Bất mãn nhưng phải tùy duyên
19/11/2014 13:00 (GMT+7)
     Ai suy nghĩ rằng mình là người tốt và có thể thay đổi được mọi sự việc theo sự hiểu biết của mình đó là một điều lầm lẫn rất lớn. Khuất Nguyên vì suy nghĩ rằng những kế sách của mình là đúng, là tốt có thể giúp ích cho nhiều người
Tụng kinh được phước
19/11/2014 12:45 (GMT+7)
    HỎI: Tôi là Phật tử, hàng ngày hành trì hai thời khóa công phu sáng chiều. Gần đây tôi gặp một vị thầy khuyên rằng: Phật tử nên niệm Phật, nguyện sanh Tịnh độ, không nên tụng đọc thêm kinh chú gì khác. Và nói là chú Lăng nghiêm chỉ dành cho người xuất gia ở chùa hành trì, Phật tử không được hành trì, nếu hành trì trong nhà sẽ có chuyện. Xin hỏi, Phật tử tại gia có được hành trì chú Lăng nghiêm không? (NGỌC TỊNH, tinhngoc.dongthap@gmail.com)

Muốn thọ giới Bồ tát, có nên học giới trước rồi thọ sau được không?
18/11/2014 21:18 (GMT+7)
    Hỏi:Kính bạch thầy, con muốn thọ giới Bồ tát, nhưng con chưa hiểu Bồ tát giới như thế nào, con có thể học giới trước rồi thọ giới sau được không? Kính xin thầy giải đáp cho con rõ.
Mười pháp nhà vua nên tránh
18/11/2014 09:52 (GMT+7)
     Đức Phật sau khi giác ngộ, ngoài những giáo huấn về giáo pháp xuất thế cho người xuất gia, Ngài cũng rất quan tâm đến những giáo pháp đem lại sự an lạc, hạnh phúc, thịnh vượng cho người tại gia. 

Lời Phật dạy sống ngay giây phút hiện tại
17/11/2014 22:04 (GMT+7)
     Phật dạy:”Quá khứ đã qua, tương lai chưa đến, hãy sống trong giây phút hiện tại”. Nếu ta quá ưu tư tiếc nuối về quá khứ, hay lo nghĩ mơ mộng về tương lai, để luôn hoang mang lo sợ ta sẽ đánh mất mình trong hiện tại bởi được mất, hơn thua, thành công hay thất bại.
Viên ngọc Kinh Pháp Hoa
17/11/2014 20:13 (GMT+7)
    Kinh Pháp Hoa có nói tới những viên ngọc dấu trong áo và đứa con nghèo khổ. Tôi đã kết hai câu chuyện này lại với nhau như sau. Có một cậu con trai con nhà giàu ham ăn chơi phung phí tiền của mà không ý thức được cái may mắn và hạnh phúc của mình. Người cha rất thương con nhưng không có cách gì giúp được. Ông biết trước là nó sẽ khổ, sẽ đi tha phương cầu thực, sẽ phải đi xin ăn.

Phật giáo và Thần Thông
17/11/2014 09:13 (GMT+7)
    Thần thông là sức mạnh bất khả tư nghì vượt trên thường thức và thể năng, do tu tập thiền định và trí tuệ mà có được. Phật giáo có nói đến sáu hình thức thần thông: 1, Thiên nhãn thông; 2, Thiên nhĩ thông; 3, Tha tâm thông; 4, Thần túc thông; 5, Túc mệnh thông; và 6, Lậu tận thông. Muốn đạt được trọn vẹn các thần thông này thì hành giả phải tu trì theo con đường của Phật.
Giá trị của giáo lý Nghiệp
17/11/2014 09:08 (GMT+7)
     Nghiệp là một trong những giáo lý cơ bản của đạo Phật. Theo Phật giáo, nghiệp chính là nhân tố quan trọng mang tính quyết định tạo nên con người và hoàn cảnh xung quanh. 

