13/07/2013 18:14 (GMT+7)
Kinh Người Áo Trắng,
nguyên là Ưu Bà Tắc kinh, upāsaka sutra, là kinh 128 Trung A Hàm, hay
kinh A. III. 211 Tăng Chi Bộ của tạng Pali. Ưu bà tắc là cư sĩ nam, là
người thân cận với người xuất gia. Người tại gia là người thân cận với
người xuất gia, thân cận để học hỏi và thực tập nên gọi là cận sự: cận
sự nam (upāsaka) và cận sự nữ (upāsikā). Người xuất gia cần người tại
gia và người tại gia cần người xuất gia. |
11/07/2013 00:57 (GMT+7)
Trong cuộc sống dồn dập và xô bồ của xã hội tân tiến ngày nay, "tám mối
lo toan thế tục" trở nên phức tạp và tinh vi gấp bội so với lối sống
giản dị và đơn sơ của con người từ hàng nghìn năm trước. |
11/07/2013 00:56 (GMT+7)
Xin đại chúng trở về với hơi thở, để cho năng lượng chánh niệm tập
thể đưa chúng ta về với nhau như một cơ thể, đi như một dòng sông, không
còn cách biệt. |
11/07/2013 00:38 (GMT+7)
Phải học đúng
Pháp chứ không thể theo tợ Pháp (cái giống Pháp) để rồi biết về đâu giữa mù tăm
dâu bể. |
09/07/2013 19:31 (GMT+7)
Chúng tôi muốn trình bày vài điều để giới thiệu cách thực
hành thiền. Như đa số mọi người, từ người phương Tây đến người Á châu,
đều rất hâm mộ thiền định, bởi vì bị lôi cuốn bởi sự thực hành và đạt
được nhiều lợi lạc từ đó. |
09/07/2013 18:20 (GMT+7)
Thời Đức Phật tại thế, các Phật tử thường hướng về nơi Ngài
và chúng Tăng đang cư ngụ đảnh lễ và xưng niệm danh hiệu của Như Lai,
đầy đủ thập hiệu, để tỏ lòng cung kính, tri ân và cầu nguyện. Khi thực
tập như thế, họ cảm thấy được an ủi nhiều lắm. |
08/07/2013 22:04 (GMT+7)
Ở
Việt Nam, trong lịch sử, Phật giáo đã từng là Quốc giáo. Bởi thế, danh
từ “Thiền” không xa lạ. Tuy danh từ thì không xa lạ, nhưng do người ta
cố gắng tiếp cận bằng tư duy (lý trí) nên Thiền bỗng dưng trở nên xa
lạ, khó hiểu, mù mờ như đám sương mù, nhiều trường hợp gây ngộ nhận đến
mức buồn cười… |
04/07/2013 14:12 (GMT+7)
Các Tổ Sư, các Cao Tăng Phật giáo là những vị thực tu
thực chứng, có Định có Tuệ, có kiến giải sâu sắc, có tầm nhìn thấu thị
về nhiều vấn đề, do vậy lời nói, câu chữ viết ra thành thơ, thành văn,
hoặc phát biểu nơi này nơi khác, những lúc mạn đàm, đều sâu sắc để lại
dấu ấn cho người đọc người nghe. |
03/07/2013 17:45 (GMT+7)
NSGN - Trong kinh Lăng nghiêm,
có đoạn Đức Phật nói rằng: Này A Nan, Ta cho phép Tỳ-kheo ăn 5 loại
thịt thanh tịnh (ngũ tịnh nhục). Nhưng thịt này thật sự là do thần lực
của Ta biến hóa ra, chứ căn bản không có mạng căn và Nỗi niềm thực phẩm chay giả thịt. |
03/07/2013 03:01 (GMT+7)
Chuỗi tràng trong Phật Giáo ngoài công năng là pháp khí tu hành ra còn
là bảo vật của Tam Bảo, tín vật của sự truyền Pháp và là pháp vật chứa
đựng công đức, cũng như thần lực rất cao vì tích tụ sự tu trì, công đức
của các bậc tu hành. |
03/07/2013 02:48 (GMT+7)
