08/09/2012 03:09 (GMT+7)
Kinh dạy rằng: Mỗi khi vào đạo tràng, trước nên lễ Phật, sám hối, tùy
hỷ, khuyến thỉnh, phát nguyện, rồi nên thọ Bồ đề tâm giới. Năm pháp này
là của các Bồ Tát trong sáu thời tu hành.
Qui tắc trong các kinh luận rất đầy đủ. Nay lược chép ra đây rất đơn giản, để tiện cho người hành giả tu trì. |
05/09/2012 06:20 (GMT+7)
Có ma hay không có ma ?
Ma là gì ? Ma ở đâu ? Ma có làm hại được ta hay không ? Nếu phải
trừ ma thì phải làm như như thế nào ?... Đấy là những thắc mắc có thể ám ảnh
ít nhiều mỗi người trong chúng ta. Thật thế, đấy chẳng qua vì có người chưa hề "gặp
ma" bao giờ, nên tò mò cũng muốn biết xem ma ra thế nào, hoặc có người đã
từng "thấy ma" nên vẫn còn bị ma ám ảnh và muốn biết xem cái thấy
của mình, hay là cái con ma mà mình trông thấy có thật hay không. |
04/09/2012 05:08 (GMT+7)
Trong Đại Bát Niết Bàn Kinh (Mahaparinirvana-sutra) có một
câu như sau: "Trong số tất cả các dấu chân, chỉ có dấu chân voi là to
lớn nhất. Trong số tất cả những thứ suy tư, chỉ có sự suy tư về vô
thường là quan trọng nhất". Tất cả mọi sự vật đều phù du. Tất cả các
thứ cấu hợp đều tan rã. Tất cả những gì sinh ra đều sẽ đi đến cái chết,
và cái chết thì cũng chỉ là một sự chuyển hóa trong khung cảnh của vô
thường. |
30/08/2012 01:36 (GMT+7)
Có hai hình ảnh quen thuộc gợi lên ý
tưởng biến dịch: như dòng sông và như ngọn lửa bốc cháy trên
đỉnh núi. Mỗi hình ảnh lại gợi lên một ý nghĩa tương phản: tác
thành và hủy diệt. Trời đất như đã thay loài người nói lên ý
nghĩa của sự sống, nói bằng một thứ tiếng riêng biệt |
27/08/2012 00:37 (GMT+7)
Thiền có nghĩa là tỉnh thức: thấy biết rõ ràng những gì anh
đang làm, những gì anh đang suy nghĩ, những gì anh đang cảm thọ; biết rõ
mà không lựa chọn, chỉ quan sát và biết. Thiền là biết rõ sự điều kiện
hoá của chính mình (…). Thiền như thế đem lại một đặc tính hoàn toàn im
lặng của tâm. Một người có thể thuyết giảng về đặc tính này, nhưng chỉ
là vô nghĩa nếu đặc tính đó không tồn tại. (J.Krishnamurti). |
16/08/2012 00:26 (GMT+7)
Ta nên suy niệm về những gì sẽ xảy ra trong cái chết. Đôi khi
ta hỏi người nào đó: “Anh có sợ chết không?” và nhiều người sẽ nói là
không. Nếu người ấy là một đại hành giả thì câu trả lời này có thể là
chân thật. |
15/08/2012 06:11 (GMT+7)
Đức Phật dạy rằng nguồn gốc của tất cả khổ đau là vô minh.
Đây là điều quan trọng khi chúng ta kiểm xét lại những gì mà ngài thực
sự định nghĩa về “vô minh”. Hầu hết sự hiện hữu của con người trong vũ
trụ biểu hiện đa dạng, tương ứng với con người chính là những thói quen,
sự suy tư, cảm giác và ký ức của họ. Người ta không dành chút thời gian
hoặc cơ hội để nhìn lại đời sống của chính mình, quan sát hoặc chú tâm
đến muôn pháp khởi động. |
15/08/2012 06:10 (GMT+7)
Trong truyền thống Phật giáo, vị thầy chữa bệnh nguyên thủy
và đầu tiên là đức Phật. Thường được gọi là Đức Phật Dược Sư, chính đức
Phật Dược Sư đã tiết lộ các bài pháp thiêng liêng được gói ghém trong
những bài kinh được gọi là Tứ Mật Y Kinh (Four Medical Tantras). |
11/08/2012 05:11 (GMT+7)
Trước hết
tôi sẽ nhắc lại một vài điểm chính yếu trong giáo huấn của Đức Phật nhằm giúp quý
vị ôn lại kiến thức của mình. Đây là những điểm thật "căn bản" và cần
thiết để giúp quý vị hiểu được Dhamma(Đạo Pháp)
một cách đúng đắn hơn. Tôi xin lập lại và nhấn mạnh ý nghĩa của chữ "căn bản",
bởi vì có nhiều thứ hiểu biết không mang tính cách "căn bản", nếu
không muốn nói là có một số những phần bình giải sai lầm nữa (ý nói là có nhiều
thứ giáo lý thêm thắt) |
09/08/2012 04:07 (GMT+7)
Tại sao hành thiền? Có rất nhiều lý do. Nhưng trội hơn hết là
sự suy nghĩ sáng suốt, xóa tan ngu si, ảo tưởng, tham lam, sân hận và
ham muốn. Con đường đến Niết bàn là phải từ bỏ sự bám víu vào 'bản ngã'. |
07/08/2012 02:30 (GMT+7)
Bát quan trai giới là một phép tu hành của người tại gia áp
dụng trong một ngày một đêm (24 giời).
Chữ "Quan" là cửa, cửa ngăn chặn 8 điều tội lỗi.
Chữ "Trai", tiếng Phạn là Posadha, nghĩa là khi đã qua giờ ngọ (12
giờ trưa) không được ăn nữa. Vậy "Bát quan trai giới" là sự giữ gìn
cho thân tâm được thanh tịnh trong 24 tiếng đồng hồ bằng cách ngăn chặn 8 điều
tội lỗi |
07/08/2012 02:26 (GMT+7)
Có một câu chuyện của đức Phật đã duy trì sự im lặng và không
thuyết giáo trong bảy tuần. Đức Phật, theo kinh điển, đã nói rằng, "Ta
đã tìm ra một giáo huấn, một con đường thậm thâm, hòa bình, và tự do
khỏi mọi tạo tác, vô vi. Ta đã tìm thấy một giáo huấn như cam lồ. Nhưng
nếu ta cố gắng để giải thích và giáo hóa người khác, không ai có thể
thấu hiểu. |
06/08/2012 05:50 (GMT+7)
Không phải là một phương thuốc cấp thời nhưng thiền
được xem là phương pháp giúp cơ thể và đầu óc giảm mệt mỏi, stress, mang
lại hiệu quả trong việc chữa trị nhồi máu cơ tim. |
02/08/2012 04:06 (GMT+7)
Đôi khi những người mới học Thiền nghĩ
rằng Thiền Phật giáo và đạo Phật là hai thứ khác nhau. Trong thực tế, thậm chí
một vài người còn hỏi rằng: Thiền và Phật giáo khác nhau như thế nào? Câu trả
lời là: Thiền và Phật giáo không hề khác nhau. |
31/07/2012 15:01 (GMT+7)
Ở Việt Nam có khoảng 500 chùa Nam tông Khmer với số lượng chư
Tăng khoảng 15.000 vị. Riêng các chùa Nam tông người Kinh thì có khoảng 60
chùa, 300 vị Tăng và 200 vị Tu nữ. Chư Tăng
chùa nào an cư tại chùa đó, chỉ có một số ít là có tổ chức an cư tập trung như
chùa Phước Sơn (Đồng Nai), chùa Siêu Lý (Vĩnh Long), chùa Huyền Không (Huế). |
30/07/2012 07:25 (GMT+7)
Chân lý tương đối là những sự thật còn
nằm trong đối đãi đối trị nhau. Những sự đối đãi ấy là: sáng đối tối, lạnh đối
nóng, xấu đối tốt, thiện đối ác, khổ đối vui, động đối tịnh, sanh diệt đối vô
sanh...Còn sanh hoạt trong tương đối thì, có xấu phải có tốt, có thiện phải có
ác, có khổ phải có vui..., chúng ta không thể chối cãi sự thật ấy được. |
28/07/2012 05:57 (GMT+7)
Mục đích niệm Phật là xa rời tham sân si thành tựu
tuệ giác ngộ và được sanh Tây Phương Cực Lạc. Nếu không như vậy thì tu
học cũng như ngoại đạo tu mà thôi. |
27/07/2012 02:42 (GMT+7)
Trong kinh Mahā Satipatthāna Sutta ( Đại Tập Kinh), đức Phật
đã nói, « Hãy thực tập suy ngẫm về thân, suy ngẫm về cảm giác, tâm thức
và đối tượng của tâm thức. » Nếu không có sự chỉ dẫn từ một vị thầy có
đủ tư cách, thì thật không phải dễ cho một người bình thường thực tập
những suy ngẫm nầy một cách có hệ thống, để có thể tiến bộ, phát triển
sự chú tâm và sự sáng suốt của chính niệm. |
27/07/2012 02:31 (GMT+7)
Giáo Pháp Tứ Y trong đạo Phật là giáo lý nói về 4 phương pháp
thực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ, giải thoát. Bốn phương
pháp thực tập sự nương tựa này không phải là một hành vi gì cao siêu,
hoặc phải “tu luyện” lâu xa, mà chỉ là những hành vi rất thường nhật
như đói ăn, khát uống… nhưng nó cũng là một trong những thiện pháp
nuôi lớn phúc đức và trí tuệ cho mỗi con người, đem đến sự an lạc thân
tâm, cũng từ đó cảm hoá được quần chúng ở mọi lúc, mọi nơi. |
25/07/2012 05:58 (GMT+7)
"Đức Như Lai có dạy một phương pháp tiện siêu thắng, để đảm bảo việc siêu thoát cũng như để đảm bảo bước đường thành Phật cho tất cả chúng sinh: Pháp môn Tịnh Độ cầu sinh Cực Lạc Thế Giới". |
|