hiểu được nội dung đã nói. Nếu như đối phương là người điếc, người si,
người chẳng hiểu lời nói, và hướng về phi nhân, súc sinh nói đại vọng ngữ,
chẳng phạm tội trọng.
Định nghĩa của vọng ngữ là không
biết nói biết, biết nói không biết, không thấy nói thấy, thấy nói không thấy,
không hay nói hay, hay nói không hay, không nghe nói nghe, nghe nói không nghe.
Các cách vọng ngữ là tự vọng
ngữ, bảo người vọng ngữ, sai sử vọng ngữ, viết thành văn tự vọng ngữ, hiện
tướng vọng ngữ (hiện tướng lạ để gạt mọi người, thân làm oai nghi để biểu thị
mình chẳng phàm phu, lại như im lặng nhận thầm, chỉ gật đầu ra dấu).
Hễ có tâm dối gạt người, bất
luận dùng phương pháp nào khiến cho người bị dối gạt hiểu được, dù dối gạt có
đạt được mục đích hay không (như cầu danh tiếng lợi dưỡng), đều phạm tội vọng
ngữ.
Có ý tâng bốc lẫn nhau, như A
nói B là thánh nhân, B nói A là thánh nhân, để mong được người thứ ba cung kính
cúng dường mà thật chẳng thánh nhân, cũng là tội đại vọng ngữ. Nếu như chẳng
dùng đại vọng ngữ dối gạt người, tất cả sự dối gạt đều gọi là tiểu vọng ngữ.
Nếu vì cứu độ chúng sinh, Bồ tát có thể làm phương tiện vọng ngữ, tỷ như kẻ say
rượu muốn giết người, nếu thật thấy người kia lại nói gạt kẻ say rượu là không
thấy thì không tội.
Đại vọng ngữ đầy đủ 5 điều kiện
kể trên thành tội trọng bất khả hối. Tuy nói đại vọng ngữ mà ngôn từ chẳng rõ
ràng, hoặc đối phương không hiểu, phạm tội trung khả hối. Hướng về súc sinh nói
đại vọng ngữ phạm tội hạ khả hối. Muốn nói đắc quả A la hán, nói lầm đã đắc quả
A na hàm, hễ tâm miệng chẳng hợp nhau, dù nói đại vọng ngữ khiến cho người
hiểu, đều đã đắc tội trung khả hối. Nói thế gian vọng ngữ dối gạt người, đều
phạm tội khả hối.
Trong vọng ngữ còn gồm có lưỡng
thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ; khi phạm, tuy chẳng mất giới thể nhưng phạm tội khả hối.
Lưỡng thiệt là khiêu khích ly gián, đến người này nói người kia, đến người kia
nói người này. Ác khẩu là nói những lời chê bai bươi móc, chửi rủa, nói mát,
châm biếm, khắc nghiệt. Ỷ ngữ là những lời trau chuốt khiến người sa vào vòng
trụy lạc, lời ca tình tứ, văn chương trữ tình, chuyện tiếu lâm, nói chuyện vô
bổ, lời chẳng đúng nghĩa. Người thọ ngũ giới phải luôn luôn kiểm điểm, bằng
không, phạm lỗi còn tự chẳng biết.
Trong giới vọng ngữ, trừ người
chẳng biết hổ thẹn, chẳng hiểu nhân quả mới phạm đại vọng ngữ, thường thường dễ
phạm nhất là tiểu vọng ngữ, khó ngăn nhất là ỷ ngữ, còn cơ hội phạm lưỡng thiệt
và ác khẩu không nhiều lắm. Như có bốn người bạn họp lại một chỗ cao hứng cười
nói, chắc chắn là họ có phạm tội ỷ ngữ (nếu như họ đã thọ ngũ giới). Vì thế,
người tu hành phải nên “thủ khẩu như bình”.
Nam nữ tại gia phải hết sức
chú ý đến vấn đề bình luận về đệ tử Phật, nhất là đối với người xuất gia. Người
tại gia chẳng được nói lỗi xấu của người xuất gia, như thật có lỗi xấu, cũng
chẳng được thấy người bèn nói. Nếu như không phải do chính mình thấy nghe, có
tội chứng xác thực, mà chỉ nghe người ta nói, mình nói theo, hoặc nói càn người
nào có phạm giới, người nói đó trước tiên phạm tội phỉ báng người không có căn
cứ (thấy, nghe, nghi là ba căn cứ để chứng tội). Phỉ báng càng nặng, chính mình
bị tội phỉ báng càng nặng.
