29/07/2013 07:34 (GMT+7)
Làm thuyền cứu vớt , giúp cho người vượt khúc lênh đênh Bốn bề biển khổ chông chênhQuán Âm độ hết, an nhiên Niết Bàn. |
28/07/2013 06:31 (GMT+7)
Nghiệp là một khái niệm chủ yếu trong giáo lý Phật giáo mang nhiều khía
cạnh tâm lý và triết học siêu hình thật sâu sắc và phức tạp, thế nhưng lại thường
được hiểu một cách quá máy móc và đơn giản. Bài viết dưới đây sẽ cố gắng trình
bày khái niệm căn bản này dưới các góc nhìn bao quát, khoa học và triết học hơn. |
28/07/2013 06:27 (GMT+7)
Thói quen hay
sự tích tụ, bản chất của nó là trói buộc. Khi nhận thức trói buộc không phải là
một trạng thái hạnh phúc, ta muốn giải thoát. Vì thói quen là nhân đưa đến trói
buộc nên muốn giải thoát, chỉ có cách là phải phá bỏ thói quen. Vì thế dừng bỏ
được những thói quen của mình, chính là tu. |
28/07/2013 06:26 (GMT+7)
Tôi xin vào đề từ câu kinh: "Hãy trở về nương tựa mình và
nương tựa pháp; ngươi là hải đảo, là nơi nương tựa của chính ngươi!" để
làm tiền đề cho thảo luận này. |
26/07/2013 16:09 (GMT+7)
Ngày Rằm tháng Sáu, có lẽ đối với người Việt Nam thì chỉ là
một ngày Rằm bình thường, chẳng có chút gì gọi là quan trọng, nếu không
nói là quá xa lạ với người Việt chúng ta. |
25/07/2013 00:38 (GMT+7)
Trong các bộ luận nổi tiếng của Ngài thì Trung
Quán Luận là xuất sắc hơn cả. Bởi lẽ, nó chứa một nội dung tư tưởng triết
học với Tính Không, Trung Đạo, Giả danh, hay duyên khởi là căn bản. Duyên Khởi
ra đời giúp cho mọi mười hiểu được các sự vật, hiện tượng (pháp) trên thế gian
này đều do nhân duyên hoà hợp mà thành, thực tướng của nó là vô tướng, nên quán
như thế thì sẽ thoát ra khởi sự “chấp pháp: chấp đại thừa và chấp tiểu thừa. Và Duyên khởi trong Trung Quán Luận ảnh hưởng tới Thiền Phật giáo thời Lý - Trần. |
24/07/2013 21:39 (GMT+7)
Pháp an cư
được đức Phật tùy thuận theo truyền thống vốn có của xã hội Ấn Độ đương thời
được áp dụng cho hàng đệ tử xuất gia của mình tu học nhằm giác ngộ và giải
thoát. Trong ba tháng an cư, người xuất gia tập họp trong một ngôi chùa để
chuyên lo tu học, tinh tấn đạo nghiệp |
23/07/2013 22:59 (GMT+7)
Tánh
“không” là một trong các học thuyết quan trọng bậc nhất của Phật giáo
và cũng là học thuyết bị người khác hiểu sai lầm nhiều nhất. Họ thường
không hiểu rõ hay ngộ nhận ý nghĩa của hai chữ sắc và không trong đạo
Phật. Họ lẫn lộn hoặc lợi dụng vào hiện tượng đồng âm dị tự trong tiếng
Việt và Hán Việt, đánh đồng hai khái niệm hoàn toàn khác nội dung làm
một, để bôi bác giáo lý của đạo Phật. Hai khái niệm đó là – phủ định từ
“không” – đối lập với có, và tính “không” (sunyata) tức tính “không thực
thể” của mọi sự vật hiện tượng. |
23/07/2013 22:53 (GMT+7)
Tất cả mọi người ai cũng mang thân này
và cho đó là thân mình. Chúng ta mang thân suốt cuộc đời và nhận nó là
thân mình nhưng nếu xét kỹ thì chúng ta có thật biết rõ về nó chưa? Cho
nên cần phải nhìn thật kỹ về nó.Lâu nay chúng ta nhìn thế nào về thân
này? Thân này gồm có: đầu, tóc, mắt, tai, mũi, miệng, má, cằm, cổ, vai,
ngực, bụng, tay, chân, eo, lưng v.v… mình cho đóù là thân phải không?
Thường thì ai cũng đều thấy thân như thế, nhưng bản chất của thân chẳng
lẽ là vậy sao? Đó là chỗ chúng ta phải thấy cho thật kỹ, thật rõ. Nếu
nhìn thấy thân như vậy, nhà Phật gọi là quá hồ đồ, hời hợt, tức là chúng
ta chưa thật biết gì về thân mình. |
22/07/2013 17:00 (GMT+7)
Các
học giả ngày nay đều công nhận rằng tất cả các tôn giáo trên thế giới
đều phát sinh từ sự sợ hãi. Vào những thời kỳ xa xưa, con người rất
khiếp sợ sấm sét, bóng tối và các hiện tượng mà họ không đủ sức để hiểu
hoặc khắc phục được. Nhằm mục đích mong cầu tránh được hiểm nguy, họ tìm
mọi cách để biểu lộ thân phận nhỏ bé và sự ngoan ngoãn của họ và đồng
thời tôn vinh những thứ ấy. Sau đó, khi kiến thức và sự hiểu biết của
con người phát triển hơn, sự sợ hãi trước đây đối với các hiện tượng
thiên nhiên lại chuyển thành một thứ sợ hãi khác khó nhận biết hơn. Các
tôn giáo đã được phát sinh bằng sự sùng bái các hiện tượng thiên nhiên,
thần linh và các nhân vật trên trời ngày càng trở nên khôi hài, vì sự sợ
hãi đã trở thành tinh tế hơn nhiều: đấy là sự sợ hãi trước những khổ
đau, và đối với sự sợ hãi này thì lại không có một phương tiện vật chất
nào có thể làm cho nó giảm bớt đi được. Con người bắt đầu cảm thấy sợ
hãi trước sinh, lão, bệnh, tử, kể cả những mối thất vọng và lo buồn khác
bắt nguồn từ sự thèm muốn, giận dữ và vô minh - và đấy là những thứ mà
không một quyền lực hay một sự giàu có nào có thể làm cho nguôi ngoai
được. |
22/07/2013 16:55 (GMT+7)
Đứng đầu các hạnh Ba-la-mật là
hạnh bố thí, có công năng chế ngự và loại bỏ mọi tư tưởng vị kỷ, phát triển và
mở rộng tư tưởng vị tha.Các kinh sách Phật giáo đều ghi nhận về những công hạnh
Ba-la-mật thực thi lý tưởng sống tự độ, độ tha, mà Đức Phật Thích Ca khi còn là
Bồ-tát, đã kiên trì thực hành trong nhiều kiếp sống, để cuối cùng khi đản sanh
ở Ấn Độ, làm thái tử con vua Suddhodana, Ngài đạt được quả thánh vô thượng, tức
là thành Phật. |
22/07/2013 16:48 (GMT+7)
Vì là một quốc gia Phật giáo nên đa số người Việt Nam từ nhỏ đã có thói
quen đi chùa tương tự như người phương Tây đi nhà thờ... Do vậy, thật
khó tưởng tượng rằng bạn có thể bắt gặp một thầy Tây dạy thiền cho người
Việt Nam. |
20/07/2013 21:46 (GMT+7)
Trong các sinh hoạt nhân gian của truyền thống ta, tháng bảy là tháng đượm nhiều sắc thái văn chương nhất. Tháng bảy, mưa ngâu, nhịp cầu ô thước bắc qua giải Ngân-hà; hai tâm hồn lẻ loi cô độc, hằng đêm tư lự trong nỗi sầu ly biệt thiên thu giữa bầu trời cao rộng, chọn mùa mưa sụt sùi để gặp nhau, chỉ trong một thoáng chốc, rồi đời cũng như con nước trôi xuôi |
18/07/2013 01:33 (GMT+7)
C ó
lợi gì khi đi vào trạng thái an tịnh, cho phép tâm đứng yên trong tình
trạng tự nhiên của bất động? Đó là vì chừng nào mà bạn có thể phát triển
được sự tĩnh lặng của tâm, bạn mới có thể kiểm soát hay chế ngự những
vọng tưởng hư dối trong tâm trí. Chúng sẽ tiếp tục khởi lên và kiểm soát
tâm. Cách duy nhất để đối phó và chấm dứt chuyện đó là đạt tới tâm tịch
tĩnh . Khi đã hoàn tất điều đó thì cũng đạt được các thần thông như
thiên nhãn thông, tha tâm thông, túc mệnh thông. |
17/07/2013 16:59 (GMT+7)
Phật Giáo là một hệ thống tín ngưỡng có tính bao dung đối với các tín
ngưỡng hay tôn giáo khác. Phật Giáo chấp nhận các lời giảng đạo đức của
các tôn giáo khác, nhưng Phật Giáo còn tiến xa hơn, bằng cách cung ứng
một mục tiêu dài hạn trong sự hiện hữu của chúng ta, qua trí tuệ và sự
hiểu biết thật sự. Phật Giáo chân chính thì rất bao dung, và không quan
tâm chi đến các nhãn hiệu như là "tín hữu Ky-tô giáo", "tín hữu Hồi
giáo", "tín hữu Ấn-độ giáo", hay "Phật tử". Vì vậy, trong lịch sử, không
bao giờ có các cuộc thánh chiến mang danh Phật Giáo. Cũng vì thế mà
những người Phật tử không đi truyền giảng hay cải đạo người khác; họ chỉ
giảng giải nếu được ai hỏi đến. |
17/07/2013 16:55 (GMT+7)
“
Những đứa con bất hiếu , sau khi chết bị đọa vào địa ngục A tỳ , lửa dữ
thiêu đốt , ăn hoàn sắt nóng , uống nước đồng sôi , gươm đao đâm chém
…. ngày đêm chết sống muôn lần , đến trăm ngàn kiếp không ngừng một giây
, sự hình phạt tại A tỳ ngục , rất nặng nề ngỗ nghịch song thân” . (Kinh Báo Hiếu) |
17/07/2013 08:50 (GMT+7)
Bất sinh diệc bất diệt Bất thường diệc bất đoạn Bất nhất diệc bất dị Bất lai diệc bất khứ. |
17/07/2013 08:40 (GMT+7)
Phần lớn chúng ta đều nghĩ rằng phải cúng phẩm đắc tiền mới được
nhiều công đức. Thật ra công đức không đến từ giá trị của phẩm vật cúng
dường mà đến từ giá trị của tâm người cúng dường. Tâm người cúng dường
mới là yếu tố quyết định lượng công đức nhiều hay ít. Tâm không tham lẫn
là cái tâm cần phải có khi cúng dường. |
15/07/2013 15:39 (GMT+7)
Đây là câu hỏi mà nhiều người gần đây khi đối mặt với những
lời dạy của Đức Phật thường đặt ra, và sau khi đã quyết nghi, nhiều
người tự nguyện tuyên bố mình là đệ tử Đức Phật. |
|