Kinh Thiện Sanh, là bản kinh căn bản dạy cho ta biết cách giữ gìn các
mối quan hệ đó một cách tốt đẹp, ở đó ta thấy được các quan hệ được Phật
dạy đều theo hai chiều rất tinh tế. Đây là một bản kinh nguyên thủy, ngắn
gọn, ghi lại lời Phật dạy cách đối nhân xử thế, cách thực thi các bổn
phận và trách nhiệm của người Phật tử đối với bản thân, gia đình và xã
hội, rộng hơn là Phật dạy cách kiến tạo một xã hội hài hòa, một cuộc
sống đầy an lành và hạnh phúc. |
03/07/2013 01:01 (GMT+7)
Câu hỏi có thể là có phần ngớ ngẩn với những
ai đã từng đến chùa nghe kinh, lễ Phật, nhưng lại là rất thiết thực với
những ai vừa mới lần đầu bước chân đến chùa. Tôi xin chia sẻ chút ít hiểu biết, vốn thông tin về Ba Ngôi Báu - TAM BẢO |
02/07/2013 01:21 (GMT+7)
Buổi nói chuyện hôm nay cốt yếu chúng tôi giới thiệu tổng quát với quí
vị phương pháp tu thiền, chúng tôi đặt tên là "Vào Cổng Nhà Thiền". Lý
đáng tên đề tài phải là "Đường Lối Vào Nhà Thiền", nhưng nói đến đường
lối là còn xa xôi, ở đây chúng tôi muốn nói đến cổng rồi, không phải là
chuyện ở đầu đường nữa. Dùng tiếng "cổng" quí vị sẽ có cảm tưởng như
chúng ta đứng trước cổng chùa, thấy tổng
quát ngôi chùa và cảnh vật quanh chùa, nhưng chi tiết trong chùa và
Phật thì chúng ta chưa thấy. Chúng ta còn phải qua hai giai đoạn, bước
qua cửa và vào trong chùa. Hôm nay chúng tôi mới nói đến chuyện tới cổng
chùa. Chữ Thiền ở đây là chỉ thẳng vào Thiền tông, cũng như lâu nay
trong chùa thường dùng danh từ Thiền lâm hay Thiền gia. Khi nói đến
thiền, chúng ta phải biết nguồn gốc từ đâu: do Thái tử Tất-đạt-đa đi tu,
bốn mươi chín ngày tọa thiền dưới cội Bồ-đề, sau đó Ngài thành Phật,
hiệu là Thích-ca Mâu-ni. Đức Phật sở dĩ được giác ngộ và thành Phật là
do tọa thiền ở cội Bồ-đề. |
01/07/2013 07:49 (GMT+7)
Tịnh độ tông là tông phái chuyên tu tập để được về cõi Tịnh độ. Vậy cõi Tịnh độ
là gì? Cõi đó ở đâu?Tịnh có nghĩa là thanh tịnh, còn độ là quốc độ. Tịnh độ là
cõi mà ở đó chỉ có sự thanh tịnh, chúng sanh ở đó không bị phiền não. Tất cả các
cõi của chư Phật đều là cõi tịnh độ, tuy nhiên tông phái này chọn pháp môn tu về
cõi tịnh độ của Phật A Di Đà |
28/06/2013 14:58 (GMT+7)
Thiểu Dục là muốn ít: Tri túc là biết đủ. Muốn ít là đối với cái chưa có, mà vì nhu cầu, mong cho có. |
25/06/2013 16:54 (GMT+7)
Muốn thoát khỏi khổ sanh tử luân hồi, muốn được quả vị thánh
nhân, Bồ Tát, chúng ta cần trau giồi cho được một tâm vô cùng rộng lớn,
một "vô lượng tâm". |
20/06/2013 02:11 (GMT+7)
Con
người vốn do tâm thức và thể xác hòa hợp thành, tâm thức không biến
hoại nhưng thể xác thì biến hoại tuân theo quy luật sanh lão bệnh tử.
Mỗi
khi tâm thức rời khỏi thể xác hơi thở không còn hơi ấm tiêu tan đời
sống chấm dứt gọi là chết, sự thật thể xác có chết nhưng tâm thức thì
không mất. |
|