09/02/2010 04:29 (GMT+7)
Điều đầu tiên tôi nhắc cho tất cả Tăng
Ni nhớ, mới đây chúng ta đã qua hết một mùa an cư. Quí vị về Thiền viện
mừng tuổi hạ cho tôi, tôi cũng mừng cho Tăng Ni thêm một tuổi hạ, tăng
trưởng một phần công đức. |
09/02/2010 01:09 (GMT+7)
Đời nhà Trần, Tuệ Trung Thượng Sĩ là một cư sĩ được ngộ đạo. Cho nên
vua Trần Thánh Tông gởi Thái tử Trần Khâm cho Tuệ Trung Thượng Sĩ dạy
đạo lý. Khi học hỏi gần xong sắp trở về triều, trước lúc từ giã Thái tử
hỏi Tuệ Trung Thượng Sĩ: "Bạch Thượng Sĩ, pháp yếu của Thiền tông là gì?
". Thượng Sĩ trả lời: "Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc". |
06/02/2010 11:39 (GMT+7)
Chính niệm là một phương pháp tu tập cổ truyền trong đạo Phật, vẫn còn rất thích hợp đến đời sống hiện tại của chúng ta ngày nay. Sự thích hợp ấy tự nó không dính dáng gì đến đạo Phật, hoặc việc trở thành một Phật tử, nhưng nó là sự tỉnh thức dậy, biết sống hòa hợp với chính mình và thế giới chung quanh. |
01/02/2010 09:37 (GMT+7)
Trước khi giác ngộ, Thế Tôn nhận thấy con đường xuất ly là an tịnh,
nhưng lại không cảm thấy phấn khởi. Khi Thế Tôn suy nghĩ đến cùng về sự
nguy hiểm của các dục thì sự hứng khởi của tâm xuất ly khởi sinh, và
tâm của Thế Tôn thấy "Đây là an tịnh". Sau đó Thế Tôn an trú Sơ thiền.
Trong khi trú Sơ thiền thì các tưởng đi đôi với dục vẫn có mặt, bấy giờ
các tưởng này trở thành bệnh hoạn, nó cũng gây ra đau khổ. |
01/02/2010 09:29 (GMT+7)
Đại Đức Acharn PLIEN PANYAPATIPO ra đời vào ngày 16 tháng 11, năm 1933, trong gia đình Wongsachandra, quận Sawang-Dan-Din, tỉnh Sakon Nakorn, miền Đông Bắc xứ Thái. Lúc còn thơ ấu Ngài sống với ông bà, cho đến năm lên 11 tuổi thì trở về phụ giúp cha mẹ buôn bán tiệm trong làng. |
01/02/2010 09:11 (GMT+7)
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ. |
01/02/2010 08:59 (GMT+7)
Phương pháp thứ nhất là dùng hơi thở theo dõi hơi thở, không
nghĩ gì khác. Phương pháp theo dõi hơi thở ra vào được đức Phật Thích
Ca khen ngợi và trực tiếp truyền đạt cho học trò. Trong tập V kinh
Tương Ưng, có cả một chương dài, ghi lời Phật nói về pháp môn đặc sắc
này (kinh Tương Ưng Bộ, chương 10, từ trang 463-98, bản dịch: Thích
Minh Châu). Hơi thở là biểu hiện cụ thể nhất của sự sống, khi thở mà
theo dõi hơi thở ra vào với tâm an tịnh, thì tác dụng đối với thân và
tâm thật không thể lường. |
01/02/2010 08:55 (GMT+7)
Ðã đem tâm này niệm Phật, phàm tất cả việc
tạp thiện, tạp ác đều không nên nhớ,
tức hàng ngày chỉ nên làm mọi việc với ý
niệm vạn bất đắc dĩ, xong rồi thì
xả, đừng để day dích, sẽ chướng
ngại tâm niệm của chúng ta.... |
30/01/2010 12:08 (GMT+7)
Thiền định quán niệm hơi thở là một phương pháp căn bản và thích hợp với các đối tượng mới tu thiền trong các nền văn hoá khác nhau. Phương pháp này được Đức Phật thuyết giảng trong kinh tạng Nikàya. Sau đây là những hướng dẫn của HT. Tiến sĩ Thích Thiện Châu, người đã mang bức thông điệp này truyền vá trong nhiều tầng lớp Phậttử, đặc biệt là giới trẻ sinh viên ở các nước Châu Á trích từ baì viết "Thiền định với cuộc sống hôm nay" tại Hội thảo "Phật giáo và thời đại" ở Paris, Pháp, tháng 9/1995. |
|