Đạo đức - Tâm lý học PG
NGHỆ THUẬT SỐNG HẠNH PHÚC
03/02/2010 10:48 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Đừng tự làm khổ mình:

Chúng ta thấy có nhiều cách để ta tự làm khổ mình. Dù cho bình thường, các xúc động, các nỗi khổ niềm đau khởi lên một cách tự nhiên khi có đủ nhân duyên, nhưng chính các cảm xúc tiêu cực của chúng ta đã làm cho các cảm xúc đó trở nên tệ hại hơn rất nhiều. Chẳng hạn như khi ta giận ghét một người nào, nếu như ta không để ý tới chuyện đó thì cái giận kia ít lớn lên. Nhưng nếu cứ nghĩ tới nghĩ lui về những gì xảy ra, cho đó là những bất công với mình, thì cái giận ghét kia ngày sẽ càng lớn, càng tăng cường độ. Cũng vậy, khi ta thương mến một người nào, mà cứ nghĩ tới vẻ đẹp của cô hay chàng ta, hay nghĩ tới các đức tính mà ta gán cho họ, thì sự vướng mắc với người đó sẽ ngày càng sâu đậm hơn. Ðiều này chứng tỏ qua những suy tưởng nhiều lần, thành thói quen, chúng ta có thể làm cho cảm xúc của mình ngày càng tăng trưởng.

Chúng ta cũng có thể gia tăng nỗi khổ niềm đau của ta bằng các phản ứng nhạy cảm, coi mọi chuyện quá quan trọng, hoặc quá liên hệ tới mình. Chúng ta làm lớn những chuyện nhỏ, thổi phồng chúng lên trong khi lại thờ ơ với những chuyện thật sự quan trọng khác - những điều có ảnh hưởng dài hạn lên cuộc đời chúng ta.

“Vậy nên theo tôi, nói rộng ra thì mức độ khổ đau tùy thuộc vào phản ứng của ta đối với hoàn cảnh. Tỷ như khi bạn biết có người kia nói xấu sau lưng bạn. Nếu bạn bực bõ và giận dữ vì chuyện này, thì chính bạn đã phá hủy cái tâm bình an trong bạn. Cái đau của bạn là tác phẩn do chính bạn làm ra. Trái lại, khi nghe những điều tiếng kia, mà bạn có thể giữ để không có phản ứng tiêu cực, bạn để cho điều tiếng thị phi như gió thoảng qua tai rồi bay đi mất, thì bạn đã bảo vệ được mình, không có các cảm xúc tiêu cực, cay đắng. Dù cho có khi bạn không tránh được hoàn cảnh khó khăn, nhưng tùy cách chọn lựa thái độ đối với nó, bạn có thể thay đổi được các hệ quả, và bớt đau khổ.”

NGHIỆP:

“Nói về Nghiệp (Karma), nhiều người hiểu lầm danh từ này. Họ thường có khuynh hướng đổ mọi chuyện vào Nghiệp - cho rằng nghiệp dĩ đã như vậy, nên họ không thấy mình có trách nhiệm gì, hoặc cần cố gắng gì cả. Ðó là cái hiểu rất sai lầm về danh từ Nghiệp, nghiệp dĩ hay Karma.”

“Ðành rằng chúng ta bị các nghiệp quá khứ ảnh hưởng, nhưng đó không có nghĩa là chúng ta không có chọn lựa, và không thể có sáng kiến để đạt được các thay đổi tích cực hơn. Ðối với bình diện nào cũng vậy. Chúng ta không nên thụ động và dựa vào lý do nghiệp dĩ để không cố gắng chút nào hầu cải thiện hoàn cảnh. Nếu hiểu đúng, chữ Nghiệp có nghĩa là hành động - là những gì ta đã làm trong quá khứ. Vậy những gì sẽ xảy ra trong tương lai, nó đều tùy vào hành xử của ta trong thời hiện tại. Nó tùy theo các sự việc mà chúng ta hiện đang làm.”

