22/05/2012 07:29 (GMT+7)
Kinh mô tả, mùa an cư đầu tiên, đức Phật
đã có mặt tại vườn Nai, còn gọi là vườn Lộc Uyển. Như vậy lịch sử an cư
có từ năm đầu tiên sau khi đức Phật chứng đắc Vô thượng Bồ Đề chứ không
phải năm thứ 12 theo giả thuyết của các trường phái Luật học. |
17/05/2012 13:15 (GMT+7)
Bài "Phổ khuyến tọa thiền nghi" do thiền sư Ðạo Nguyên soạn ngay sau khi ở Trung Hoa về tại chùa Kiến Nhân, Tokyoto từ ngày 5 tháng 10 đến ngày 10 tháng 12 năm 1288. Sư dựa vào nghi thức tọa thiền trong quyển Thiền nguyên thanh quy của Tông Nghĩa, được viết vào năm 1103, cốt khôi phục tinh thần của "Bách Trượng thanh quy". |
16/05/2012 11:33 (GMT+7)
Sinh tử là vấn đề ai cũng phải trải qua nhưng không phải ai
cũng có thể hiểu rõ bản chất của nó. Đứng trên quan điểm nhị nguyên,
sinh tử được cho là hai thái cực trái ngược nhau và do đó nhân loại luôn
tìm cách kéo dài sự sống mà lý tưởng của nó là trường sinh bất tử. |
16/05/2012 11:30 (GMT+7)
Mở đầu bài “Tựa” sách “Đại cương
luận Tân xá” của Hoà thượng Thích Thiện Siêu có câu: “Đạo Phật chính là đạo nói
về Tâm (“Phật ngữ tâm tông, nhất thế Phật ngữ tông”). Tuỳ theo trình độ căn cơ
của chúng sinh mà mỗi kinh nói tâm mỗi khác”. Nhờ được đọc một số kinh sách
Phật giáo, tôi thấy lời Hòa thượng Thích Thiện Siêu rất đúng và cái tâm ấy được
xiển dương rất tiêu biểu, rất sáng rỡ qua “Phẩm Song yếu” kinh Pháp Cú cũng Hòa
thượng Thích Thiện Siêu dịch: “Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm
tạo tác”. |
16/05/2012 11:28 (GMT+7)
Khái niệm về "Tám mối lo toan thế tục" tiếng Phạn là "Astalokadharma",
tương đối ít thấy đề cập trong Phật giáo Trung hoa, Việt Nam, Triều
tiên và Nhật bản, nhưng thường được triển khai trong Phật giáo Ấn độ và
Tây tạng. Vậy "Tám mối lo toan thế tục" là gì ? |
09/05/2012 03:44 (GMT+7)
Đức Phật cũng như Chúa Giê-su không
hề viết gì cả. Giáo huấn của các vị ấy đều mang tính cách truyền khẩu. Thế
nhưng những gì đến với Phật Giáo thì lại hoàn toàn khác hẳn với Ki-tô Giáo ở điểm
là kinh điển trong Phật Giáo không hoàn toàn thống nhất. Mỗi học phái tự chọn lựa
và gom góp các lời giảng truyền khẩu của Đức Phật theo cách của mình, do đó đôi
khi cũng cho thấy ít nhiều khác biệt. Tóm lại là không có một kinh điển chính
thống nào đại diện cho Phật giáo được toàn thể tất cả các học phái nhất trí chấp
nhận một cách tuyệt đối cả. |
09/05/2012 03:42 (GMT+7)
Như Lai Thiền trong kinh tạng Pàli,
hay "Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo
dục hướng thượng", là một công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến Như Lai
Thiền mà không đề cập đến Tổ Sư Thiền. Ở đây chúng tôi hạn chế trong Kinh Tạng
Pàli mà không đề cập đến A-tỳ-đàm - Tạng Pàli, với chủ đích muốn giới thiệu cho
các Phật tử hiểu rõ Thiền nguyên thủy là gì, trước hết là ngang qua kinh nghiệm
bản thân của đức Phật khi ngài chưa thành Đạo, khi Ngài thành Đạo, trong suốt
45 năm thuyết pháp và cuối cùng khi Ngài nhập Niết-bàn. Tiếp đến chúng tôi giới
thiệu pháp môn Thiền ngang qua những lời dạy của Ngài trong kinh điển, chú
trọng giới thiệu pháp môn Thiền như là một nếp sống lành mạnh trong sáng |
01/05/2012 23:27 (GMT+7)
Trong Ðạo Bụt nguyên thủy có
kinh Ðại Thiện Kiên Vương. Kinh này cũng có trong tạng Pali. Ðọc kinh này, ta
thấy khung cảnh rất giống khung cảnh kinh A Di Ðà ở trong truyền thống Bắc
Phạn. Trong kinh này cũng có nói đến “Thất trùng lan thuẫn thất trùng la võng,
thất trùng hàng thọ... và “hoa sen lớn như bánh xe”. Cảnh tượng giống hệt như
cảnh Tịnh Ðộ ở kinh A Di Ðà. |
23/04/2012 01:41 (GMT+7)
sự bí ẩn của 'chánh niệm,' sư thầy Pháp Cầu thuộc
pháp môn Làng Mai nói: "Khả năng ý thức được những gì đang xảy ra trong
bản thân mình, trong tâm mình và trong hoàn cảnh xung quanh mình trong
đạo Bụt (đạo Phật) gọi là chánh niệm".