Nhưng muốn dứt hẳn vọng ngữ phải
sau khi chứng Sơ quả. Phàm phu thật khó giữ hoàn toàn thanh tịnh giới vọng ngữ,
hễ biết kiểm điểm thì vừa phạm lỗi nơi miệng lập tức hối cải, mới có thể chẳng
mất tư cách của người Phật tử học Phật.
5.
GIỚI UỐNG RƯỢU
Giới uống rượu là giới đặc biệt
của nhà Phật. Từ ngũ giới cho đến Đại thừa Bồ tát giới cấm uống rượu. Tỳ kheo
Tiểu thừa không giữ giới ăn thịt nhưng vẫn giữ giới uống rượu. Điều này ở Trung
Quốc tình hình có chút bất đồng, có nhiều Phật giáo đồ ăn chay trường nhưng lại
chẳng giữ giới rượu, họ cho rằng uống rượu có thể dưỡng sinh, họ quan niệm
“uống rượu mà không cho say”, tham luyến vật trong ly, kỳ thật là hành vi phạm
giới.
Bản thân của rượu vốn không gây tội
ác, vì thế uống rượu là một giới duy nhất của ngũ giới thuộc giá giới. Nhưng vì
sau khi uống rượu có thể tạo thành tội ác vì muốn ngăn ngừa nhân uống rượu tạo
thành tội ác phạm giới, cho nên chẳng cho uống rượu. Uống rượu tuy chẳng chính
là phạm tội, nhưng rượu lại hay khiến người phạm tội hơn hết, ba ly đổ vào
bụng, do sự kích thích của chất men rượu khiến cho hệ thống thần kinh hưng
phấn, mật to xung động, mờ mắt, mất đi sự khống chế của lý trí, có thể mắng
người, đánh người, giết người, hiếp dâm, phóng hỏa v.v…
Trong kinh luật Đại thừa, Tiểu
thừa đều chủ trương giới rượu, đồng thời có lưu truyền một sự tích như sau:
Thời Đức Phật Ca Diếp Ba, có một người thọ ngũ giới luôn luôn trì giới thanh
tịnh, một hôm, từ bên ngoài trở về nhà, quá khát nước, ông ta thấy trên bàn có
một chén rượu màu trong như nước. Ông ta tưởng là nước, uống một hơi vào bụng,
nào ngờ lúc tính chất rượu phát tác khiến ông ta phạm giới một cách liên tục.
Thấy gà hàng xóm, ông ta bèn bắt trộm làm thịt ăn, vợ của hàng xóm mất gà sang
tìm, thấy vợ người hàng xóm đẹp, ông liền cưỡng gian. Sau việc đó, bị bắt đến
công đường, ông ta chối cãi không nhận tội. Vì uống nhầm một chén rượu mà ông
ta liên tục phạm đủ 5 điều giới, tội ác của rượu rất là lớn vậy.
Vào thời Đức Phật còn tại thế,
có một vị A la hán tên là Sa Dà Đà, thần lực của Ngài có thể hàng phục độc
long, sau khi khất thực, Ngài nhận lầm chén rượu có màu nước do tín đồ cúng
dường, uống xong, Ngài đi về bị say té ngã dọc đường. Đức Phật thấy bèn hỏi các
đệ tử: “Sa Dà Đà trước kia có thể hàng phục độc long, bây giờ hàng phục con cóc
có được không?”
Rượu là gì? Trong Tứ Phần Luật
nói: “Rượu là rượu nước trái cây, rượu nếp, rượu đại mạch và các thứ rượu
khác”.
Thế nào là phạm giới uống rượu?
Trong Tứ Phần Luật nói: “Màu rượu, mùi rượu, vị rượu chẳng nên uống”. Trong
Thập Tụng Luật nói: “Uống rượu thù tạc, uống rượu say hoặc men rượu hoặc hèm
rượu, tất cả thứ nào có thể làm cho người say, hễ nuốt vào là phạm Ba dật đề.
Nếu chỉ có màu rượu mà không có mùi rượu, vị rượu, không làm người say, uống
không phạm”. Nhưng trong Tứ Phần Luật nói: “Không phạm như lấy rượu làm thuốc,
lấy rượu rữa vết thương. Song phải do thầy thuốc dặn bảo, chứ chẳng được tự chủ
trương giả danh lấy rượu làm thuốc mà hưởng sự thích thú uống rượu. Bằng không,
thì uống vào phạm tội Khả hối”.
Tội báo của uống rượu rất đáng
sợ, trong Tứ Phần Luật nói có 10 lỗi, lỗi thứ 10 là khi chết rồi đọa vào ba
đường ác. Ngoài ra còn có 36 lỗi (Tứ Phần Luật và Kinh Phân Biệt Thiện Ác Báo
Ứng có ghi). Đã biết rượu là món không nên uống, nhưng phải đủ ba điều kiện mới
thành tội khả hối:
1. Là rượu: Đồ uống làm cho
người say.
2. Tưởng là rượu: Biết rõ đồ
uống làm người say.
3. Vào miệng chẳng được cho một
giọt dính môi, vào miệng nuốt xuống một hớp phạm tội khả hối.
Trên sự trì phạm của ngũ giới,
một giới uống rượu rất là dễ trì, song muốn vĩnh viễn không phạm giới uống rượu
cần phải đến bậc thánh A la hán mới có thể không phạm.
III.
NGŨ GIỚI PHỐI VỚI THẬP THIỆN CỦA BA NGHIỆP
Nội dung của ngũ giới nói đến
đây đại khái cũng đầy đủ. Thông thường có người đem Ngũ giới Thập thiện ra phân
biệt giải thích, cũng có người cho thập thiện là thập giới. Nhưng trong Phật
giới chưa sắp xếp thập thiện làm giới phẩm, như nói thọ giới là chỉ cho Sa di
thập giới, nội dung của Sa di thập giới khác hẳn với thập thiện. Thật ra, thập
thiện có thể bao hàm trong ngũ giới; vì thế, ngũ giới thập thiện thông thường
được đặt liền nhau. Tu ngũ giới, thập thiện đồng được quả báo trời người. Thập
thiện tức là sự phân hóa của ngũ giới, chứ không riêng có thập thiện, điều này
có rất nhiều căn cứ trong kinh điển.
Nội dung của thập thiện là:
Không sát sinh, không trộm cướp, không tà hạnh (cũng gọi là tà dâm, trong tà
hạnh bao quát tất cả chỗ phóng dật của cảnh ngũ dục), không vọng ngữ, không
lưỡng thiệt, không ác khẩu, không ỷ ngữ, lìa tham dục, lìa sân nhuế, lìa tà
kiến. Phân loại mà nói, thập thiện thuộc ba nghiệp thân, ngữ, ý, cho nên cũng
gọi là thập thiện nghiệp. Tu trì hạnh thập thiện là hạnh sinh vào đường lành,
vì thế gọi nó là thập thiện nghiệp đạo.
Tiết thứ 2 điều thứ 4, lúc giảng
về giới vọng ngữ đã nói một giới vọng ngữ là bao gồm 3 điều thiện: Không lưỡng
thiệt, không ác khẩu, không ỷ ngữ; đủ biết ngũ giới thật đã khái quát 7 chi
thiện giới của 2 nghiệp thân, ngữ của thập thiện; đến 3 chi tham dục, sân nhuế,
tà kiến thuộc ý nghiệp, nếu chẳng nhờ sự biểu hiện của hai nghiệp thân, ngữ thì
chẳng tạo tác thành thiện ác. Thật ra, 3 chi của ý nghiệp là do 7 chi của thân,
ngữ nhiếp thọ; ý nghiệp chi phối 2 nghiệp thân, ngữ mà có tạo tác. Hai nghiệp
thân, ngữ, nếu không có ý nghiệp làm chủ tể tạo tác, ác nghiệp được tạo cũng
chẳng thành tội trọng, thậm chí còn vô tội. Vì thế, bàn đến ngũ giới tức là đã
đầy đủ thập thiện… Nếu trái với thập thiện là thành thập ác, trái với ngũ giới
là ngũ bất giới.
