10/12/2014 21:32 (GMT+7)
Sự có mặt của một chúng sinh hay con người là do nhiều nguyên nhân kết hợp lại mới hình thành. Khi nhân duyên đầy đủ, qua sự kết hợp của tình yêu thương nam và nữ, chất ái của tinh cha huyết mẹ, cùng với thần thức chờ tái sinh, cộng với sự mong mỏi tìm sự sống mà ta có nên hình hài này. Như khi ta uống một ly nước, nước ở trong ly được đưa vào cơ thể, tuy nước trong ly không còn nhưng không bị mất hẳn mà đang được thấm nhuần trong cơ thể chúng ta. Ta có mặt trong cuộc đời là sự biểu hiện của ý thức được tích tụ trong hiện tại mà biến hóa để được tồn tại theo nguyên lý nhân duyên. |
10/12/2014 21:19 (GMT+7)
Trong niềm tịnh tín Tam bảo, tin Tăng có vai trò rất quan trọng. Nhờ thâm tín Tăng bảo nên nương tựa tu học mà dần dần tăng thêm tin hiểu vào Pháp bảo và Phật bảo. Đồng thời, đức tin Phật bảo và Pháp bảo cũng chính là nền tảng để tin sâu, bất động vào Tăng bảo ngày một kiên cố hơn. |
09/12/2014 20:39 (GMT+7)
Những điều mà Đức Phật trình bày về cách tăng trưởng công đức phước báo, đều có ích trong việc thiết lập cái chung cho cộng đồng xã hội. Vì vậy, có thể nói tư tưởng phước điền của Phật giáo thực sự chính là điểm khai sáng phát triển sự nghiệp công ích. Theo kinh Phật thuyết chư đức phước điền. |
09/12/2014 20:32 (GMT+7)
Chúng ta đều biết, người ta sống ở đời mỗi người đều có một thế mạnh, sở trường và sở đoản khác nhau. Biết khai thác và phát huy thế mạnh đồng thời biết khắc phục và tránh né những thế yếu của mình là nền tảng của mọi thành công. Người chín chắn, nhiều trải nghiệm thì không bao giờ chủ quan mà luôn quan sát kỹ càng để tìm ra những điểm mạnh yếu của đối tác nhằm ứng xử phù hợp, lợi mình lợi người. |
09/12/2014 00:10 (GMT+7)
Chánh niệm là chìa khóa mở cánh cửa tỉnh thức, xây dựng nếp sống tự tại, thảnh thơi và an lạc. |
07/12/2014 20:36 (GMT+7)
Bây giờ mình không xuất gia tu hành, thì khi già mình cũng như cha mẹ mình: đầy dẫy phiền não, rồi rớt vào vòng luân hồi. Do đó, xuất gia là phải rồi! |
07/12/2014 20:16 (GMT+7)
Nếu muốn tìm hiểu thân xác mình hầu giúp mình thấu triệt sâu xa về bản chất của nó thì quý vị phải phân chia nó ra thành nhiều thành phần tùy theo ý mình. Chẳng hạn như quý vị hình dung thân xác mình qua các thành phần cấu tạo ra nó - chẳng hạn như đất, nước, lửa và khí - và cứ theo đó mà quán xét không ngừng cho đến khi nào hiểu được ý nghĩa của các thuật ngữ chỉ định ấy. |
07/12/2014 20:10 (GMT+7)
HỎI: Tôi là Phật tử hiện đang học ngành y, học ngành này lúc thí nghiệm thực hành có giết mổ nhiều con vật. Theo học ngành y, ngoài tương lai đời sống cá nhân tôi còn mang tâm nguyện chữa bệnh, cứu người. Vậy tôi có mang tội nặng không? (QUỲNH AN, nguyentrinhquynhan@gmail.com) |
06/12/2014 23:05 (GMT+7)
HỎI: Tôi là Phật tử, thấy xung quanh nhiều người nuôi sâu (làm mồi cho chim, cá cảnh) cũng đang cho nhiều lợi nhuận. Tôi có ý định nuôi sâu để bán nhằm cải thiện kinh tế gia đình trong hiện tại và nguyện với lòng mình là chỉ nuôi bán thôi chứ tuyệt đối không chính tay làm chết bọn chúng. Không biết nuôi sâu như vậy có phạm vào tội sát sinh hay phạm vào nghề tà mạng không? Tôi thấy nhiều chùa nuôi chó, như vậy có nên không, có phạm luật Phật cấm không? (HOÀNG ANH, vouu1509@gmail.com; KHÁNH TUẤN, makhanhtuan@yahoo.com) |
06/12/2014 22:21 (GMT+7)
...Qua câu chuyện người chăn bò, chúng ta thấy rằng, có thể một số Phật tử cũng giống như người chăn bò kia, hiểu biết Phật pháp, nói đúng Phật pháp nhưng chưa thực hành được Phật pháp, cho nên, khổ vẫn hoàn khổ... |
30/11/2014 13:44 (GMT+7)
Tất cả chúng ta có mặt trên thế gian này đều ước mơ sống một cuộc đời an vui, hạnh phúc, chẳng ai muốn đời mình bị bất hạnh, khổ đau. Thế cho nên, khi chúng ta gặp nhau, mình đều chúc nhau tràn đầy niềm an vui, hạnh phúc. |
30/11/2014 13:36 (GMT+7)
Bạn có duyên lành với Đức Bồ-tát Quán Thế Âm từ nhỏ, lại thường trì niệm chú Đại bi nên bạn hay nhẫn nhịn, giàu lòng từ bi. Những đức tính tốt ấy rất cần nhưng chưa đủ để ứng xử hài hòa, phù hợp nhằm thiết lập hạnh phúc hôn nhân. Nhất là gặp trường hợp sống chung với người chồng có tính nóng nảy, gia trưởng, hay la mắng thì ngoài tâm từ bi, cần phải phát huy trí tuệ mới có thể ứng xử thích hợp cũng như góp phần chuyển hóa tâm tính của chồng. |
29/11/2014 14:08 (GMT+7)
Ân cha mẹ: Người con hiếu thảo là hết lòng cung kính và dưỡng nuôi cha mẹ dù bất cứ hoàn cảnh nào, cũng không nệ hà hay phiền trách. Ai luôn biết hiếu dưỡng với cha mẹ là người sống có nhân cách đạo đức, nên dễ thành công trên đường đời. Nếu chúng ta chỉ nuôi dưỡng cho cha mẹ bằng vật chất thì gọi là hiếu thế gian, còn những ai biết hướng dẫn cha mẹ quy hướng về Phật pháp, tin sâu nhân quả, tránh dữ làm lành là hiếu dưỡng cao thượng. |
29/11/2014 13:55 (GMT+7)
Trong Kinh tạng, Đức Phật nói nhiều về tam thiên, đại thiên thế giới và đa số chúng ta thường hình dung rằng những thế giới này nằm bên ngoài trái đất, thế giới của các vị trời, thần… Vì chưa chứng được thần thông nên chúng ta không thể nhìn thấy được những thiên giới đó! Nhưng nếu quán chiếu cho thật sâu, chúng ta sẽ thấy rằng có những thế giới không ở đâu xa mà chính ngay bên trong cõi Ta-bà, nơi mình đang sống. |
28/11/2014 22:02 (GMT+7)
Tình cảm cũng giống như một thứ linh dược quan trọng, nó có thể cảm hóa và thay đổi được mọi thứ, nó là sợi dây gắn kết giữa con người với con người, nó đã làm cho con người thêm gần gũi với nhau, nhờ tình yêu thương chân thật. |
28/11/2014 21:52 (GMT+7)
Phật là ai? Đạo Phật là gì? Nếu không tìm hiểu những khái niệm này một cách thật thấu đáo thì e rằng sẽ có một số người cho rằng Đạo Phật là quá xa vời mà sanh tâm không muốn tiếp cận. |
28/11/2014 21:47 (GMT+7)
Hồng danh Địa Tạng có nghĩa như đất đai rộng lớn chứa hết vạn vật. |
28/11/2014 21:44 (GMT+7)
Phổ Hiền là vị hiền rất gần bậc thánh hay giáo hóa khắp tất cả chỗ. Đức độ khắp tất cả pháp giới; khéo hay điều phục thuận thảo gọi là å Hiền. Điều thiện vi diệu khắp tất cả chỗ gọi là Phổ. |
28/11/2014 21:24 (GMT+7)
Lời thưa: Phàm nghe pháp, phải nghe mà nghĩ, nghĩ mà tu, chẳng đặng chuyên nhớ lời hay, để giúp câu văn lý luận. Chuyên nhớ lời hay, mà không thực hành, thời không ích chi cho đạo. |
28/11/2014 21:21 (GMT+7)
Phật giáo không chỉ là danh tự, tạo tượng nghệ thuật cũng là một cách biểu pháp, cho nên tất cả cách thức, không cách nào không phải là biểu pháp, ngay cả kiến trúc cũng không ngoại lệ. |
|