08/11/2014 01:48 (GMT+7)
Sám hối là một thực hành tu tập quan trọng và phổ
biến trong Phật giáo. Sám hối là quán chiếu lại bản thân, xem mình đã phạm phải
những lỗi lầm gì qua thân, khẩu và ý, từ đó thể hiện tâm ăn năn hối cải, và
nguyện không để những hành vi sai trái như vậy xảy ra lại trong tương lai. Sám
hối, cũng được cho là để “tỏ bày lỗi lầm của mình trước Phật, Bồ-tát, Sư trưởng
hay đại chúng với mục đích mong được diệt tội”2.
Vậy sám hối có thật sự diệt được tội hay không? Và ai là người có thể “giải
tội” cho mình? Có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. |
07/11/2014 22:57 (GMT+7)
Sám hối là một thực hành tu tập quan trọng và phổ biến trong Phật giáo. Sám hối là quán chiếu lại bản thân, xem mình đã phạm phải những lỗi lầm gì qua thân, khẩu và ý, từ đó thể hiện tâm ăn năn hối cải, và nguyện không để những hành vi sai trái như vậy xảy ra lại trong tương lai. Sám hối, cũng được cho là để “tỏ bày lỗi lầm của mình trước Phật, Bồ-tát, Sư trưởng hay đại chúng với mục đích mong được diệt tội”2. |
07/11/2014 12:00 (GMT+7)
Khổ được biểu hiện qua phần thân và tâm. Cơ thể đau nhức là nỗi khổ ở thân này, chẳng hạn như cảm giác đau đớn do bệnh tật hay tai nạn, và cảm thấy khó chịu do nóng lạnh, đói khát. Tâm đau khổ như bất mãn, phiền muộn, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, bất an bởi những thứ không được hài lòng vừa ý. |
04/11/2014 23:42 (GMT+7)
Hỏi: Xin hỏi ý nghĩa từ "trai diên" thường nói đến trong lễ trai tăng là gì? Áo tràng và áo lam của Phật tử khi đã cũ, rách thì xử lý như thế nào? (Diệu Tâm, Bưu điện Bình Hưng Hòa, TP.HCM) |
04/11/2014 22:58 (GMT+7)
Đức Phật kết luận rằng tâm làm chủ, dẫn đầu các pháp. Tâm là kẻ thực hiện cũng vừa là kẻ nhận lãnh những hành động do chính mình làm. Tâm là vị chủ nhân ra lệnh cho kẻ đầy tớ của mình là thân nói năng và hành động. |
04/11/2014 10:50 (GMT+7)
Hôm nay Sư đặc biệt giảng cho chư tỳ kheo và các sadi, mong quý vị hãy lắng lòng nghe. Ngoài việc thực hành Pháp và gìn giữ giới luật, chúng ta không còn gì khác để bàn, để học và trao đổi ý kiến. |
02/11/2014 22:32 (GMT+7)
Hòa thượng thượng Trí hạ Tịnh, suốt đời Ngài khi giáo huấn, chia sẻ cho mọi người, từ người xuất gia cho đến cư sĩ tại gia, từ người già cho đến trẻ nhỏ, từ hàng trí thức cho đến người bình dân, thường chỉ nói một câu không khác: “Hãy cố gắng ăn chay, niệm Phật, thương người, thương vật”. |
02/11/2014 17:02 (GMT+7)
Thực tế ở đời có nhiều sự cho đi nhưng không phải trường hợp nào cũng được ngợi khen và có phước đức. Như cho người phương tiện làm ác, cho người sự chết chóc, cho người sự bất an, cho người sự say đắm sắc dục. |
02/11/2014 16:52 (GMT+7)
Đối với xã hội hiện nay để phù hợp với cơ chế thị trường văn minh hiện đại, các chuyên gia cũng đã chế ra nhiều phương thuốc đặc trị chống “lão hóa” nhưng có công hiệu hay không thì còn tùy vào sự kiên trì của người sử dụng. |
02/11/2014 16:41 (GMT+7)
Làm sao để có được hạnh phúc an lạc là câu hỏi rất thực của cuộc sống và cũng là mong ước chính đáng của con người ở trong mọi thời đại. Tất cả mọi người đều mong muốn có được cuộc sống hạnh phúc an lạc, nhưng không phải ai cũng biết cách để sống hạnh phúc an lạc thật sự. |
01/11/2014 09:27 (GMT+7)
Trong bốn hiện tượng của vô thường; sinh, già, bệnh, chết thì "chết" là cái làm cho mọi người lo lắng sợ hãi nhất. Những người không được may mắn nên bị bịnh nan y như ung thư, bịnh hủi, sida sống thêm một ngày là khổ thêm một ngày, thế mà những người bạc phước ấy cũng vẫn muốn sống đời mà thôi. |
01/11/2014 08:59 (GMT+7)
Không ai sinh ra ở đời mà tự dưng thành chân-thiện-mỹ cả, nhưng do sống và hành động theo cách nào đó thì người ta mới trở thành chân – thiện – mỹ. Người con Phật mong muốn chân – thiện – mỹ nên tìm đến Phật – Pháp – Tăng để nương tựa học hỏi, trau dồi giới đức, tâm đức, tuệ đức, mỗi ngày nuôi lớn khả năng chân – thiện – mỹ của mình. |
31/10/2014 12:35 (GMT+7)
Khi Đức Thế Tôn thành đạo dưới cây Bồ Đề, Ngài đã thốt lên một câu để tỏ lộ sự ngạc nhiên: “Lạ thay, tất cả mọi chúng sanh đều có cái đó mà không hề biết là mình có cái đó”. “Cái đó” tức là khả năng vững chãi, thảnh thơi và bản chất giác ngộ. |
30/10/2014 20:14 (GMT+7)
Chúng ta muốn tu hành được tinh tấn và thành tựu thì phải tránh những chuyện thị phi, vì thị phi mất rất nhiều thời gian một cách vô ích, mà lại gây tạo rất nhiều nghiệp khẩu, oan trái. |
28/10/2014 20:43 (GMT+7)
Căn cứ vào lịch sử Phật giáo thì chỉ có một Phật Thích Ca Mâu Ni, chưa có một vị Phật thứ hai. Nếu có người tự xưng là Phật, dù là thân gì của Phật đi nữa cũng là đại vọng ngữ. |
28/10/2014 11:08 (GMT+7)
Là nỗi khổ trong sự sinh ra. Loài người khi ở trong thai đã có tình thức. Do có tình thức nên có sự cử động cảm xúc. Khi mẹ ăn thức lạnh vào cảm thấy như ở trong giá băng; lúc ăn thức nóng vào cảm thấy như bị nung đốt. Thai nhi sống trong chỗ chật hẹp, tối tăm và nhơ nhớp, vừa lọt lòng đã kêu khóc oa oa. |
24/10/2014 08:04 (GMT+7)
Giáo pháp đạo Phật bao gồm nhiều nội dung và thứ bậc : có thứ bậc là tín ngưỡng dân gian, có những thứ bậc là tôn giáo cao cấp, là triết học và cao nhất là thứ bậc ngộ đạt thực tướng vô tướng. |
22/10/2014 15:19 (GMT+7)
Ngay khi còn sống tại thế gian, cái thân xác này còn không phải là mình, huống là sau khi chết. Tại sao vậy? |
22/10/2014 14:41 (GMT+7)
Đức Thế Tôn là bậc giác ngộ, chỉ nói lên sự thật giúp cho cuộc đời thoát khổ. Pasenadi là một ông vua hiền thiện, rất trân trọng sự thật. |
22/10/2014 08:11 (GMT+7)
Học những gì chưa thấy chưa biết để được thấy được biết đó là người thông minh hay là người trí tuệ. Còn học được những gì đã thấy, đã biết đó là giác ngộ. |
|