Sự phối hợp của ngũ giới với thập
thiện đại khái có thể dùng hai biểu đồ sau đây để thuyết minh:
Hai biểu đồ trên cần phải nói rõ
thêm một chút:
Trong biểu đồ thứ nhất, giới
uống rượu phối hợp với ba chi của ý nghiệp là tham, sân, tà kiến dường như
gượng ép. Thật ra không phải gượng ép đâu vì y theo Phật pháp nói rượu có phân
ra sự tửu và lyù tửu. Phổ thông uống rượu là sự tửu, có hình thái vật chất;
nhân vì tính chất của rượu làm cho người ta say sưa mất đi lý trí, vì thế phàm
là hiện tượng tâm lý tham, sân, si cũng đều gọi là uống rượu, đó là lý tửu của
vô minh phiền não, phải đợi đến sau khi thành Phật mới có thể vĩnh viễn không
còn uống. Cho nên ba thứ ý nghiệp tham, sân, tà kiến này phối hợp với một giới
uống rượu cũng không lầm.
Biểu đồ thứ hai đem ba thứ của ý
nghiệp phối hợp với ngũ giới tuy có tính chất của Thập thiện mà lại chẳng phải
hình thái của Thập thiện, vì trong chi mục của Thập thiện không có giới uống
rượu. Nhưng đem ba thứ của ý nghiệp phối hợp với hành vi tạo tác cũa ngũ giới
là tuyệt đối chính xác.
1. Sát sinh có 3 thứ
a- Do tham dục mà giết, vì tham
vị ngon của thịt, vì tham lợi nhuận mà sinh ra sự sát sinh bán thịt, vì tham
giá cao hoặc vì đền đáp ân huệ mà sát sinh.
b- Do sân nhuế mà giết, vì báo
cừu rửa hận, vì buồn thẹn phẩn nộ, vì trừ khử chướng ngại.
c- Do tà kiến mà giết, vì cầu
phước báo, vì cầu công đức, vì cầu bình an, vì cầu phồn thịnh như là giết các
loài súc sinh để tế thần cúng quỷ, thậm chí có dân tộc dã man bắt người chặt
đầu để tế lễ tạ ơn thần linh.
Loại nghiệp sát này đều thuộc
tri kiến tà ác cho nên gọi là Tà kiến sát.
2. Trộm cướp có 3 thứ
a- Tham dục trộm cướp: Thấy lợi
quên nghĩa, vì cầu phát tài, vì cầu hưởng lạc, vì cầu sinh hoạt được tốt hơn,
vì cầu thỏa mãn tâm tham.
b- Sân nhuế trộm cướp: Tật đố sự
giàu sang của người khác, bất mãn người khác phát tài, hoặc vì báo thù người mà
làm cho người bị tổn thất tài vật, hoặc vì bị kích thích, nhân đó mà phẩn nộ
đến nỗi trộm cướp và làm tổn thất của người.
c- Tà kiến trộm cướp: Vì cầu
bình an, vì cầu nguyện vọng thành đạt; như trong lang tội, phụ nữ mới lấy
chồng, hoặc phụ nữ lấy chồng lâu năm không có con, thích đến tự viện trộm cướp
giày dép của người xuất gia và đồ cúng trang nghiêm ở điện Phật đem về nhà ép
dưới gối ngủ, họ cho rằng làm như thế sẽ được sinh con trai, đây có thể coi là
một loại tà kiến trộm cướp.
3. Tà dâm
có 3 thứ
a- Tham dục tà dâm: Vì tham
hưởng thụ khoái lạc dâm dục, bất luận là đồng lòng thông dâm, dụ dỗ thông dâm,
hoặc hiếp dâm, cho đến mại dâm, vì thích khoái lạc dâm dục nên cùng với nam nữ
ngoài vợ chồng sinh ra quan hệ dâm dục, đều gọi là tham dục tà dâm.
