Bắc truyền
Kinh Đại Bảo Tích
Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Xuất Bản: Ban Văn Hóa Thành Hội TP. Hồ Chí Minh PL 2543 - DL 1999
22/07/2554 11:19 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
Kinh Đại Bảo Tích
Mục lục
Xem toàn bộ

XXXI. PHÁP HỘI HẰNG HÀ THƯỢNG ƯU BÀ DI THỨ BA MƯƠI MỐT
Hán Dịch: Nhà Ðường, Pháp Sư Bồ Ðề Lưu Chi
Việt Dịch: Việt Nam Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

 

Như vầy tôi nghe một lúc Ðức Phật ở nước Xá Vệ tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Ðộc.

Bấy giờ thành Xá Vệ có Ưu Bà Di tên Hằng Hà Thượng từ nhà đến chỗ Ðức Phật dảnh lễ chơn Phật rồi lui ngồi một phía. Ðức Thế Tôn hỏi Ưu BÀ Di ấy rằng: Ngươi từ dâu đến?

- Bạch Ðức Thế Tôn Nếu hỏi hoá nhơn rằng từ đâu đến? Hỏi như vậy thì phải trả lời thế nào?

- Nầy Ưu Bà Di! Luận về hóa nhơn không có vãng lai cũng không sanh diệt đâu nên nói là có chỗ từ đó mà đến.

- Bạch Ðức Thế Tôn! Các pháp há chẳng phải đều như hóa cả ư?

- Nấy Ưu Bà Di! Ðúng vậy. Ðúng như lời ngươi nói.

- Bạch Ðức Thế Tôn! Nếu tất cả pháp đều như hóa thì sao hỏi rằng ngươi từ đâu đến?

- Nầy Ưu Bà Di! Người huyễn hóa ấy chẳng đế ác đạo chẳng sanh lên trời chẳng chứng Niết Bàn, nầy Hằng Hà Thượng! Ngươi cũng như vậy sao?

- Bạch Ðức Thế Tôn! Nếu tôi thấy thân khác với huyễn hóa mới nên nói là qua ác đạo sanh thiện đạo chứng Niết Bàn. Tôi chẳng thấy thân khác với huyễn hóa thì sao lại nói là qua ác đạo sanh thiện đạo chứng niết bàn.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Như tánh niết bàn cứu cánh chẳng còn sanh thiệt ác đạo và Niết Bàn, tôi xem thân mình cũng vậy

- Nầy Ưu Bà Di! Ngươi há chẳng xu hướng Niết Bàn giới ư?

- Bạch Ðức Thế Tôn! Nếu đem lời hỏi nầy hỏi nơi vô sanh thì nên trả lời thế nào?

- Nầy Ưu Bà Di! Vô sanh tức là niết Bàn vậy

- Bạch Ðức Thế Tôn! Các pháp há chẳng đề đồng niết bàn hư?

- Nầy Ưu Bà Di! Ðúng vậy. Ðúng như lời ngươi nói.

- Bạch Ðức Thế Tôn! Nếu tất cả pháp đồng Niết Bàn thì sao lại hỏi ngươi há chẳng xu hướng Niết Bàn giới sao ư?

Lại nữa bạch Ðức Thế Tôn! Ví như hóa nhơn hỏi hóa nhơn ngươi há chẳng xu hướng Niết Bàn ư? Họ sẽ phải đáp thế nào?

- Nầy Ưu BÀ Di! Họ hỏi như vậy không có phan duyên.

- Bạch Ðức Thế Tôn! Ðức Như Lai há lại dùng phan duyên để nêu lời hỏi ấy?

- Nấy Ưu Bà Di! Lời ta hỏi cũng không phan duyên, nhưng vì trong pháp hội đây có thiên nam tử thiên nữ nhơn đáng được thành thục nên ta phát lời hỏi ấy. Tại sao? Vì Như Lai ở nơi danh tự các pháp ấy còn là bất khả đắc thì nào có các pháp và kẻ hay xu hướng Niết Bàn kia.

- Bạch Ðức Thế Tôn! Nếu như vậy thì sao lại vì Bồ Ðề mà tích tập thiện căn, vì chư Bồ Tát và chư thiện căn đều là bất khả đắc.

- Nầy Ưu Bà Di! Lúc tích tập tức vô tâm vậy, lúc chẳng phải tích tập cũng như vậy.

- Bạch Ðức Thế Tôn! Vô tâm được nói ấy là muốn thuyết minh nghiã gì?

- Nầy Ưu Bà Di! Pháp ấy chẳng phải tư duy biết được cũng chẳng phải tư duy đến được. Tại sao? Vì trong ấy tâm còn là bất khả đắc huống là pháp được tâm sanh. Do vì tâm bất khả đắc nên gọi là chỗ bất tư nghị. Chỗ bất tư ngị ấy chẳng phải đắc chẳng phải nhiễm chẳng phải tịnh. Tại sao? Vì Như Lai thường nói các pháp như hư không không có chướng ngại vậy.

- Bạch Ðức Thế Tôn! Nếu tất cả pháp như hư không sao Ðức Thế Tôn lại nói các sắc có các sác thọ tưởng hành thức cùng các giới xứ mười hai nhơn duyên hữu lậu vô lậu nhiễm là tịnh sanh tữ Niết Bàn?

- Nầy Ưu Bà Di! Như nói rằng: Ngã,dầu có lời nói mà thiệt không có ngã tướng để được. Ta nói các sắc cũng thiệt không có sắc tướng để được nhẫn đến nói Niết Bàn cũng không có Niết Bàn tướng để được.

- Nầy Ưu Bà Di! trong pháp của ta những người tu phạm hạnh thấy tất cả pháp đều vô sở đắc mới được gọi là người chơn tu phạm hạnh. Còn người tăng thượng mạn nói hữu sở đắc thì chẳng gọi là an trụ chơn phạm hạnh. Người tăng thượng mạn như vậy nghe thâm pháp nầy sanh lòng rất kinh nghi, họ chẳng giải thoát được sanh lảo bịnh tử ưu bi khổ não.

- Nầy Ưu Bà Di! Sau khi ta diệt độ có người hay diễn thuyết pháp đoạn dứt lưu chuyễn thậm thâm nầy, có kẻ ngu si vì ác kiến nên đối pháp sư sanh lòng sân hận, do đây họ bị sa đọa địa ngục.

- Bạch Ðức Thế Tôn! Như Ðức Phật nói pháp dứt lưu chuyển, do nghiã gì mà gọi tên dứt lưu chuyễn?

- Nầy Ưu Bà Di! Dứt lưu chuyễn là nói thiệt tế bất tư nghị giới, pháp nầy chẳng thể xoi đục trở hoại nên gọi tên là pháp dứt lưu chuyển".

Bấy giờ Ðức Thế Tôn vui vẻ mỉm cười, từ diện môn phóng ra những tia sáng xanh vàng đỏ trắng hồng tía pha lê chiếu suốt khắp vô lượng thế giới trên đến trời Phạm Thế rồi xong về nhập vào đảnh Ðức Như Lai.

Tôn giả An Nam thấy sự ấy liền đứng dậy trịch vai hữu chấm đức chấp tay cung kính bạch Phật: "Bạch Ðức Thế Tôn! Do nhơn duyên gì mà hiện mỉm cười? ".

Ðức Phật phán: "Nầy An Nan! Ta nhớ quá khức có ngàn Ðức Như Lai cũng tại xứ nầy nói pháp như vậy, trong các chúng hội kia cũng có Hằng Hà Thượng Ưu Bà Di làm thượng thủ. Ưu Bà Di kia và các các đại chúng nghe chư Như Lai kia nói pháp nầy rồi đều xuất gia ở nơi Vô dư Niết Bàn mà được diệt độ".

Tôn Giả An Nan bạch Phật: "Bạch Ðức Thế Tôn! Nên đặt tên kinh nầy là gì, chúng tôi phải thọ trì thế nào?".

Ðức Phật phán: "Nầy An nan! Kinh nầy tên là Vô Cấu Thanh Tịnh, các ông nên thọ trì như vậy".

Lúc nói kinh nầy có bảy trăm Tỳ Kheo và bốn trăm Tỳ Kheo Ni hết hẳn các lậu tâm được giải thoát.

Chư Thiên cỏi Dục đem các thứ hoa trời rải lên Ðức Phật mà nói rằng: "Ưu Bà Di nầy rất hi hửu có thể cùng Ðức Như Lai đối đáp được vô sở úy. Người nầy đã từng ở chỗ vô lượng chư Phật thân cận cúng dường vun trồng các thiện căn".

Ðức Phật nói kinh nầy rồi, Hằng Hà Thượng Ưu Bà Di và hàng đại chúng Thiên Long Bát Bộ nghe lời Phật dạy đều rất vui mừng tín thọ phụng hành.

Tiêu điểm: