29/06/2017 18:09 (GMT+7)
Cốt tủy của mọi pháp hành theo Phật giáo là thành tựu giới-định-tuệ. Thông thường quan hệ giới-định-tuệ được ghi nhận theo hình tháp, trong đó giới là nền tảng, nhân giới sanh định, nhân định phát tuệ. Thực tiễn thì quan hệ giới-định-tuệ sinh động hơn, luôn tương tác lẫn nhau, có mặt trong nhau và hỗ trợ lẫn nhau theo cách tức giới, tức định, tức tuệ. |
26/05/2017 22:27 (GMT+7)
CÂU HỎI CỦA DIỆU HIỀN: Kính bạch Thầy, Thầy dạy không làm khổ mình, khổ người, nhưng trong cuộc sống tương quan hằng ngày con thấy khó mà giữ cho tuyệt đối và trọn vẹn. Ví dụ: |
23/05/2017 20:27 (GMT+7)
Bắt đầu ngày 14 tháng 9 năm Quý Dậu (1993), Thầy sẽ tiếp tục nhập định 48 tiếng đồng hồ. Do nhân duyên này, Thầy có lời xin nhắc nhở cùng quý thầy: Được Thân Người Là Khó. |
23/05/2017 20:01 (GMT+7)
ĐƯỢC THÂN NGƯỜI LÀ KHÓ Bắt đầu ngày 14 tháng 9 năm Quý Dậu (1993), Thầy sẽ tiếp tục nhập định 48 tiếng đồng hồ. Do nhân duyên này, Thầy có lời xin nhắc nhở cùng quý thầy: Được Thân Người Là Khó. Trong cuộc đời tu hành, quý thầy sẽ gặp một hạng người tiêu cực, họ cho rằng chúng ta là những người có đủ phước duyên với đạo Phật. Nhưng trong chúng ta cũng có kẻ hạ căn, người trung căn và cũng có kẻ thượng căn. Kẻ hạ căn và trung căn thì không tu một đời mà trở thành Phật được, phải trải qua nhiều đời nhiều kiếp. |
11/05/2017 16:06 (GMT+7)
Hỏi: Kính
thưa Thầy! Con người từ nhân quả sanh ra là sao? Sống trong nhân quả,
chết trở về nhân quả, nghĩa như thế nào? Xin Thầy giảng cho chúng con
được hiểu. |
08/05/2017 08:05 (GMT+7)
“1- Tất cả pháp lấy dục làm căn bản;2- Tất cả pháp lấy tác ý làm sanh khởi;3- Tất cả pháp lấy xúc làm tập khởi;4- Tất cả pháp lấy thọ làm chỗ quy tụ;5- Tất cả pháp lấy định làm thượng thủ;6- Tất cả pháp lấy niệm làm tăng thượng;7- Tất cả pháp lấy tuệ làm tối thượng;8- Tất cả pháp lấy giải thoát làm lõi cây;9- Tất cả pháp lấy bất tử làm chỗ thể nhập;10- Tất cả pháp lấy Niết Bàn làm cứu cánh” (Kinh Tăng Chi tập 4, trang 382) |
06/05/2017 16:23 (GMT+7)
Người, vật, chim muông, hoa lá, cỏ cây, lâu đài, phố thị, làng mạc... đều nương tựa trên mặt đất. Cũng vậy, chúng sanh hữu tình, các bậc trí tuệ, chư thánh nhơn, đức Phật... cũng do 10 nghiệp lành mà có sắc thân, tướng mạo, y báo, chánh báo sai khác, dị đồng... Tất cả phải nương tựa nơi 10 nghiệp lành vậy. |
04/05/2017 20:55 (GMT+7)
Hỏi 1 (Câu hỏi của Tịnh Trí):
Thầy kính mến! Từ khi tu tập thiền theo phương pháp Thầy hướng dẫn, mỗi
lần đi ra đường con cảm thấy rất ngộp thở, cảm giác như là sắp tắt thở,
và lúc nào cũng như là cần hơi thở lắm vậy. Có nhiều lúc con nghĩ là
phải gọi xe đưa đi bịnh viện. Khi đi mua sắm với vợ thì con cảm thấy rất
mệt, và phải nằm trong xe để bà xã con đi vô trong trước. Không biết là
tại sao? Con bắt đầu ngồi thiền từ lúc 15 tuổi, và bây giờ là 40 tuổi,
chưa bao giờ con bị trong trạng thái này. Lúc trước con ngồi thiền là
ngồi theo phương thức Yoga, có nghĩa là con ngồi với trạng thái thả
lỏng, không suy nghĩ gì. |
30/04/2017 16:04 (GMT+7)
Trâu là dụ cho tâm mình, xe là dụ cho thân, chúng ta Thiền là hành thẳng nơi tâm mọi lúc, mọi nơi chứ không chỉ lúc ngồi Thiền. Người tại gia bận công lên việc xuống làm sao có nhiều thời gian để ngồi Thiền. Nếu ta chấp như vậy thì tu hoài cũng dậm chân tại chỗ, làm sao tu tiến cho được. Cho nên, người tại gia phải biết uyển chuyển tu từ khi mở mắt thức dậy cho đến khi đi ngủ, tu như vậy mới đủ khả năng hoá giải phiền não tham-sân-si. Người tại gia vì phải bận bịu với cơm áo gạo tiền, cha mẹ, vợ chồng, con cái, giao tế bạn bè, giữ mối quan hệ làm ăn nên phải Thiền bằng cách chú tâm, làm việc nào biết việc đó. |
30/04/2017 15:53 (GMT+7)
Đạo Phật là đạo của giác ngộ, giải thoát nên lúc nào cũng phát khởi tấm lòng vô ngã, vị tha với tinh thần từ bi và trí huệ. Trong suốt 49 năm hoằng dương chính pháp, đức Phật đem hết sự thấy biết của mình qua sự tu chứng, trải nghiệm thực tế, nhằm thức tỉnh và giác ngộ mọi người để có sự hiểu biết chân chính bằng niềm tin nơi chính mình và tin sâu nhân quả. |
28/04/2017 20:44 (GMT+7)
Trên thế gian này, chiến thắng vạn quân không bằng chiến thắng chính mình, chiến thắng chính mình mới là chiến công oanh liệt nhất! Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã trở thành Bậc Đạo sư lỗi lạc là thầy của trời người, vì Ngài đã chiến thắng chính mình bằng sự thật lịch sử cách nay trên 2.600 năm tại Ấn Độ, đã được cả thế giới loài người hâm mộ, khát ngưỡng tận cõi lòng. |
24/04/2017 21:04 (GMT+7)
Một lòng tin chân chính phải đi theo với sự tìm tòi
bằng sự quán chiếu, xem xét, hiểu rồi mới tin, thì cái tin ấy mới là
chánh tín |
24/04/2017 15:07 (GMT+7)
Gần đây một lần vô tình em thấy thông tin trên mạng có
mấy thằng Pháp Luân Công định giật đổ tượng đài Lê Nin em mới giật mình
và tìm hiểu kỹ về môn phái này, sau khi tìm hiểu em thấy không ổn. Hơn
nữa trước khi tập Pháp Luân Công thì vợ em chuẩn bị vào Đảng, sau khi
tập 1 thời gian thì quyết định không vào Đảng nữa với lý do đã theo Pháp
Luân Công thì không tham gia vào các tổ chức chính trị. |
23/04/2017 18:37 (GMT+7)
Các vị Hoàng đế từng lưu lại đây, các vị Tổ Sư giác ngộ tại đây, và đây là nơi của khóa thiền 100 ngày. Đã hơn ngàn năm qua, Chùa Cao Mân là cột trụ của Thiền Tông Phật Giáo Trung Hoa. Được thành lập vào đời nhà Tùy (khoảng năm 600 SCN), Chùa Cao Mân đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, những lần đói kém, và những cuộc cách mạng. Hiện nay, do hoàn cảnh của Phật Giáo tại Trung Quốc, Chùa Cao Mận bị buộc phải nới lỏng chính sách chỉ có Thiền mà thôi và cung cấp nhiều sinh hoạt khác có thể dễ gần gũi hơn như Tụng Kinh Hoa Nghiêm, và mới đây là Truyền Đại Giới (Tam Đàn Đại Giới) cho một ngàn sa di, lần đầu tiên trong cả ngàn năm. |
22/04/2017 20:44 (GMT+7)
Khất thực thời Đức Phật - Tranh PGN Hẳn ai cũng biết câu: “Cái vòng danh lợi cong cong/Kẻ hòng ra khỏi,người mong bước vào”. Lợi và danh, những thứ mà thuở sơ tâm xuất gia ai cũng thấy bọt bèo. Buông bỏ hết những cái vụn vặt, tầm thường để hướng đến những chân trời cao rộng. Từ bỏ gia đình, cất bước du phương, như khúc gỗ trôi theo dòng sông nhưng không phải khúc gỗ nào cũng xuôi về biển cả. Vì nhiều nhân duyên, nghiệp dĩ nên người đốn củi kia tuy có vào rừng mà không lấy được lõi cây, chỉ mang về đôi chút cành lá mà thôi. |
20/04/2017 20:29 (GMT+7)
Dạy cho học trò nắm vững nghề nghiệp đến mức thuần thục. Người thầy có nhiệm vụ hướng dẫn cho người học sau khi thành thạo chuyên môn, phải có ý thức thăng tiến trong lĩnh vực chuyên môn nào đó mà bản thân họ được đào tạo. Tính chuyên môn cao sẽ tạo ra tính bền vững, phát triễn lâu dài trong nghề nghiệp. |
17/04/2017 17:02 (GMT+7)
Thân trung ấm, người cõi âm, vong linh, ngạ quỷ, hồn ma, phi nhân v.v... là những tên gọi khác nhau người đời sau đặt ra theo hiểu biết của họ nhưng đều ám chỉ người cõi Peta trong tiếng Pāli mà thôi. Như vậy gọi gì không quan trọng, chủ yếu là biết đúng thực chất cõi này là gì mới được. |
17/04/2017 16:31 (GMT+7)
Đức Phật đắc đạo nhờ thiền định. Suốt cuộc đời, Ngài
luôn theo đuổi sự nghiệp dạy thiền cho mọi người. Vậy nên, dạy thiền trở
thành biểu tượng của đạo Phật. |
13/04/2017 23:42 (GMT+7)
Nhiều người xem Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm như một thí dụ về một người đã đạt tới Niết bàn, ngài là một vị Phật. Cứ mỗi hai tuần lễ, trên trang mạng nầy, chúng ta giả sử rằng, ngày hôm nay nếu Tất Đạt Đa bước vào cuộc hành trình tâm linh, ngài sẽ làm gì. Ngài sẽ kết hợp Phật giáo và cuộc hẹn hò trai gái, như thế nào? Ngài sẽ giải quyết sự căng thẳng nơi làm việc, như thế nào? "Ông Sĩ (tên gọi tắt của Sĩ Đạt Ta) sẽ làm gì?" câu hỏi nầy mang đến một cái nhìn trung thực về những vấn đề của chúng ta - là các thiền giả - sẽ phải đối mặt trong thế giới hiện đại. |
13/04/2017 23:32 (GMT+7)
Chúng ta biết rằng các pháp là vô thường nhưng chúng ta lại đắm
đuối vào chúng. Chúng ta biết các pháp là khổ, nhưng vẫn say mê chúng.
Chúng ta biết các pháp là vô ngã, nhưng vẫn say đắm chúng. Sự hiểu biết
về vô thường, khổ, vô ngã của chúng ta là không thực. Như vậy, đích xác
phải hiểu các pháp này ra sao? |
|