b- Sân nhuế tà dâm: Vì cừu oán
gian dâm với mẹ, con, chị, em, vợ chính, nàng hầu của người. Tôi còn nhớ trong
thời kỳ chiến tranh kháng Nhật, hễ vài người lính Nhật vào làng thường thường
bị đội du kích Trung Quốc giết. Quân Nhật hay tin đem lính càn quét, thấy nhà
liền đốt, đàn ông liền giết, thấy đàn bà con gái thì hãm hiếp hoặc luân phiên
hãm hiếp, sau khi hiếp dâm rồi chém một nhát. Đây là một thứ sân nhuế tà dâm.
c- Tà kiến tà dâm: Vì cầu công
đức, vì cầu phước báo, vì cầu con cái, vì cầu trường sinh, cho đến vì cầu giải
thoát mà hành tà dâm. Thuở xưa có nhiều tôn giáo mê tín, như Đạo giáo của Trung
Quốc có thuyết “Phòng Trung Thuật”, cho rằng lấy âm để bổ dương, lấy dương để
bổ âm, nam nữ giao cấu là pháp tu luyện trường sinh bất lão. Tương tự, trong Ấn
Độ giáo, quan điểm tà kiến này cũng cho rằng có thể giải thoát ở trong sự khoái
lạc dâm dục giữa nam và nữ, nói là “tánh mạng song tu”,
“thân tâm song tu”. Còn có một thứ tà kiến là một số nam nữ kết hôn với nhau
lâu năm không có con, có hành vi mượn thai mượn giống. Kỳ thật, muốn từ trong
phương pháp phóng túng dâm dục để được trường sinh, thiền định, giải thoát,
công đức, phước báo, con cái, ấy là việc tuyệt đối hoang đường.
4. Vọng ngữ
có 3 thứ
a- Tham dục vọng ngữ: Vì tham
danh tiếng lợi dưỡng, vì tham tửu sắc, thế lực.
b- Sân nhuế vọng ngữ: Vì là cho
oan gia bị gạt, vì khiến cho người cùng phi nhân cho đến súc sinh não loạn mình
và chướng ngại mình bị sự tàn hại cho nên vọng ngữ. Vì giận hờn mà ác khẩu và
lưỡng thiệt là điều rất phổ biến.
c- Tà kiến vọng ngữ: Cho rằng nói dối có thể
tránh được nạn, mắng người có thể tiêu tai. Tỷ như người dân quê ở Trung Quốc
khi cảm mạo có người dùng tờ giấy viết mấy chữ: Xuất mại trọng thương phong,
nhất niệm tựu thành công” dán ở trên cây bên đường hoặc trên vách tường, ấy
cũng là một loại tà kiến vọng ngữ.
5. Uống
rượu có 3 thứ
a- Tham dục uống rượu: Vì muốn
thỏa mãn cái miệng, cái bụng, tham sự kích thích của men rượu, vì cầu sự hưng
phấn dẫn khởi cho sắc dục (uống rượu và người đẹp thường thường không thể tách
rời nhau).
b- Sân nhuế uống rượu: Như nói:
“Mượn rượu giải sầu”, người ta lúc phẫn nộ hoặc thất ý thường dùng rượu để giải
sầu, kỳ thật, đâu phải không nghe nói “Mượn rượu để giải sầu càng thêm sầu” hay
sao?
c- Tà kiến uống rượu: Vì cầu
dưỡng sinh, vì cầu đắc đạo thành thần tiên, vì cầu sinh lên trời mà uống rượu.
Tỷ như có một số người cho rằng uống rượu hữu ích cho rự tráng kiện. Có người
cho rằng Lý Thái Bạch uống rượu rốt cuộc thành tửu tiên. Có tôn giáo cho rằng
rượu có khả năng thông thần, trong các vị thần cũng có tửu thần. Ngoại đạo lõa
thể ở Ấn Độ thậm chí cho rằng uống rượu giúp cho sự giải thoát. Những thuyết
này đều là tà kiến, đều là kiến điên đảo. Tôi xin can quý độc giả. Quý vị thấy
một người say rượu mặt đỏ gay, mắt đầy tia máu, mùi rượu nực nồng, quý vị có
cảm tưởng gì? Cho là đáng ghét hay đáng yêu?
Ngũ giới phối hợp thập thiện, đã
thuyết minh như trên, sau khi hiểu rõ nội dung của ngũ giới, chúng tôi có thể
giới thiệu về sự nạp thọ giới thể của ngũ giới như thế nào ở chương sau.