“Vậy nên ta cần hiểu chữ Nghiệp theo nghĩa tích cực, như một tiến trình động chứ không phải là sự thụ động. Ðiều này chứng tỏ cá nhân mỗi người đều có vai trò quyết định trong sự tạo nghiệp. Ngay như chuyện ăn uống thôi, chúng ta cũng cần phải hoạt động để kiếm được thực phẩm, rồi bỏ vào miệng. Chuyện giản dị như ăn uống, ta cũng phải hành động (cũng tạo nghiệp) vậy...”

Người Ðông phương tin vào thuyết nghiệp báo, nên khi gặp hoàn cảnh khó khăn, họ chấp nhận dễ dàng hơn người Tây Phương - là những người luôn cho rằng mình bị bạc đãi, bất công v.v... nên mới khổ như vậy. Ðức Ðạt Lai Lạt Ma nói thêm về chuyện này:

“Những người tin vào một đấng sáng tạo, vào thượng đế, họ cũng chấp nhận các hoàn cảnh khó khăn vì cho đó là ý của đấng tối cao. Vì Thượng Ðế đầy quyền năng và rất nhân từ, khi đưa họ vào hoàn cảnh khổ đau, là ngài có một hậu ý nào đó. Niềm tin đó giúp cho người ta chịu đựng được.”

Còn những người không có tín ngưỡng, thì có lẽ họ nương vào khoa học. Khoa học dạy chúng ta nhìn mọi sự vật một cách khách quan, nghiên cứu tìm hiểu mà không đặt tình cảm vào. Như thế, người ta sẽ dễ có tinh thần phấn đấu khi gặp một vấn đề... và khi thấy không thắng được thì họ bỏ cuộc thôi.

“Nếu phân tích một cách khách quan các sự việc, bạn có thể sẽ hiểu được phía sau câu chuyện, có những yếu tố ngầm mà bạn không hay biết. Tỷ như khi bị ông xếp trong sở làm cư xử với bạn một cách bất công, bạn tìm hiểu thì biết rằng ông mới cãi nhau với vợ buổi sáng đó - một chuyện không liên can gì tới bạn. Biết như vậy, bạn sẽ hiểu và không lo lắng gì thêm về thái độ của ông ta...”

NGHIỆP CHUNG

“Những người tin vào một đấng sáng tạo, vào Thượng Ðế, họ cũng chấp nhận các hoàn cảnh khó khăn vì cho đó là ý của đấng tối cao. Vì Thượng Ðế đầy quyền năng và rất nhân từ, khi đưa họ vào hoàn cảnh khổ đau, là ngài có một hậu ý nào đó. Niềm tin đó giúp cho người ta chịu đựng được.”

“Còn những người không có tín ngưỡng, thì có lẽ tinh thần thực dụng của khoa học có thể giúp họ bớt khổ đau. Tôi thấy rằng khoa học dạy chúng ta nhìn mọi sự vật một cách khách quan, nghiên cứu tìm hiểu mà không đặt tình cảm vào. Với cách nhìn các vấn đề như thế, người ta sẽ dễ có tinh thần phấn đấu khi gặp một vấn đề - luôn luôn phấn đấu, dù là phải ra tới tòa án. Và, khi thấy không thắng được thì bạn chỉ việc rút lui và quên chuyện đó đi thôi!”

“Sự phân tích một cách khách quan các khó khăn là chuyện rất quan trọng. Vì làm như vậy, bạn có thể sẽ hiểu được phía sau câu chuyện, có thể nhìn ra những yếu tố ngầm mà bạn không hay biết. Tỷ như khi bị ông xếp trong sở làm cư xử với bạn một cách bất công, bạn tìm hiểu thì biết rằng ông mới cãi nhau với vợ buổi sáng đó - một chuyện không liên can gì tới bạn, và ổng không hề muốn làm gì hại bạn. Biết như vậy, bạn sẽ hiểu và không lo lắng gì thêm về thái độ bất thường của ông ta.”

“Hơn nữa, mỗi khi tìm hiểu sâu xa một ccah khách quan và lương thiện một vấn đề, chúng ta cũng sẽ nhận ra trong bối cảnh rộng rãi, là mình cũng đóng góp trách nhiệm vào câu chuyện đó. Chúng ta có phần trong nghiệp chung!”