Những nguy hiểm trong lúc thực tập Thiền
16/11/2014 15:38 (GMT+7)
     Trong lúc thực tập Thiền, một thiền sinh có thể bị “lạc đường” vì nhiều lý do. Những điều quan trọng sẽ được nêu ra sau đây để cảnh giác mỗi thiền sinh vì chúng thường hay xảy ra…
Tinh thần cứu thế của thanh niên Tăng
15/11/2014 15:16 (GMT+7)
   Hai quốc gia Việt Nam và Trung Hoa đều phụng hành đại thừa Phật Giáo, cho nên đối với cá nhân chúng tôi, chúng tôi rất cảm xúc sâu xa: trong thế giới gần gũi với sự hủy diệt hôm nay, Đại Thừa Phật Giáo cần thiết như thế nào! Các vị ở đây ai cũng là các bậc đại tâm đại sĩ. Đối với bi nguyện của Bồ tát, cố nhiên các vị đã thể nhận được ý nghĩa, tôi lẽ ra không cần nhắc lại làm chi, bất quá nghĩ rằng một lần đề khởi lại là một lần phát kiến thêm một cái gì mới.

Lời Phật dạy cách sống chung với người khó chịu?
14/11/2014 15:21 (GMT+7)
    Trong cuộc sống của chúng ta, ai cũng có thể đã từng gặp phải những chuyện đau thương khốn đốn dẫn đến sự bực bội, khó chịu, phiền muộn khổ đau. Những người khó chịu, họ muốn làm cho mọi chuyện trở nên căng thẳng để tạo ra sự hiểu lầm hoặc mối hiềm thù trực tiếp bằng nhiều hình thức khác nhau. 
Về bố thí Ba La Mật
14/11/2014 15:15 (GMT+7)
Khi tu tập ba-la-mật, dù là Phật Thinh Văn, Phật Độc Giác hay Phật Chánh Đẳng Giác đều phải thành tựu công hạnh như ba bậc kể trên. Tuy nhiên, theo Mahāyana thì sau khi đắc quả A-la-hán, vị ấy“hướng tâm theo đại thừa”, tu tập “lục độ ba-la-mật” mới được gọi là bồ-tát. Còn theo Theravāda, cho dẫu tu tập “thập độ ba-la-mật” thì vẫn còn phàm phu.

Sám hối có được giải tội?-
Xem xét một vài trường hợp trong Nikāya
13/11/2014 22:00 (GMT+7)
    Sám hối là một thực hành tu tập quan trọng và phổ biến trong Phật giáo. Sám hối là quán chiếu lại bản thân, xem mình đã phạm phải những lỗi lầm gì qua thân, khẩu và ý, từ đó thể hiện tâm ăn năn hối cải, và nguyện không để những hành vi sai trái như vậy xảy ra lại trong tương lai. 
Phật dạy không nên có tâm ỷ lại vào người khác
13/11/2014 21:50 (GMT+7)
     Tâm lý đó luôn phổ biến khắp mọi nơi, lúc bình thường không ai nghĩ tới việc tu hành, đến khi có chuyện không may xảy ra, chúng ta vào chùa lễ lạy cầu khẩn van xin chư Phật, Bồ-tát giúp cho. Nếu được tai qua nạn khỏi thì vui vẻ hả hê cho rằng chư Phật, Bồ-tát linh ứng, còn không được thì phiền muộn khổ đau, oán trách trời đất, không dang tay cứu giúp mình.

Tự ngã trong năm uẩn giống như “lõi” cây chuối
13/11/2014 21:38 (GMT+7)
     Theo đạo Phật, những nỗi khổ của con người đều phát xuất từ sự thiếu hiểu biết. Vô minh được coi là nguyên nhân khổ đau lớn nhất của chúng sanh. 
Tu hành như khúc gỗ lênh đênh
12/11/2014 00:15 (GMT+7)
Trong các pháp thoại của Thế Tôn, những hình ảnh trực quan luôn được Ngài vận dụng để minh họa cho sinh động và dễ hiểu. Nhìn một khúc gỗ lênh đênh xuôi trên một dòng sông hướng về biển cả, Ngài liên tưởng ngay đến hình ảnh của người tu đang trên đường xuôi về Niết-bàn.

Làm thế nào có thể vừa quảng bá lòng từ bi lại vừa giết súc vật để ăn?
08/11/2014 23:41 (GMT+7)
          Lời phát biểu trên đây của nhà sư người Pháp Matthieu Ricard cũng là tựa của một bài phỏng vấn ông do tập san Thiên Chúa Giáo La Vie (Sự Sống) thực hiện ngày 07 tháng 10 năm 2014. Nhân ngày Quốc Tế Thực Phẩm 16 tháng 10 vừa qua, các cơ quan truyền thông khắp thế giới thi nhau đưa ra các quan điểm về vấn đề trên đây, và tập san La Viecũng đã phát hành một số đặc biệt với chủ đề ăn chay, trong đó có bài phỏng vấn nhà sư Matthieu Ricard. 
Phép Quán Thế Âm để sám hối và thanh tịnh nghiệp
08/11/2014 21:43 (GMT+7)
   Chúng ta hãy tạo động lực bằng cách nghĩ rằng ta đã tạo nhiều ác nghiệp ở kiếp này và trong vô lượng kiếp trước. Những ác nghiệp này, khi kết trái, sẽ trở thành những nỗi đau khổ liên tục nếu ta không thanh lọc (rửa sạch) chúng. Ác nghiệp sẽ làm cho ta không đạt được hạnh phúc trong kiếp này và những kiếp sau, mà còn ngăn cản ta đạt tới tiềm năng đầy đủ của một tâm giác ngộ, và ngăn cản ta đạt tới mục tiêu cứu khổ chúng sinh, đưa họ đến giác ngộ.

Phước báo thông minh
08/11/2014 21:41 (GMT+7)
    HỎI:   Trong cuộc sống, tôi thấy rất nhiều người có trí thông minh nhạy bén trên con đường học vấn lẫn trong đời thường, vì thế họ thường thành công. Điều đó đã phản ánh sâu sắc phước báo về mặt trí tuệ, tôi nghĩ như thế có đúng không? Cụ thể là ở lớp tôi học có khá nhiều bạn chỉ cần nghe qua thầy cô giảng là có thể hiểu đúng vấn đề nhanh chóng, số còn lại thì không được như thế và tôi chính là một trong số đó. Nhìn thấy chúng bạn tiếp thu bài vở một cách dễ dàng tôi thấy chạnh lòng và thấy mình sống trên cuộc đời này sao quá vô dụng. Tôi thường áp dụng lời khuyên từ thầy cô, bạn bè về phương pháp học tập sao cho đạt kết quả nhưng tất cả chỉ là số 0. Tôi nhận thấy nghiệp chướng si mê của mình sâu dày quá, nhiều khi bế tắc đến nỗi bị stress nặng. Điều này có liên quan đến nhân quả? Tôi phải hóa giải như thế nào theo tinh thần nhà Phật? (YẾN TRINH, bongi9999@yahoo.com )
Đến chùa thọ bát tu học, thọ dụng của đàn na tín thí có mang tội hay không?
08/11/2014 10:55 (GMT+7)
    Kính bạch thầy, khi đến chùa thọ bát tu học mà con thọ dụng thức ăn do đàn na tín thí thập phương dâng cúng. Xin hỏi thọ dụng như thế chúng con có mang tội hay không? Kính xin thầy giải đáp cho con rõ, để con khỏi phải lo sợ. Con kính cám ơn thầy.

 Về trang trước     Về đầu trang      Trang 21 22 [23] 24 25 26 27 28 29 30  
Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch