4. Tâm an thì đất bằng
Vào đời quá khứ, Bồ Tát Trì Địa sinh đúng vào thời đức Như Lai Phổ Quang
xuất thế. Ngài mới nghe qua Phật pháp liền phát tâm xuất gia, và phát
nguyện rằng hễ ngài còn sống đời nào thì trong đời sống ấy ngài sẽ dùng
hết sức lực vì chúng sinh mà xây cầu đắp đường. Phàm thấy có chỗ nào
nguy hiểm thì ngài gia công tu sửa cho con đường giao thông được thuận
lợi an toàn. Trong nhiều đời như thế, Bồ Tát Trì Địa cứ một lòng làm
việc khổ nhọc, không giải đãi, không mệt mỏi, không than vãn, không khoe
khoang.
Ngoài việc xây cầu và đắp đường, cứ thấy người già hoặc trẻ con phải
xách vác cái gì nặng nề cồng kềnh là Bồ Tát Trì Địa vội vàng chạy đến
vác hộ, không cần biết đường xa hay gần, và tuyệt đối không nhận một sự
đền ơn báo đáp nào. Vì thế ngài được rất nhiều người kính ngưỡng.
Có một lần, quốc vương lập đàn cúng dường Như Lai, Bồ Tát Trì Địa biết
được liền vội vàng cẩn thận tu sửa con đường mà Như Lai sắp bước qua cho
được bằng phẳng, rồi cung kính đứng chờ Như Lai giáng lâm.
Đến thời đức Như Lai Tỳ Xá, đức Phật lại đi ngang qua con đường ấy. Ngài
hết lời khen ngợi Bồ Tát Trì Địa có tinh thần làm việc vì người, và đưa
cánh tay ra xoa đỉnh đầu của Bồ Tát mà nói rằng:
– Ông phát tâm tu sửa tất cả mọi con đường khiến đâu đâu cũng được bằng
phẳng. Đất bằng thì tâm cũng bằng, trong tương lai ông sẽ chứng quả rất
mau chóng.
Bồ Tát Trì Địa nghe Như Lai khai thị xong, lập tức đốn ngộ, biết rằng
thân mình cùng thế giới và tất cả mọi sự mọi vật không hề có một sự sai
khác nào, ngài biết bổn tính của mình vốn tịch lặng vô nhiễm, không có
cái “ngã” nào tồn tại. Vì thế ngài chứng đắc quả A-la-hán.
Đó là chuyện tiền kiếp của ngài Bồ Tát Trì Địa.
Vào đời quá khứ, Bồ Tát Trì Địa sinh đúng vào thời đức Như Lai Phổ Quang
xuất thế. Ngài mới nghe qua Phật pháp liền phát tâm xuất gia, và phát
nguyện rằng hễ ngài còn sống đời nào thì trong đời sống ấy ngài sẽ dùng
hết sức lực vì chúng sinh mà xây cầu đắp đường. Phàm thấy có chỗ nào
nguy hiểm thì ngài gia công tu sửa cho con đường giao thông được thuận
lợi an toàn. Trong nhiều đời như thế, Bồ Tát Trì Địa cứ một lòng làm
việc khổ nhọc, không giải đãi, không mệt mỏi, không than vãn, không khoe
khoang.
Ngoài việc xây cầu và đắp đường, cứ thấy người già hoặc trẻ con phải
xách vác cái gì nặng nề cồng kềnh là Bồ Tát Trì Địa vội vàng chạy đến
vác hộ, không cần biết đường xa hay gần, và tuyệt đối không nhận một sự
đền ơn báo đáp nào. Vì thế ngài được rất nhiều người kính ngưỡng.
Có một lần, quốc vương lập đàn cúng dường Như Lai, Bồ Tát Trì Địa biết
được liền vội vàng cẩn thận tu sửa con đường mà Như Lai sắp bước qua cho
được bằng phẳng, rồi cung kính đứng chờ Như Lai giáng lâm.
Đến thời đức Như Lai Tỳ Xá, đức Phật lại đi ngang qua con đường ấy. Ngài
hết lời khen ngợi Bồ Tát Trì Địa có tinh thần làm việc vì người, và đưa
cánh tay ra xoa đỉnh đầu của Bồ Tát mà nói rằng:
– Ông phát tâm tu sửa tất cả mọi con đường khiến đâu đâu cũng được bằng
phẳng. Đất bằng thì tâm cũng bằng, trong tương lai ông sẽ chứng quả rất
mau chóng.
Bồ Tát Trì Địa nghe Như Lai khai thị xong, lập tức đốn ngộ, biết rằng
thân mình cùng thế giới và tất cả mọi sự mọi vật không hề có một sự sai
khác nào, ngài biết bổn tính của mình vốn tịch lặng vô nhiễm, không có
cái “ngã” nào tồn tại. Vì thế ngài chứng đắc quả A-la-hán.
Đó là chuyện tiền kiếp của ngài Bồ Tát Trì Địa.