01/06/2014 10:14 (GMT+7)
Con đường tìm đạo, tự tu tự chứng đến khi đắc đạo của đức Phật là hành trình lắm chông gai với lòng kiên trì quyết thắng là một nổ lực phi thường. Ngài cũng đã trải qua những thử nghiệm trong sáu năm khổ hạnh khốc liệt để chiến đấu chống lại sự ham muốn của tự ngã bằng những giai đoạn hành đạo với những vị thầy Bà-La-Môn như nhịn ăn, thiền nín thở, các loại thiền yoga, v.v…, nhưng tất cả phương pháp đó dù đoạn trừ được những tham dục, những ác hạnh mà vẫn không đem lại giác ngộ, vì từ cái bị sanh mà tìm đến cái bị sanh khác chỉ đem đến những thất vọng mà thôi. Từ đó Ngài tự tìm ra con đường vượt khỏi dòng sanh diệt đến thế giới vô sanh niết bàn. Mục đích bài này Phổ Nguyệt chỉ trình bày Pháp Tu Chứng Chánh Ðẳng Giác mà Phật đã chứng đạo. Tham khảo nhiều kinh Phật dạy (dù không đầy đủ) có liên hệ đế việc tu chứng của Bồ Tát là một gắng sức của chúng tôi để vừa thâm cứu vừa tu học, âu cũng là sự cần thiết cho việc thực hành đến mức độ tối ưu. |
17/04/2014 03:34 (GMT+7)
Đức Phật đã kết thúc kinh Kim Cang bằng bốn câu kệ rất sâu sắc như sau:“Nhất thiết hữu vi pháp,Như mộng, huyễn, bào, ảnh,Như lộ diệc như điện,Ưng tác như thị quán.” |
11/04/2014 15:23 (GMT+7)
Quán thân như xác chết, bị liệng vào bãi tha ma, bị quạ rỉa, bị diều
hâu, kên kên và chó sói rừng ăn và bị các loài dòi bọ rút tỉa, rồi quán
chiếu thân thể mình “chính thân thể này cũng như vậy, cũng sẽ trở thành như thế, không có lối nào tránh thoát.” |
20/02/2014 15:17 (GMT+7)
Ngay khi chúng ta khởi lên ý tưởng “không làm hại” và duy trì được nó trong cuộc sống, ngay khi đó, chúng ta có tình thương, bình an và hạnh phúc. Không làm hại là một cột trụ chính yếu của đạo Phật. Đến độ nếu sự không làm hại biến mất trong thế giới này thì chúng ta cũng có thể kết luận rằng đạo Phật đã biến mất. Ngày nay với sự phổ biến của đạo Phật trên khắp thế giới, chúng ta thấy thái độ “không làm hại” cũng phổ biến. |
15/02/2014 16:38 (GMT+7)
Đức Phật đã nói rằng trong tất cả những mùa khác nhau để cày cấy, mùa thu là mùa tốt nhất, trong tất cả những loại nhiên liệu để đốt, thì phân bò là tốt nhất, và trong tất cả những loại tỉnh giác khác nhau, sự tỉnh giác về sự vô thường và cái chết thì hữu hiệu nhất. Cái chết là điều nhất định, nhưng khi nào nó giáng xuống thì bất định. Nếu chúng ta thực sự đương đầu với sự việc, chúng ta không biết được cái gì sẽ tới trước – ngày mai hay cái chết. Chúng ta không thể hoàn toàn quả quyết rằng người già sẽ chết trước và người trẻ còn ở lại phía sau. |
26/01/2014 23:24 (GMT+7)
Hỏi: - Thể của Pháp là không, xưa nay vẫn vô sanh và bình đẳng vắng lặng. Nếu bỏ Ta Bà cầu về Cực Lạc, há chẳng là trái lý ư? Lại trong Kinh nói: 'Muốn cầu về Tịnh Độ, trước phải tịnh tâm mình; tâm mình thanh tịnh, cõi Phật mới thanh tịnh.' Người cầu sanh Tịnh Độ, cũng chẳng là trái lý này? |
08/01/2014 06:29 (GMT+7)
Vậy, từ khi đã biết Phật cũng có nghĩa là Tỉnh Thức, biết được hai
nghiệp thiện ác thì việc tu hành để chuyển nghiệp ác, nghiệp bất thiện
chúng ta đã trót tạo, thành nghiệp thiện và đi đến sạch nghiệp không
phải quá khó. Nhà Phật có câu: “Hồi đầu thị ngạn”. |
14/12/2013 11:22 (GMT+7)
Người xưa bảo: “Mới tu sợ vọng tưởng, tu lâu sợ hôn trầm.” Lời này duy đúng một phần, không được cứu cánh lắm, vì đó chỉ nói về phần tán loạn thuộc vọng tưởng thô. Đến như về phần vọng tưởng vi tế, người tu già dặn cũng phải e ngại. Bởi khi niệm Phật dụng công chặt chẻ kín đáo, tạp tưởng thô phù cố nhiên phải lặng chìm, song rất khó nhận được tướng qua lại của phần vọng tưởng vi tế. |
20/11/2013 17:34 (GMT+7)
Việc đáng làm không làm, việc không đáng làm lại làm, những người phóng túng ngạo mạn, thì lậu tập mãi tăng thêm (Kinh Pháp Cú) |
12/11/2013 19:38 (GMT+7)
Tha thứ cho người khác thật là một việc làm không dễ. Ngay khi người khác nói với bạn bằng những lời lẽ ngang ngược thì làm sao bạn có đủ tâm bình tỉnh để tha thứ cho họ? |
09/11/2013 19:48 (GMT+7)
Hơn 2500 năm trước, một Vĩ nhân xuất hiện trên đời, trong bối cảnh Ấn Độ đang đắm chìm trong 62 học thuyết ngoại đạo chấp thủ ngã và ngã sở, bị vây bủa bởi chiều dày lịch sử phân chia giai cấp, nhân loại khổ đau, nhưng không tìm ra lối thoát |
09/11/2013 14:25 (GMT+7)
1. So với thiền: Phép niệm Phật, khi chưa đạt được Nhứt tâm bất loạn, so với phép tu thiền định hai bên khác nhau rất xa. Buổi sơ phát tâm, với phép tu thiền định, hành giả không được có tâm ưa, chán, thủ, xả; với phép tu niệm Phật, hành giả lại phải ưa thủ cảnh cực lạc và mong xả cảnh Ta bà. Với phép tu thiền định, tâm không được trú trước vào cảnh giới, nếu còn trú trước tức là sai lạc; với phép tu niệm Phật, tâm lấy cảnh làm đối tượng, tâm năng duyên và cảnh sở duyên phải rõ ràng. Với phép tu thiền định tâm phải xa lìa pháp chấp; với phép tu niệm Phật, hành giả cần phải lợi dụng pháp chấp. Với phép tu thiền định, hành giả phải thể nhận được tánh pháp thân ngay trong thế gian này; với phép tu niệm Phật, hành giả khởi tưởng sẽ chết ở thế gian này này và sẽ sanh về thế giới bên kia. Vì các lý do trên, thiền Tông và niệm Phật có chỗ bất đồng. |
29/10/2013 20:18 (GMT+7)
Là thiền chủ đã nhiều năm nhưng sao tôi vẫn ngại ngùng khi đối diện với ai đó mà chưa quen biết. Có lẽ đời sống chuyên tu ít tiếp xúc với mọi người nên khi cần giao tiếp thì tôi rất lúng túng. |
28/10/2013 20:16 (GMT+7)
Hãy bình tâm lại khi gặp chuyện khó khăn, mong sao các bạn luôn nhớ và cảm nhận câu nói này: “Hãy sống thật vui thật tốt cho hôm nay, bạn sẽ có một ngày mai thật tuyết vời để nhớ”. |
25/10/2013 20:59 (GMT+7)
• Bạn thường niệm Quán Thế Âm Bồ-tát: Bạn sẽ không còn tánh tham. Vì Bồ-tát sẽ giúp cho bạn nuôi lớn lòng từ, hành pháp bố thí, khiến cho bạn lúc nào cũng muốn dâng tặng cho người khác chớ không có ý tước đoạt tài vật của người. |
22/10/2013 10:51 (GMT+7)
Những bài thi kệ này cần được học thuộc lòng để thực tập hàng ngày. Mỗi câu của bài thi kệ đi theo một hơi thở, câu đầu đi với hơi thở vào, câu hai đi với hơi thở ra, vân vân. Mục đích của sự thực tập là duy trì chánh niệm để an trú trong giờ phút hiện tại. Ví dụ khi đánh răng, ta nên thực tập bài thi kệ ‘‘Đánh răng và súc miệng, cho sạch nghiệp nói năng, miệng thơm lời chánh ngữ, hoa nở tự vườn tâm’’ trong suốt thời gian đánh răng. Ta đứng yên một chỗ để thực tập mà không đi qua đi lại, nói chuyện, hoặc suy nghĩ tới việc gì khác. Đó là thực tập uy nghi và chánh niệm. |
14/10/2013 08:49 (GMT+7)
Cầu siêu chỉ là một sức mạnh thứ yếu, không phải là sức mạnh chủ
yếu. Vì thời gian chủ yếu để tu thiện, làm thiện là thời gian khi người
đang còn sống. Sau khi người chết rồi, chính người sống tổ chức lễ cầu
siêu cho người chết và hồi hướng công đức tu thiện, làm thiện của mình
cho người chết. |
12/09/2013 20:55 (GMT+7)
Sự phân chia bộ phái Ðại Tiểu thừa nếu
có lợi về mặt phát huy đạo lý đến chỗ có hệ thống tinh vi thì cũng
đã gây ra không ít sự câu nệ sai lầm làm trở ngại, thiệt thòi
cho một số người tham học toàn bộ kinh giáo Phật đà. Thật vậy, có
những người chỉ quan tâm đọc kinh này mà lơ là với kinh kia vì
cho là Tiểu thừa, hay có người chỉ quan tâm đọc kinh kia mà hờ
hững với kinh này vì cho là Ðại thừa. |
04/09/2013 11:36 (GMT+7)
Như thường lệ, sau thời cầu nguyện
vào mỗi sáng tôi hay ôn lại những bài đã học thuộc của ngày hôm trước.
Nhưng sáng nay sau khi đọc thuộc lòng bản “Lam Tso Nam Sum” tôi cứ muốn
đọc lại và dò thật kỹ từng câu (vì phát âm tiếng Tạng và từ vựng của tôi
không tốt lắm) bỗng nhiên trong tâm chợt phát sinh ý nghĩ muốn dịch bản
văn này ra Việt ngữ. |
14/08/2013 21:54 (GMT+7)
Cầu siêu chỉ là một sức mạnh thứ yếu, không phải là sức mạnh chủ
yếu. Vì thời gian chủ yếu để tu thiện, làm thiện là thời gian khi người
đang còn sống. Sau khi người chết rồi, chính người sống tổ chức lễ cầu
siêu cho người chết và hồi hướng công đức tu thiện, làm thiện của mình
cho người chết. |
|