Đạo đức - Tâm lý học PG
Đôi Nét Về Luân Lý Phật Giáo
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
20/09/2011 10:26 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Công việc của người Phật tử tại gia thật là bề bộn phức tạp. Ngoài việc giao tế lo sinh kế cho gia đình, nuôi dạy con cái, còn có bổn phận rất lớn là thờ kính phụng dưỡng cha mẹ.


Đối với cha mẹ, người Phật tử phải là đứa con chí hiếu. Bởi vì chúng ta đã biết chọn con đường đạo đức, học theo đạo từ bi, với tất cả chúng sinh còn phát tâm thương xót, huống chi cha mẹ, người đã sanh thành dưỡng dục chúng ta. Dù lý do này hay lý do khác người Phật tử cũng không có quyền bất hiếu. Đã bất hiếu với cha mẹ thì không còn tội ác nào mà chẳng dám làm. Đối với cha mẹ mà bất hiếu, ai tin mình là người đạo đức được? Người bất hiếu đã phá vỡ tất cả công hạnh lành, hủy hoại hết hạt giống phước đức.Trong kinh Ðức Phật dạy:

“Thế Tôn bảo các thầy Tỳ kheo. Nếu có người biết đền đáp, người này đáng kính đáng mến, dù một chút ơn nhỏ còn không quên, huống là ơn lớn. Giả sử người này ở cách xa Ta ngàn do tuần, trăm ngàn do tuần, vẫn không phải là xa, mà gần bên Ta. Vì cớ sao? Tỳ kheo! Vì Ta hằng khen ngợi người biết đền đáp.

Những người không biết đền đáp, ơn lớn còn không nhớ huống là ơn nhỏ. Người ấy không thể gần Ta. Ta cũng không gần người ấy. Gỉa sử người ấy mặc y đứng hầu bên cạnh Ta, người ấy vẫn cách xa Ta muôn dặm. Vì cớ sao? Vì Ta không bao giờ nói không đền đáp” (Tăng Nhất A Hàm, quyển 10).

Phật dạy: Ơn nhỏ còn chẳng quên, huống là ơn lớn. Ơn cha mẹ, sánh với tất cả ơn trong đời chúng ta có ơn nào bằng? Ơn lớn ấy chúng ta còn quên được, tất cả ơn khác lửng đi nào có khó gì? Ơn nghĩa là nền tảng đạo đức, chúng ta không quí trọng thử hỏi còn gì là đạo đức? Vì thế, Phật nói: Người quên ơn dù mặc y đứng hầu bên cạnh Ta, vẫn cách xa Ta muôn dặm.

Ơn cha me như trời cao, biển cả, muốn đền đáp dù nát thân này cũng chưa tròn. Như kinh chép: “Thế Tôn bảo các thầy Tỳ kheo: Dạy hai người làm lành được đền ơn. Hai người là ai? là cha và me. Tỳ kheo! Nếu có nguời val trái cõng cha, vai mặt cõng mẹ đến ngàn muôn năm, cha mẹ ăn uống, ngồi nằm, bệnh hoạn, cho đến đại tiểu đều ở trên vai, vẫn không đền được ơn. Tỳ kheo! Phải biết ơn nặng của cha mẹ: bồng ẵm, nuôi nấng, tùy thời săn sóc không sái thời tiết, không kể tháng ngày. Vì thế, ơn cha mẹ rất khó đền đáp” (Kinh Tăng Nhất A Hàm, quyển 10).

Công ơn cha mẹ nặng nề như vậy, Phật tử chúng ta làm sao dám quên. Cha mẹ đã tạo nên thân này, dù đem thân này lót làm sàng làm ghế cho cha mẹ ngồi cũng chưa đủ đền ơn. Ðối với người xuất gia mà Phật còn đinh ninh dạy bảo phải lo đền đáp, huống là Phật tử tại gia. Ơn cha mẹ rất khó đền đáp: song người con hiếu cử đem hết tấm lòng hiếu thảo của mình mà ăn ở cũng quí lắm rồi. Có vị Bà la môn niên thiếu hỏi Phật: “Thế Tôn! Tôi thường như pháp đi khất thực đem về cúng dường cha mẹ khiến lìa khổ được vui. Thế Tôn! Tôi làm như thế được phước nhiều chăng?”.

Phật bảo: “Thật được phước nhiều. Vì cớ sao? Nếu có người như pháp cầu xin, cúng dường cha mẹ, khiến lìa khổ được vui, thật có đại phước.

