30/11/2013 08:22 (GMT+7)
Mục đích của thiền là đạt được giải thoát an vui nội tại và an lạc tuyệt đối—thuật ngữ Phật giáo gọi đó là Niết-bàn hay giác ngộ. Tuy nhiên, ngôn từ không quan trọng lắm—những gì bạn phải biết là kết quả mà mình đặt mục đích để chứng đạt. |
30/11/2013 08:15 (GMT+7)
Người thật sự biết niệm Phật, sự lợi ích, niềm an lạc mà họ đạt được, phàm phu chúng ta không thể nào hiểu thấu, mà họ cũng không thể giải thích rõ cho chúng ta, vì có giải thích, chúng ta cũng không hiểu. Giống như ai uống nước, tự người đó biết nóng hay lạnh, mùi vị ngọt đắng ra sao vậy. Nguyên tắc thuyết pháp của chư Phật cũng thế! Những điều chúng sanh có thể hiểu được, các ngài mới nói; nếu không hiểu được, tuyệt đối đều không nói. |
28/11/2013 08:38 (GMT+7)
Không lo lắngBuông bỏ “người điều khiển”, tiếp xúc nhiều hơn với giây phút hiện tại và sẵn sàng hơn đối với sự bất định của tương lai giải phóng cho chúng ta khỏi nhà tù của sợ lo sợ. Nó giúp chúng ta đáp ứng với những thách thức của cuộc đời với tuệ giác sẵn có của mình, và đưa chúng ta ra khỏi tình huống khó khăn một cách an toàn. |
26/11/2013 09:33 (GMT+7)
Trong cuộc sống, bạn có thể nhận thấy rằng nhiều việc có xu hướng xẩy ra rất sai lạc, hoặc ít nhất, thì những điều đó không đúng như ý bạn mong đợi. Nên, mặc dù nhiều lần gây tổn thương, nhưng bạn vẫn phải tiếp tục đối diện và cố gắng vượt qua, để tìm kiếm hạnh phúc mỏng manh tiềm ẩn trong tâm |
24/11/2013 08:52 (GMT+7)
Nạo phá thai là vấn đề nghiêm trọng, là nghiệp chướng. Trong kinh Phật nói, con cái và cha mẹ là cái duyên rất sâu dầy. Nếu không có duyên sẽ không cùng chung sống một nhà. Trong cái duyên này có hai loại. |
21/11/2013 08:41 (GMT+7)
Quý vị hiểu rõ cái chuyện ăn cơm rồi, cho nên “Nguyện dứt hết thảy ác, nguyện tu hết thảy lành, thề độ hết thảy chúng sanh”; có ba điều tâm niệm như thế, quý vị theo đó quán tưởng trong lúc dùng cơm, thì làm sao có thì giờ nói chuyện nhảm chứ? Cũng không thể có vọng tưởng khởi lên. Dùng xong một bữa cơm như thế, chắc chắn tiêu tai sống thọ, nhất định sẽ được tăng trưởng phước tuệ |
20/11/2013 17:34 (GMT+7)
Việc đáng làm không làm, việc không đáng làm lại làm, những người phóng túng ngạo mạn, thì lậu tập mãi tăng thêm (Kinh Pháp Cú) |
20/11/2013 08:32 (GMT+7)
Trong kinh sách của Phật giáo, những lời dạy quý báu có thể giúp đỡ chúng ta vượt qua những cơn sóng gió của cuộc đời, vượt qua những bước thăng trầm của thế sự, được ghi chép khắp nơi, chẳng hạn như trong "Luận Bảo Vương Tam Muội", chúng ta có "Mười Điều Tâm Niệm" cần nên thường xuyên chiêm nghiệm, suy tư, nghĩ tưởng luôn luôn, để mỗi khi "bát phong" ập đến, nghĩa là sóng gió của cuộc đời dồn dập xảy ra, chúng ta có thể đối phó, ứng xử một cách dễ dàng hơn, không bị nhận chìm trong biển nước mắt của phiền não và khổ đau. |
20/11/2013 06:37 (GMT+7)
Tôi rất ít khi nghĩ về quá khứ và cũng không cảm thấy quá khứ là một cái gì đó quá cần thiết, nên chỉ xin kể ngắn gọn do đâu mà cuốn sách này ra đời (1) và vì sao tôi trở thành một vị thầy tâm linh. |
19/11/2013 07:42 (GMT+7)
Tai nạn giao thông (TNGT) luôn là vấn đề nhức nhối trong nhiều năm
nay tại nước ta. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, trong 10 năm
qua, từ 2002-2012, số người tử vong do TNGT là hơn 120.000 người, tức
bình quân cứ mỗi ngày có hơn 30 người chết trên khắp các nẻo đường Việt
Nam. Con số này khiến ai nghe qua cũng phải giật mình vì sự “tàn khốc”
của nó. |
19/11/2013 07:11 (GMT+7)
Có lẽ rất nhiều thi nhân, văn sĩ v.v… đều trải nghiệm nỗi đau khổ của cuộc đời và chiêm nghiệm lời Đức Phật dạy, nên họ viết lên rất nhiều bài văn, bài thơ và những ca khúc nổi tiếng, như nhà thơ Đoàn Như Khuê viết:Biển khổ trầm luân sóng ngụt trờiKhách trần chèo một chiếc thuyền chơiThuyền ai ngược gió, ai xuôi gióNgẫm lại cho cùng biển khổ thôi. |
19/11/2013 06:56 (GMT+7)
Luật nhân quả dạy rằng gieo gió sẽ gặp bão, trồng cam sẽ được quả ngọt, trồng chanh ắt phải hái trái chua, đem niềm vui đến cho người, mình sẽ được hạnh phúc, gây khổ đau cho người, mình sẽ chịu sự bất hạnh. Người ta không thể thoát khỏi nghiệp quả của mình một khi chính mình đã gây tạo. Có nhiều cách tạo ra nghiệp tốt để hóa giải đi những nghiệp xấu mà chính mình đã cố ý hay vô tình gây ra trước đó. |
18/11/2013 19:54 (GMT+7)
Nói một cách khác, chúng ta cần mở rộng và làm lớn cái tôi của mình ra để bao trùm hết trái đất này, từ đó ta mới có thể bảo vệ và nuôi dưỡng nó được. Trái đất này là của tôi, và nếu như có ai đổ xuống những chất thải nguy hại, tôi sẽ vô cùng bất bình và sẽ phản đối như chính mình bị thương tổn vậy. |
18/11/2013 18:16 (GMT+7)
Trì chú có tác dụng không? Trì chú là dùng những âm thanh đặc biệt, những ngôn từ đặc biệt, đại biểu cho sức mạnh gia hộ của chư Phật, Bồ Tát hay thần linh để phát huy những công năng nhất định như trị bệnh, xua đuổi tà ma quỷ quái, cầu phúc v.v… Trì chú dưới những hình thức khác nhau đã sớm có trong tôn giáo của các bộ tộc nguyên thủy. |
16/11/2013 20:41 (GMT+7)
Trong thời đại được gọi là văn minh như hiện nay vẫn xuất hiện không ít những người tự xưng là giáo chủ, thánh chủ, thượng sư hay đạo sư. Có người tự cho rằng được thánh nhập, chỉ cần theo họ tu bảy ngày mở bảy luân xa là đắc đạo thành tiên thánh rồi dùng nhiều cách thức mê hoặc, dẫn dụ người đi theo vì nhiều mục đích khác nhau. Điều này ảnh hưởng không tốt đến đời sống xã hội, trong đó có cả những Phật tử hiền lành chất phác. |
16/11/2013 20:00 (GMT+7)
Đồng nghiệp có nghĩa là làm cùng một nghề. Xét như thế, ta sẽ có rất nhiều đồng nghiệp ở khác cơ quan của mình, ở đó đây trong Sài Gòn đông đúc này và khắp các tỉnh thành cũng như rộng lớn hơn, vươn ra tầm thế giới. |
16/11/2013 19:57 (GMT+7)
Đó là hiện tượng bùng phát các đạo tràng hộ niệm tự phát. Qua văn bản mới đây của Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương, chúng ta có thể thấy các đạo tràng hộ niệm tự phát đang phát triển mạnh trên phạm vi toàn quốc |
16/11/2013 19:54 (GMT+7)
Làm thầy cô giáo thì càng phải gương mẫu, chỉ cần làm gương thôi, không dần dạy gì thêm cả thì học trò đã học được nhiều lắm rồi |
16/11/2013 12:09 (GMT+7)
Đức Phật nói: “ Ai thành tâm xưng niệm 1 câu : NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT…sẽ diệt trừ hết tội lỗi trong 80 ức kiếp ( 1 ức là 100.000, vậy 80 mà nhân cho 100.000 thì phải nói là rất nhiều; 1 kiếp là 1 đời đã sống ). Cháu Hạnh từ bệnh viện trả về đến nhà chỉ còn là một bộ xương cách trí, thoi thóp trong hơi thở như một con mèo quặc quẹo sắp sẽ ra đi. |
13/11/2013 11:37 (GMT+7)
Tu Phước là gieo nhiều hạt giống phước đức (punya), như bỏ tiền vào trương mục tiết kiệm, như giúp người và làm những điều lành khác để sau này được hưởng hạnh phúc. Tu huệ là quán chiếu học hỏi luôn để mỗi ngày trí tuệ mỗi lớn thêm và có công năng giải phóng mình ra khỏi những ràng buộc khổ đau. |
|