08/01/2014 06:29 (GMT+7)
Vậy, từ khi đã biết Phật cũng có nghĩa là Tỉnh Thức, biết được hai
nghiệp thiện ác thì việc tu hành để chuyển nghiệp ác, nghiệp bất thiện
chúng ta đã trót tạo, thành nghiệp thiện và đi đến sạch nghiệp không
phải quá khó. Nhà Phật có câu: “Hồi đầu thị ngạn”. |
06/01/2014 16:54 (GMT+7)
GN - “Tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên” chính là hành trang, là phương tiện cần thiết để những người con Phật dấn thân nhập thế, lợi đạo và ích đời. |
04/01/2014 09:21 (GMT+7)
Trời ơi, tại sao tôi khổ quá vậy nè? Tôi ăn hiền ở lành, tôi cầu xin van vái hoài, tại sao trời không giúp đỡ gì hết? Còn cái bà hàng xóm gian ác, chưa bao giờ cầu xin gì cả, mà trời lại giúp bà ta được buôn may bán đắt, gia đình hạnh phúc, con cái đỗ đạt? Tại sao lại có chuyện bất công quá vậy, hả trời? |
01/01/2014 00:35 (GMT+7)
Nguyên lý tiêu trừ tai họa, sống thọ là nơi sám hối, phát nguyện. Quả báo đến thì phải chịu, thế nhưng khi phát tâm sám hối và phát nguyện, thì quả báo chưa sinh khởi có thể biến chuyển. Cũng giống như kẻ phạm tội, khi đem ra phán xử, mà biết nhận tội và ăn năn hối lỗi, chịu hợp tác với quan tòa, thì khi luận tội cũng sẽ được khoan giảm. |
27/12/2013 07:05 (GMT+7)
TTT: Một vị tăng nọ xây một thảo am tự tu, được một bà lão mộ Phật ngày ngày lo cơm nước trong mấy chục năm. Một hôm bà lão muốn thử công phu tu tập của ông tăng đã đến đâu, bèn kêu một cô gái đẹp đến "harrass" ông ta. Cô ta vô lều một lát thì đi ra, kể, đại khái: Tôi ôm lão ta nhưng lão ta nói: cây mọc trên đá mùa đông, làm gì còn lửa tình. Bà lão chửi, "Hắn ta không nhất thiết phải đáp ứng dục tình của cô, nhưng ít ra cũng phải xót thương cô". Nói xong đốt am đuổi ông tăng đi. Quý ĐH xem ai đúng, ông tăng trong sạch hay bà lão gàn? |
27/12/2013 06:19 (GMT+7)
Khi đối mặt với nỗi đau bệnh tật hoặc cái chết, trong tâm lý của đa số có lẽ ai cũng mong muốn Đức Phật làm phép lạ hay ban cho mình một sức mạnh diệu kỳ để giúp mình chiến thắng nỗi đau, vượt qua bệnh tật. Đó là tâm lý thường tình, cũng như người gia chủ kia cầu xin Đức Phật giúp cho thân tâm ông được nhẹ nhàng, an ổn. Nhưng theo Đức Phật, khi mang tấm thân tứ đại giả hợp này mà mong không bệnh tật là một thái độ si mê. Bản chất của thân này là duyên sinh nên vô thường, biến hoại; mong muốn nó bền chắc, tốt đẹp, thường còn, không biến hoại để mãi mãi an vui là điều không tưởng. Đức Phật không bao giờ làm việc gì vô ích chỉ vì hư tưởng, hẳng hạn như ban pháp mầu để vượt qua bệnh tật hay lẩn tránh cái chết. Nếu có biện pháp nào giúp người bệnh vượt qua nỗi đau bệnh tật thì biện pháp đó phải được thực hiện bởi chính người bệnh. Bằng như Đức Phật ban cho họ phép màu để họ được như nguyện (thân tâm an ổn), thì sau căn bệnh đó, sau nỗi đau đó còn biết bao căn bệnh khác, nỗi đau khác vốn tiềm ẩn trong tấm thân tứ đại giả hợp, họ sẽ phải đối mặt như thế nào? Chắc chắn là không có phép màu nào có thể khiến cho họ lành lặn, an ổn mãi mãi, bởi đặc tính của mọi sự vật hiện tượng là vô thường, biến hoại. |
25/12/2013 07:29 (GMT+7)
Câu
hỏi nêu lên có vẻ rất đơn giản, nhưng thật ra lời giải
đáp khá phức tạp, bởi vì không phải « theo » Phật giáo
là đương nhiên trở thành một Phật tử. Có những người
chưa bao giờ đến chùa, không ăn chay, cũng chẳng hiểu Đạo
Pháp là gì, nhưng vẫn tự nhận là người « theo » Phật
giáo, chẳng qua vì họ tự nhận diện dựa vào truyền thống
gia đình, hoặc cứ nhận bừa để chọn cho mình một vị
trí tín ngưỡng trong xã hội. |
25/12/2013 07:24 (GMT+7)
Nếu chỉ vì ngũ
quan không thể cảm nhận được mà ta quả quyết rằng Niết Bàn là hư vô, là không
không, không có gì hết, thì cũng phi lý như người mù kết luận rằng trong đời
không có ánh sáng, chỉ vì không bao giờ anh ta thấy ánh sáng. Trong ngụ ngôn
"Rùa và Cá" được nhiều người biết, cá chỉ biết có nước nên khi nói
với rùa, cá dõng dạc kết luận rằng không có đất, bởi vì có những câu hỏi của cá
đều được rùa trả lời là "không". |
14/12/2013 11:22 (GMT+7)
Người xưa bảo: “Mới tu sợ vọng tưởng, tu lâu sợ hôn trầm.” Lời này duy đúng một phần, không được cứu cánh lắm, vì đó chỉ nói về phần tán loạn thuộc vọng tưởng thô. Đến như về phần vọng tưởng vi tế, người tu già dặn cũng phải e ngại. Bởi khi niệm Phật dụng công chặt chẻ kín đáo, tạp tưởng thô phù cố nhiên phải lặng chìm, song rất khó nhận được tướng qua lại của phần vọng tưởng vi tế. |
13/12/2013 19:08 (GMT+7)
May mắn nhất của đời người là biết được và thụ hưởng được những mầu nhiệm của Tâm Định Tuệ. Tâm Định Tuệ là tâm linh tối thượng của vũ trụ, tiềm ẩn ở mỗi con người, trong tất cả chúng sinh |
12/12/2013 23:32 (GMT+7)
Mọi sự vật trong vũ trụ đều vận hành theo quy luật khách quan tự nhiên là Duyên khởi. Khi hội tụ đủ Duyên thì sự vật như là hình thành, và cũng khi hội tụ đủ Duyên thì sự vật như là tiêu hoại. |
10/12/2013 19:26 (GMT+7)
Hỏi: Khi hành trì niệm Phật, con tưởng ngồi một mình chỗ yên vắng thì không bị vọng tưởng. Nhưng trái lại, càng thanh vắng chừng nào thì tâm con càng loạn tưởng nhiều chừng nấy. |
10/12/2013 12:28 (GMT+7)
Một nghiên cứu mới cho thấy chánh niệm ở nơi làm việc có thể làm giảm mức độ kiệt sức xúc cảm, giúp giữ thăng bằng cảm xúc và làm tăng sự hài lòng trong công việc của bạn. |
08/12/2013 04:16 (GMT+7)
Chúng ta ai cũng hiểu cuộc đời là vô thường, nay còn mai mất, nay vầy mai khác, muôn sự không có gì tồn tại vĩnh viễn, bất biến, không thay đổi, cho nên chúng ta nhứt định không tranh cãi, không ngạc nhiên, cũng như không bực bội, khi thấy người khác thay tướng đổi tâm, từ tốt thành xấu, hoặc ngược lại, từ xấu thành tốt. |
06/12/2013 20:32 (GMT+7)
Thông thường người ta cho rằng người rảnh rang mới có thời gian làm việc thiện. Tôi thì ngược lại cho rằng, người bận rộn là người có thời gian nhiều nhất. Đó chính vì vậy họ mới có thể đi làm việc thiện. |
06/12/2013 17:52 (GMT+7)
Khi biết có thai liền nên đọc, mỗi ngày đọc tụng một bộ Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, hoặc niệm nghìn câu danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng, cần phải dùng tâm chân thành cung kính để tụng niệm thì phước báo sẽ vô cùng to lớn. Cho dù đứa bé trong thai là đến để báo oán, là oan gia trái chủ, bạn có thể chăm sóc đứa bé như thế thì oan kết này cũng được hóa giải, bạn đã có ân với nó rồi thì nó không báo oán nữa, mà đến báo ân. Chuyển biến phải ngay từ đầu. Trong kinh đã nhấn mạnh, chậm nhất cũng phải vào bảy ngày trước khi sanh, đương nhiên là càng sớm càng tốt. Khi chúng ta hiểu được lý lẽ này, biết được phương pháp này, thì tốt nhất đọc tụng ngay khi biết có thai, liền y theo phương pháp này mà tu hành. |
03/12/2013 14:51 (GMT+7)
Có những việc trên đời người ta cứ ngỡ là có, nhưng đó chính lại là không, hoặc những chuyện người ta cho không bao giờ có thể có, nhưng trên thực tế là có. |
03/12/2013 07:11 (GMT+7)
Đức Phật khẳng định nếu con người tạo nghiệp xấu thì chịu quả báo xấu và tạo nghiệp tốt thì được hưởng quả báo tốt, cầu nguyện không thể làm thay đổi được nghiệp lực, nhất là khi nghiệp đã chín muồi. |
01/12/2013 21:11 (GMT+7)
Nhờ ấn tống kinh sách mà những oán thù của người ấn tống trong quá khứ được tiêu trừ nên người ấn tống thoát khỏi những oán thù trong hiện tại và tương lai. |
01/12/2013 18:21 (GMT+7)
Trên thế gian, có tốt thì có xấu. Có kẻ tu hành, thì cũng có kẻ chẳng tu hành. Có kẻ chân chánh hành trì Phật Pháp; song, cũng có kẻ thừa cơ dựa vào đạo Phật để kiếm áo mặc, lợi dụng Phật để có cơm ăn, lại còn dùng đạo Phật để làm chuyện bán buôn, kiếm chác lợi lộc. Ðó là tình trạng "ngọc châu bị trộn lẫn với mắt cá," rắn rồng, vàng thau lẫn lộn. |
|