Thế Tôn liền nói kệ:

Như pháp đối cha mẹ

Cung kính nên cúng dường

Hiện đời được tiếng tốt

Mạng chung sanh cõi Trời.

(Tạp A Hàm, tập 4)

Biết cúng dường cha mẹ, dù đi khất thực đem về dâng cha mẹ còn có phước lớn huống người tự tìm ra tiền của cúng dường cha mẹ, quí biết chừng nào! Chỉ lo chúng ta không có thật tâm hiếu thảo, nếu có thật tâm hiếu thảo bất cứ ở hoàn cảnh nào cũng có thể thực hìện được. Lo cung cấp cho cha mẹ mọi điều kiện vật chất đầy đủ, đã chí hiếu lắm rồi, song chưa đủ đền đáp công ơn cha mẹ. Muốn đền đáp công ơn cha mẹ, phải khuyên cha mẹ hướng về đạo đức, quy kính Tam bảo, được vậy mới gọi là đền đáp công ơn cha mẹ. Kinh chép: “Phật hỏi các thầy Sa môn: Con nuôi cha mẹ, lấy cam lồ trăm vị làm thức ăn, dùng thiên nhạc làm vui tai, sắm y phục hảo hạng mặc nơl thân, vai cõng cha mẹ đi khắp bốn phương, suốt đời phụng dưỡng như vậy, đáng gọi là hiếu chăng?

Các thầy Sa môn thưa: Người này là đại hiếu.

Phật dạy: Chưa gọi là hiếu.

Phật bảo các thầy Sa môn: Xem người thế gian không có hiếu thảo, chỉ thế này mới gọi là hiếu: Hãy khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành, thọ_Tam quy giữ Ngũ giới. Dù cha mẹ sớm mai thọ trì quy giới, chiều về cõi chết, đối với ơn nặng cha mẹ nuôi dưỡng, cũng gọi là tạm đền” (Kinh Hiếu Tử. N.687 ÐC TT tập 32. trang 780).

Người con muốn báo đáp ơn cha mẹ, phải lo cung cấp những thứ cần dùng cho cha mẹ được ấm no an ổn, lại phải tìm phương tiện khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành và quy y, giữ giới. Ðược vậy, mới gọi là báo đáp toàn vẹn cả vật chất lẫn tinh thần ở hiện tại và vị lai. Nếu ai có phước được cha mẹ sớm biết đạo đức phải cố gắng làm sao cho cha mẹ có nhiều phương tiện hoạt động đạo đức hơn. Không bao giờ dám ngăn cản cha mẹ làm việc đạo đức mà chính mình phải có bổn phậhkhuyến khích thêm.

Cha mẹ là đấng tối tôn, tối kính nhất đối với con. Cho nên người biết thờ kính cha mẹ là thờ kính Phật, Thiên, Thần... đầy đủ cả.

Kinh chép: “Nếu có người muốn được vua Phạm Thiên ở trong nhà, hãy hiếu dưỡng cha mẹ, vua Phạm Thiên đã có ở trong nhà. Muốn có Ðế Thích ở trong nhà, hãy hiếu dưỡng cha mẹ, Ðế Thích sẵn ở trong nhà. Muốn được tất cả Thiên thần ở trong nhà, chỉ cúng dường cha mẹ, tất cả Thiên thần đều ở trong nhà. Cho đến muốn cúng dường Thánh Hiền và Phật, chỉ cúng dường cha mẹ, các vị Thánh Hiền và Phật đều ở trong nhà” (Kinh Tạp Bảo Tạng).

Như vậy, kính thờ cha mẹ là kính thờ tất cả Thánh Hiền và Phật. Tại sao chúng ta chỉ biết quý kính Thánh Hiền và Phật mà thờ ơ với cha mẹ? Ðó là chúng ta đã bỏ cội gốc phước đức, đi tìm ngọn ngành. Thực đúng câu:

Phật trong nhà không thờ

Thờ Thích Ca ngoài đường

Thật ơn cha mẹ cao cả lớn lao biết mấy, ngàn xưa các bậc Thánh Hiền đều kính thờ tôn trọng, mà hiện nay có một bọn vọng ân bội nghĩa chủ trương rằng: “Cha mẹ không có ơn nghĩa gì với con, sự bất đắc dĩ phải nuôi ấy thôi”. Họ là người từ chối mọi ân nghĩa, phản đối tất cả Thánh Hiền, thật là kẻ đang xâymặt vào ngục tối, đáng 1 thương thay!



Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch