Phật giáo thế giới
Linh thiêng Bồ Đề Đạo Tràng xứ Ấn
31/10/2013 00:07 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Ở Bồ Đề Đạo Tràng, người ta chỉ nghe thấy tiếng lầm rầm khe khẽ, tiếng chân trần lướt nhẹ thành kính.

Bồ Đề Đạo Tràng nằm ở phía Nam thành Gaya, nước Ma Kiệt Đà (Magadha) thời Ấn Độ cổ đại, nay là vùng ngoại ô Bodhgaya, cách thành phố Gaya khoảng 7 km về phía Nam thuộc bang Bihar, Ấn Độ. Xung quanh Bồ Đề Đạo Tràng có cả trăm ngôi chùa lớn nhỏ. Mỗi chùa mang một dáng vẻ riêng biệt theo văn hóa và kiến trúc của từng nơi nhưng đều hướng về thờ Phật.

Mỗi ngày, tại đây đón hàng nghìn tăng lữ và các vị khách hành hương về đất Phật với tấm lòng thành kính. Được đặt chân đến mảnh đất linh thiêng này với bất kỳ du khách nào cũng là một niềm tự hào. Nhưng đã đến đây, ai cũng tới bằng được chốn linh thiêng nhất mang tên Mahabodhi (hay Bồ Đề Đạo Tràng). Không ai bảo ai, mọi người cùng bỏ lại đôi giày nhuốm bụi đường để bước chân trần vào chùa.


1.jpg


Vạn vật từ cây cỏ, tường thành cho đến những đóa hoa, vạc dầu thơm đều được bài trí một cách cẩn trọng. Giá trị nhất ở đây chính là ngôi Đại Tháp và cội cây Bồ Đề thiêng, nơi đức Phật thành đạo vẫn còn tồn tại mãi theo dòng chảy thời gian. Tháp nhọn phía trên thờ xá lợi của Đức Phật được gọi là Mahabodhi Stupa còn phần phía dưới chánh điện gọi là Mahabodhi Temple.

Tường của tháp được xây dựng bằng gạch xanh trộn vôi với các khung trong hốc tường để thờ các tượng Phật bằng vàng. Cột, cửa chính, và cửa sổ được trang trí với vàng và bạc, trộn lẫn cùng xà cừ và ngọc qúy. Tượng phật Quan Thế Âm và Đức Phật Di Lặc mỗi tượng cao hơn 3 m đặt trong hốc tường bên trái và bên phải cửa bên ngoài chánh điện. Bên trong chánh điện thờ một tượng lớn của Đức Phật Thích Ca.


2.jpg


Phía Đông của Đại Tháp là cội bồ đề thiêng. Tương truyền thái tử Tất Đạt Đa (tức Đức Phật) tu khổ hạnh ở đây trong 6 năm, thân xác và tinh thần gần như đã đi đến cái chết, cũng là lúc Ngài nhận thấy lối tu khổ hạnh này chưa phải là cứu cánh giải thoát cho mình và cho chúng sanh. Từ bỏ lối tu khổ hạnh, Ngài nhặt lấy miếng vải liệm làm y phục và nhận bát cháo sữa từ người thiếu nữ Sujata dâng cúng. Sau đó ngài xuống sông Ni Liên Thuyền tắm gội sạch sẽ và thọ dụng thức ăn, sức khoẻ dần bình phục. Ngài thong thả đi đến cội cây bồ đề trải cỏ và thiền định. Đây chính là nơi của sự chứng ngộ.

Hàng trăm người đủ sắc tộc màu da ngồi quanh gốc cây thiêng và thiền định. Một số khác đang bước những bước thanh thản quanh gốc cây và Đại Pháp. Khi đến với Bồ Đề Đạo Tràng, hãy đến gốc cây bồ đề thiêng, vái ba vái rồi đi quanh 18 vòng, không suy nghĩ, không tạp niệm, không nói chuyện, bước đi thong thả, khoan thai. Khi đủ vòng 18 mới lại vái ba vái nơi gốc bồ đề và khấn lời mình mong muốn. Đó cũng là 18 vòng giác ngộ mà Đức Phật đã làm trước đây khi người ngồi lại thiền định nơi gốc cây bồ đề.


3.jpg


Cội bồ đề hôm nay tương truyền vốn là nhánh con của cây bồ đề năm xưa, trải qua nhiều năm chiến tranh và tàn phá, cây con này vẫn giữ vững thế đứng uy phong. Những người đến Bồ Đề Đạo Tràng đều mong nhặt được một chiếc lá bồ đề, một sự may mắn cho bất cứ ai ghé thăm đất Phật. Bởi thế, có không ít các vị chư tăng đứng đợi nhặt cho được một chiếc lá của cây bồ đề thiêng. Những chiếc lá bồ đề cũng được ép khô và bán thành những món quà lưu niệm ngay bên ngoài cổng chùa.

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch