21/10/2014 13:00 (GMT+7)
HỎI: Tôi có ước nguyện sau khi chết sẽ hiến xác cho khoa học. Tôi nghĩ rằng làm được như thế thì mình dẫu chết rồi vẫn còn có ích cho đời. Tuy nhiên, có người nói rằng nếu hiến xác (hay hiến một số bộ phận của cơ thể) thì kiếp sau khi đầu thai làm người, thân thể sẽ bị khiếm khuyết các bộ phận đã cho. Mong quý Báo chia sẻ về vấn đề này cho tôi được an tâm. (BO,nuocmatnguoica…@yahoo.com) |
21/10/2014 12:52 (GMT+7)
HỎI: Tôi thật sự không biết lý do tại sao anh của tôi không thể xa cô gái đó. Trong khi anh tôi đã có vợ con và gia đình anh đang sống rất hạnh phúc, bản thân anh cũng cảm thấy tội lỗi về mối quan hệ ấy. Có người nói anh tôi bị bỏ bùa, xin hỏi thật sự có bùa yêu không? (MỸ LOAN, myloan882003@yahoo.com) |
19/10/2014 08:36 (GMT+7)
Thần thông diệu dụng là những giá trị lợi ích đặc thù của người tu tập theo những pháp môn nhất định. Ngày xưa, Đức Phật và những vị thánh đệ tử của Ngài đều có được sáu loại thần thông, gọi là Lục thông. |
18/10/2014 12:56 (GMT+7)
Trong Phật pháp, ma, có nghĩa là lực lượng quái ác. Bất cứ những lực lượng nào làm chướng ngại chúng ta trong những nỗ lực "hướng thượng hướng thiện", thì được gọi là ma. Phàm, là người, thì phải "tu hành thiện pháp", " phụng sự đạo đức". Đây là con đường chánh. Nếu như chúng ta gặp phải những kẻ nào, hoặc tổ chức nào, dẫn dụ chúng ta làm điều phi pháp, đi ngược đạo đức, thì đây gọi là chúng ta đã gặp ma. |
17/10/2014 14:30 (GMT+7)
HỎI: Tôi có một người cháu gái xuất gia, hiện đã thọ giới Sa di ni. Thỉnh thoảng cô về thăm nhà vẫn “được” cha mẹ gọi tên tục như trước và sai bảo các việc linh tinh như lúc còn ở nhà. Tôi không rành về luật nghi trong đạo nhưng cảm thấy có gì đó… không ổn. Kính hỏi quý Báo, những người trong gia đình nên xưng hô và ứng xử thế nào đối với người thân đã xuất gia cho đúng đạo? (ĐINH HỮU HẠNH, thị trấn Trảng Bom, Đồng Nai) |
16/10/2014 09:06 (GMT+7)
Trong kinh Pháp Cú đức Phật dạy: “Không nên giết hại vì ai cũng muốn sống, đồng thời cũng không nên gây tổn hại cho mọi chúng sinh, dù chính mình không trực tiếp cầm dao để sát sinh vật, nhưng ăn thịt tức là gián tiếp cổ động cho người khác sát sinh”. |
15/10/2014 22:53 (GMT+7)
Hẳn ai cũng từng biết và suy ngẫm về câu “Có phước có đức thì mặc sức mà hưởng”. Quả đúng như vậy, những người có phước đức thì mọi chuyện trong cuộc sống đều thuận lợi, thành công dễ dàng. Nhưng phước đức không phải tự nhiên hoặc thánh thần nào ban cho mà tự chúng ta phải gieo trồng, tưới tẩm mới mong có ngày gặt hái. |
15/10/2014 07:54 (GMT+7)
Theo giới luật nhà Phật, người mắc bệnh truyền nhiễm nan y thì không được xuất gia, thọ giới. |
14/10/2014 07:12 (GMT+7)
“Buổi sáng đem thân mạng bằng số cát sông Hằng ra bố thí, buổi trưa lại đem thân mạng bằng số cát sông Hằng ra bố thí, buổi chiều cũng đem thân mạng bằng số cát sông Hằng ra bố thí...”. |
12/10/2014 10:28 (GMT+7)
Hỏi: Quan điểm về Nghiệp của Phật giáo có sự khác biệt như thế nào so với quan điểm Số mệnh của Nho giáo ? |
11/10/2014 22:41 (GMT+7)
HỎI: Trước đây tôi đã thỉnh tượng Bồ-tát Quán Thế Âm về nhà phụng thờ. Gần đây, mẹ tôi có ý định thỉnh thêm một pho tượng Bồ-tát Quán Thế Âm nữa về thờ. Mẹ nói, nhà tuy có thờ Bồ-tát rồi nhưng đó là tượng do tôi thỉnh về. Bây giờ, mẹ phát tâm thờ Bồ-tát nên tượng Ngài phải do chính mẹ thỉnh mới được. Xin hỏi quý Báo việc đó có nên hay không?(DIỆU QUANG, dieuquangtran15@gmail.com) |
11/10/2014 09:22 (GMT+7)
Thuở nọ có một thanh niên tên là Ni-ga-ma Ti-xa (Nigama Tissa), sinh trưởng tại một thị trấn cách thành Xá-vệ không xa, xuất gia theo Phật, gia nhập Tăng đoàn. Sư lúc nào cũng chu toàn bổn phận, mẫu mực trang nghiêm, tinh chuyên nỗ lực |
11/10/2014 09:11 (GMT+7)
Luận Đại Trí Độ nói về kiến chấp của người thời xưa tương tự như thế: “Có người cho rằng thời gian là nguyên nhân không thay đổi, là thực hữu, là vi tế không thể thấy, không thể biết, chỉ do kết quả của hoa trái mà biết có thời gian. Thời gian không thể thấy mà biết chắc có thời gian, vì nhìn quả biết nhân”. |
10/10/2014 22:43 (GMT+7)
Hạnh phúc là mong ước lớn nhất của cuộc sống, theo đó mọi dự án nỗ lực cua con người được đặt để và thức hiện. Hết thảy mọi toan tính nỗ lực của con người nếu không phải để đáp ứng nhu cầu thỏa mãn hạnh phúc hiện tại trước mắt thì cũng để bảo đảm cho những dự tính hay mong ước tốt đẹp ở ngày mai hay ỏ tương lai. |
08/10/2014 20:14 (GMT+7)
HỎI:Tôi hiện đang rảnh nên phát tâm thêu tranh Đức Phật Thích Ca như là một hình thức công phu nhằm tích lũy công đức, nhưng lại nghe một người bạn nói là muốn vẽ, thêu hay khắc, tạc tượng Phật, Bồ-tát thì phải ăn chay và nằm đất ba tháng mới được làm. Hiện tại thì tôi không làm được điều kiện này. Vậy cho tôi hỏi người ấy nói đúng không, tôi có bị tội không? (HTTH,htth177@yahoo.com) |
07/10/2014 09:15 (GMT+7)
Nếu chúng ta chấp nhận được mình, chúng ta biết mình là ai thì chúng ta cũng chấp nhận được người khác và biết được người khác là ai. Nếu chúng ta không chấp nhận được chính mình thì chúng ta cũng không chấp nhận được người khác. |
06/10/2014 12:30 (GMT+7)
HỎI: Tôi là Phật tử thường tụng kinh Pháp hoa. Trong quá trình đọc tụng, tôi phát tâm kính ngưỡng và yêu thích ý nghĩa danh hiệu Đức Phật Nhiên Đăng nên muốn lấy danh hiệu này đặt tên cho con trai sắp sinh của mình. Cha mẹ và các bậc lớn tuổi đều khuyên không nên, vì “phạm húy” với Phật. Vậy mong quý Báo giúp tôi về vấn đề này. (HOA HẠNH, catphuc.nguyen@gmail.com) |
05/10/2014 16:33 (GMT+7)
HỎI: Tôi có xem sách bói toán nói về tuổi tác nam nữ khi lập gia đình, rồi nghiệm bản thân cùng bốn người bạn bị phạm vào tháng “Cô thần”, “Cô quả” hiện tại đều gặp trục trặc trong đời sống hôn nhân. Dù rằng, họ là những người có nhân cách tốt, là giảng viên giỏi, nhà quản lý tài năng và có đời sống vật chất khá đầy đủ. Vậy có phải do tuổi tác của họ không hợp? Hay là do trong quá khứ họ đã tạo nghiệp nên trong hiện tại chịu quả báo cô đơn? Đây có phải là định nghiệp? Có thể chuyển nghiệp được không và chuyển bằng cách nào? |
05/10/2014 16:10 (GMT+7)
Ở trên thế gian nhiều đau khổ và lắm nạn tai thì tiếng cầu cứu vị Bồ-tát Quan Âm có hạnh nguyện ban vui cứu khổ chúng sanh không thể nào nói cho hết. Và đặc biệt với thần lực siêu việt của vị cổ Phật Chánh Pháp Minh Như Lai thị hiện cõi Ta-bà này dưới hình tướng Quan Thế Âm Bồ-tát, thì thiên xứ hữu cầu thiên xứ ứng. Vì vậy, bất cứ nơi nào phát ra tiếng kêu trầm thống cầu cứu Đức Quan Âm, tức khắc Ngài liền hiện hữu để cứu giúp. |
04/10/2014 08:33 (GMT+7)
HỎI: Tôi hiện đang mang thai đứa con đầu lòng đã được ba tháng. Biết được sự lo lắng của tôi nên mẹ đã khuyên muốn sinh con được đẹp đẽ, thông minh và nhất là khi sanh nở được vẹn toàn, mẹ tròn con vuông thì hàng đêm phải tụng kinh cầu nguyện. Xin chỉ giúp tôi phải tụng kinh gì và cầu nguyện như thế nào để đạt được kết quả. |
|