“Thí dụ rất nhiều người trong chúng ta đổ tội cho Sandam Hussein về Chiến Tranh Vùng Vịnh, nhưng tôi, tôi thấy điều này không công bằng. Tôi thấy trong nhiều trường hợp, tôi rất tội nghiệp cho Sadam!”

“Ðành rằng Sadam Hussein là kẻ độc tài chuyên chế, đành rằng ông ta làm nhiều chuyện tệ hại, nhìn sơ qua thì ai cũng muốn đổ hết tội lỗi cho ông. Nhưng... nếu ông không có quân đội thì ông ta cũng không làm hại được nhiều người thế. Mà nếu quân đội ông không có vũ khí thì cũng không hoạt động được. Mà vũ khí không phải tự không khí mà có, nó liên quan tới nhiều quốc gia trên thế giới. Nhìn cho sâu, chúng ta thấy mình cũng đóng góp ít nhiều vào cuộc chiến này.”

“Vậy thì, chúng ta thường có khuynh hướng đổ lỗi cho người ngoài, chính ta thì không muốn nhận trách nhiệm; và khi nhìn chuyện gì cũng chỉ do một nguyên nhân gây ra, thì ta có thể yên tâm là mình không dính dáng vào đó! Hầu như mỗi khi có các cảm xúc mạnh, thì có sự cách biệt lớn hơn giữa những gì ta thấy và sự thật của vấn đề.”

“Nếu chúng ta đi xa hơn, phân tích cho kỹ, chúng ta sẽ thấy Sadam Hussein là một trong nhiều nguyên nhân gây ra chiến tranh, nhưng cũng có nhiều nguyên nhân khác. Khi bạn hiểu được như vậy, bạn sẽ không còn suy nghĩ theo kiểu “chuyện này chỉ do nguyên nhân kia” - và chân lý sẽ hiện ra. Sự thực tập đó đưa ta tới cách nhìn toàn diện mọi chuyện - ta sẽ thấy chuyện gì cũng do rất nhiều nguyên nhân.”

“Tỷ dụ như vấn đề người Trung Quốc đối với dân Tây Tạng chúng tôi. Tôi thấy chúng tôi cũng đóng góp khá nhiều vào việc đó, hoặc ít nhất các thế hệ trước chúng tôi cũng đã quá lơ là - khiến cho tình trạng thê thảm ngày nay mới xảy ra. Người Tây Tạng cũng có trách nhiệm về tình trạng hiện tại của mình. Nếu đổ hết tội lỗi cho người Trung Quốc thì không công bằng. Dĩ nhiên, người ta (Trung Quốc) cũng không thể đổ hết trách nhiệm vào dân tôi được. Người Tây Tạng không bao giờ chịu khuất phục hoàn toàn trước sự xâm lăng của Trung Quốc, nên có những nhóm kháng cự lại. Nhưng người Hoa đã mang dân sang xứ tôi ào ạt, để biến dân Tây Tạng thành thiểu số trong đất nước của chúng tôi, thì họ không thể đổ rằng vì bị chống đối nên họ mới có chính sách này!...”

“Khi thấy người ta dối trá một cách cố ý, tôi cũng thất vọng lắm, Nhưng tôi cũng vẫn tìm hiểu vấn đề cho kỹ lưỡng. Tỷ dụ như khi gặp người không hoàn toàn cởi mở với tôi, tôi tìm hiểu thì thấy rằng, nguyên nhân có thể chỉ vì họ thấy tôi không phải là người kín miệng. Bản chất của tôi là thẳng thắn, không giữ bí mật được chuyện gì, vậy nên họ dè đặt, giữ kín chuyện của họ cũng đúng thôi... Tóm lại, mọi chuyện đều liên quan tới nhiều người, nhiều nguyên nhân.”

Nguyên tác: Ðạt Lai Lạt Ma
Bản Việt ngữ: Chân Huyền

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch