03/02/2010 15:04 (GMT+7)
Nếu trong dân gian có rất nhiều
huyền thoại dân gian và tôn giáo về sự sáng tạo ra vũ trụ (creation myth), kể
cả huyền thoại sáng tạo của Do Thái – Ki Tô, mà ngày nay đã trở thành lỗi thời,
thì trong khoa học chỉ có một thuyết giải thích nguồn gốc của vũ trụ (the
origin of the universe) hay sự sinh ra của vũ trụ (the birth of the universe).
Đó là thuyết "Big Bang" |
03/02/2010 14:54 (GMT+7)
Hạnh phúc hay đau khổ là số phận
chung của mọi chúng sinh, nhất là con người, và theo quan điểm Phật giáo thì
đây không phải là phần thưởng hay hình phạt do Thượng Ðế ban cho một sinh linh
đã làm điều thiện hay điều ác. Tín đồ Phật giáo tin vào một định luật tự nhiên,
gọi là “ luật nhân quả” |
03/02/2010 14:07 (GMT+7)
Cuộc gặp gỡ
giữa khoa học thời đại và Phật giáo, được xem là bắt đầu từ thập niên 30, với
những tên tuổi như N. Bohr, A. Einstein..., đã đem đến nhiều điều bổ ích cho
kiến thức thời đại từ mấy năm vừa qua. Trong quyển Passerelles - Entretiens
avec le Dalaĩ-Lama sur les sciences de l'esprit (Cầu nối - Đàm luận với Đạt-lai
Lạt-ma về các khoa học tâm thần), Jeremy W. Hayward viết :... |
03/02/2010 14:00 (GMT+7)
Bức tranh đại quan về vũ trụ của
Phật giáo Nguyên thủy, như được ghi lại trong các kinh sách thuộc văn hệ Pàli
là đúng đắn, phù hợp với Thiên văn học hiện đại. Các triết gia Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại
đều có nhận thức của họ về vũ trụ. Thí dụ, Anaximander, triết gia Hy Lạp vào
thế kỷ thứ V trước Tây lịch, cho rằng “có vô số thế giới” xuất hiện và biến tan
từ một chất liệu nhất định. |
03/02/2010 11:54 (GMT+7)
Nếu
hiểu theo tâm lý học và nhận thức luận thì giác ngộ là một quá trình chuyển
hóa. Trước hết là sự chuyển hóa về tri thức: ngu muội được thay thế bằng tuệ
giác. Thứ hai là sự chuyển hóa tình cảm: thái độ sợ hãi và lo âu được thay thế
bằng sự an tịnh và vô uý; đau khổ bằng hạnh phúc. |
03/02/2010 11:36 (GMT+7)
Đức
Phật được ví như một vị lương y, chữa bệnh tâm linh cho loài người. Con đường
hành đạo Ngài dạy được ví như một chương trình trị liệu các đau khổ trong tim
và trí óc. Ví dụ này thường được thấy trong kinh điển, để ca ngợi Đức Phật và
lời dạy của Ngài, tuy đã xưa nhưng cũng rất thích hợp cho ngày nay. |
03/02/2010 11:33 (GMT+7)
Trước
khi giác ngộ, Thế Tôn nhận thấy con đường xuất ly là an tịnh, nhưng lại không
cảm thấy phấn khởi. Khi Thế Tôn suy nghĩ đến cùng về sự nguy hiểm của các dục
thì sự hứng khởi của tâm xuất ly khởi sinh, và tâm của Thế Tôn thấy "Đây
là an tịnh". Sau đó Thế Tôn an trú Sơ thiền. |
03/02/2010 11:29 (GMT+7)
Ðạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ, là thuyền bát
nhã cứu vớt tất cả những sanh linh đang đắm chìm trong sông mê bể khổ, đang
trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi. Ðạo Phật cũng là đạo bình đẳng và tự giác cho
tất cả những ai muốn tìm đến con đường hướng thượng của sự giải thoát và giác
ngộ. Kinh Pháp Cú có câu: "Người thấm nhuần giáo pháp sống hạnh phúc
với tâm an lạc. Hàng trí tuệ luôn luôn hoan hỷ trong giáo pháp mà các bậc thánh
nhơn đã tìm ra". |
03/02/2010 11:25 (GMT+7)
Pháp Sư Thái Hư cũng như Hòa Thượng
Thích Minh Châu đều dùng các từ Như Lai Thiền để chỉ Thiền Nguyên Thủy
và Tổ Sư Thiền để chỉ các hình thức Thiền Phát Triển sau này do các Tổ
Sư các Thiền phái nổi danh đề xướng và truyền lại cho các đệ tử của mình. Cũng
có người dùng các từ Thiền Tiểu Giáo (tức Thiền Tiểu Thừa) và Thiền Ðại Giáo
(tức Thiền Ðại Thừa) như Trần Thái Tôn trong bài "Tọa Thiền Luận "
của Khóa Hư Lục. |
03/02/2010 11:25 (GMT+7)
Đạo
Phật đến với người Âu Mỹ chúng ta qua nhiều tông phái và hệ phái, làm cho một
người mới vào đạo cảm thấy rất bỡ ngỡ, mất rất nhiều thì giờ tìm hiểu những chi
tiết vô nghĩa. Ngay cả chính tôi, sau 30 năm nghiên cứu Đạo Phật và hành trì
trong những truyền thống khác nhau, tôi vẫn cảm thấy ngại ngùng về tính chất
phức tạp của đạo nầy. |
03/02/2010 11:10 (GMT+7)
Ðây
là một vấn đề quan trọng, vấn đề đạo đức Phật giáo, vì chúng ta có thể nói tất
cả những lời dạy của đức Phật đều trực tiếp hay gián tiếp liên hệ đến vấn đề
đạo đức và chúng ta cần phải định nghĩa đạo đức Phật giáo như thế nào trước hết
cho phù hợp với dụng ý thuyết pháp độ sanh của Ngài, sau để ứng dụng nền đạo
đức ấy vào thế giới loài người của chúng ta, đặc biệt là con người hiện đại của
chúng ta. |
03/02/2010 11:05 (GMT+7)
Trước hết, cho phép tôi với tư cách
là một Phật tử có tuổi, hiện nay đang giảng dạy Phật học ở Học viện Phật giáo
tại TP. Hồ Chí Minh, gởi lời nồng nhiệt chào
mừng quý vị, tán thán những Phật sự mà quý vị đã và đang làm, vì tương lai của
trẻ thơ, vì hạnh phúc của đồng bào nghèo. |
03/02/2010 10:48 (GMT+7)
Hàng năm khi những ngày đông ảm đạm
giá rét trôi qua, bầu trời lại được sưởi ấm và trên những cành cây trụi lá đã
nẩy lộc đơm hoa, lòng người theo đó cũng hớn hở đón xuân với bao niềm ước vọng.
Trong khung cảnh Minh niên đầy hân hoan, lòng người con Phật lại thành kính
hướng về Tam Bảo để cầu nguyện. |
03/02/2010 10:48 (GMT+7)
Chúng ta thấy có
nhiều cách để ta tự làm khổ mình. Dù cho bình thường, các xúc động, các nỗi khổ
niềm đau khởi lên một cách tự nhiên khi có đủ nhân duyên, nhưng chính các cảm
xúc tiêu cực của chúng ta đã làm cho các cảm xúc đó trở nên tệ hại hơn rất
nhiều. Chẳng hạn như khi ta giận ghét một người nào, nếu như ta không để ý tới
chuyện đó thì cái giận kia ít lớn lên. Nhưng nếu cứ nghĩ tới nghĩ lui về những
gì xảy ra, cho đó là những bất công với mình, thì cái giận ghét kia ngày sẽ
càng lớn, càng tăng cường độ. |
03/02/2010 10:16 (GMT+7)
Trong
đôi mắt sâu kín, tôi nhìn thấy hành giả hành thiền nơi chùa Lâm Tế, nơi tự viện
Tào Động và những tín giả trong phút linh cầu sâu lắng ở Tri An viện với hàng
trăm tiếng thinh mõ nhịp rập ràng, đều đặn chẳng có gì khác biệt nhau. Tất cá
họ đều như là những nụ hoa anh đào tươi tốt nở rộ giữa mùa Xuân tâm linh đang về... |
03/02/2010 10:11 (GMT+7)
Sau
khi đức Thế Tôn giác ngộ, ngài suy tư có nên ra thuyết pháp bây giờ hay chưa?
Vì Ngài nghĩ: Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu sắc, khó thấy, khó chứng,
tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn
quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. |
03/02/2010 10:03 (GMT+7)
Già và cái
chết là những hiện tượng thiên nhiên. Theo quy luật tự nhiên, tất cả các sự vật
duyên khởi đều vô thường và phải bị biến đổi, tùy thuộc vào sự chi phối của
nguyên nhân, và điều kiện. Bất cứ cái gì có khởi đầu đều phải có kết thúc. |
03/02/2010 10:00 (GMT+7)
Phật giáo
không bao giờ có khái niệm cõi âm hay là âm phủ. Có thể đây là những từ ngữ của
tín ngưỡng dân gian, hay là của Lão giáo, không phải Lão giáo của cuốn Đạo Đức
kinh mà là một thứ Lão giáo dân gian hóa. Nhưng để cho vấn đề rất phức tạp này được trình bày có hệ thống, thuận
lợi cho quý vị, tôi xin phép trình bày qua ba mục lớn như sau: |
03/02/2010 09:55 (GMT+7)
Tính
chất độc nhất vô nhị, năng lực của giáo lý Trung Ấm, nằm ở chỗ qua sự chỉ rõ
tiến trình chết, nó còn gợi cho ta cả tiến trình sống. Trước hết, ta hãy quan
sát ba giai đoạn chính của cái chết: |
03/02/2010 09:55 (GMT+7)
Theo một cuộc điều tra thống kê của Viện Gallup trên toàn nước Mỹ năm 1982 về
tỷ lệ người Mỹ tin ở thuyết tái sanh, con số của Viện Gallup đưa ra có thể nói
rằng là một con số bất ngờ: 1/4 người Mỹ tin ở thuyết tái sanh, 1/4 trên tổng
số dân khoảng 250 triệu là bao nhiêu? Người Mỹ vẫn nổi tiếng trên toàn thế giới
là thế tục, thực dụng và tôn trọng vật chất! |
|