"Hình thức thực tập này đã có từ rất lâu đời trong đạo Phật. Trên
thực tế, kinh quán niệm hơi thở là kinh được giảng dạy nhiều nhất trong
đạo này." |
23/04/2012 01:37 (GMT+7)
Các nhà khoa học Anh cho biết, chữa trị bệnh trầm cảm bằng phương pháp thiền định được dạy theo nhóm (group-taught meditation) có
hiệu quả lâu dài tương đương với cách chữa trị bệnh trầm cảm bằng dược
phẩm để bệnh nhân chấm dứt tình trạng trôi nổi trở lại vào trong trạng
thái tâm lý trầm uất. |
19/04/2012 10:39 (GMT+7)
Thiền trong Phật Giáo không có nghĩa
là suy tư về một thứ gì hay mổ xẻ một chủ đề nào cả, mà đúng hơn là cách giúp chúng
ta quán thấy ý nghĩa của thực tại trong sự toàn vẹn của nó. Lời khuyên sau đây
thật hết sức giản dị : "Hãy sử dụng tâm thức mình để quan sát tâm
thức của chính mình". Đấy cũng chính là sức mạnh mầu nhiệm nhất của
sự chú tâm. |
08/04/2012 12:43 (GMT+7)
Một câu Nam Mô A Di Đà Phật đã là thiền, là mật rồi,
lại còn tổng quát hết Tam tạng kinh điển. Nên pháp môn niệm Phật thật
không thể nghĩ bàn. |
06/04/2012 14:48 (GMT+7)
Đại sư Ngẫu ích lại nói với chúng ta: công đức danh hiệu không thể
nghĩ bàn. Danh hiệu này chính là đức hiệu trong tự tánh của chúng ta vốn
sẳn đầy đủ. Trong phần trước đã giới thiệu với các vị là “Tự tánh Di
Đà, duy tâm Tịnh Độ”, đây là nói về lý luận. Lý luận thấu triệt rồi thì
đối với phương pháp tu học pháp môn này sẽ không có hoài nghi, bạn sẽ
rất hoan hỉ, rất an vui mà nổ lực tu học. |
03/04/2012 13:29 (GMT+7)
Từ tổ Đạt-ma đến tổ Hoằng Nhẫn, Thiền tông chưa chính thức
dùng chữ “Thiền tông” làm tên gọi cho tông phái mình. Thời kỳ này Thiền
tông chủ yếu y cứ vào bốn quyển “Kinh Lăng-già” và dùng kinh này để
truyền thừa cho nhau. Cho nên trong “Lăng-già Sư Tư Ký” đã liệt 5 đời
thiền sư (cùng với vị tổ thứ 6 là Thần Tú) làm “Lăng Già Sư”. Người đời
gọi 5 vị thiền sư này (cùng với Thần Tú) là “Lăng Già Sư”, gọi giai đoạn
lịch sử thiền học trước khi Thiền tông được thành lập này là “Thời kỳ
Lăng-già Sư thừa”. |
29/03/2012 12:24 (GMT+7)
Đa số các chùa ở Việt Nam thường thờ hai tượng có khuôn mặt thiện và ác.
Đây là hai vị Hộ pháp được tạc tượng theo kiểu võ sĩ cổ, mình mặc áo
giáp, đầu đội mũ, một vị tay cầm viên ngọc, vị kia tay cầm binh khí,
trong tư thế đứng hoặc ngồi. |
20/03/2012 08:40 (GMT+7)
Ngày nay cũng như trong quá khứ, các giáo lý và thực
hành Mật tông cao nhất chỉ được khẩu truyền và được giữ bí mật tuyệt đối
giữa vị thầy và đệ tử |
18/03/2012 06:30 (GMT+7)
Dân tộc Việt Nam từ ngày lập quốc, đã trải bao thế hệ. 18 đời Vua Hùng Vương đã tạo dựng Đinh, Lê, Lý, Trần....để bảo vệ và phát huy nền văn hoá cho các từng lớp nhân dân, mà con người là “Linh ư vạn vật”. Trời, Phật đã ban cho con người có bộ óc siêu việt, chúa tể muôn loài, Trời, Phật lại ở trong lòng ta. Phật tại Tâm, người là một vũ trụ thu gọn, nên ông bà ta thường nói : “Vũ trụ giai bị ư ngã, phản thân nhi thành lạc mạc đại yên”, Tức là Vũ Trụ ở trong ta mọi việc đều an vui. |
16/03/2012 20:33 (GMT+7)
Càng coi thường việc lễ bái bao nhiêu thì chúng ta lại càng mù tịt
bấy nhiêu về giá trị của nó. Những ai từng đã tham dự các buổi lễ lạc
thì dường như thường hay có cảm giác rằng đấy là những thứ giả tạo. Thế rồi chúng ta cứ ước mong sao cho Phật giáo bỏ bớt đi những hình thức trừu tượng ấy. |
14/03/2012 09:53 (GMT+7)
Đây là một danh từ rất phổ thông trong chốn thiền môn. Pháp khí là những đồ dùng trong chùa nhưng đúng với Phật Pháp như chuông mõ, khánh, tang đẩu, linh, chung cổ, v.v... Pháp phục là những y phục dành cho trong nhà chùa, cũng có thể cho hàng Phật tử tại gia nhưng có thọ giới pháp của Phật. Một số đã có từ khi đức Phật còn tại thế như Y, Bát,... có một số sau nầy chư Tổ mới tùy duyên sáng chế ra tùy theo quốc độ, tùy theo phương tiện như: Tích trượng, chuông mõ, khánh, bảng, đại hồng chung,... Pháp khí có những cái liên quan đến cổ nhạc Phật giáo, nhưng có những cái dùng thường ngày. |
|