14/07/2013 22:22 (GMT+7)
Trong không gian yên
tĩnh, chỉ có tiếng xào xạc nhè nhẹ của lá và hoa, ta ngỡ ngàng ngắm
nhìn nụ cười hiền từ và khuôn mặt thanh thản một bóng áo nâu. Tự hỏi
thầm rằng con người dịu hiền thanh khiết đó là ai? |
11/07/2013 17:59 (GMT+7)
Niệm Phật không phải
chuyên chỉ về miệng niệm, mà dùng tâm để tưởng niệm, cũng là niệm Phật.
Cho nên trong môn Niệm Phật ngoài phương pháp Trì Danh, còn có ba pháp
khác nhau nữa là: Thật Tướng, Quán Tưởng và Quán Tượng. |
06/07/2013 22:08 (GMT+7)
Kinh Đại
Bát-nhã nói mục đích của kinh là đạt
đến thực tại bổn nguyên và tối hậu là tánh Không. Tánh Không này còn được gọi
bằng nhiều tên khác như “thật tướng của tất cả các pháp, chân như, pháp giới,
pháp tánh, pháp trụ, pháp định, thật tế, tánh chẳng hư dối, tánh chẳng biến
khác, tánh bình đẳng, hư không giới, bất tư nghì giới”. |
04/07/2013 14:12 (GMT+7)
Các Tổ Sư, các Cao Tăng Phật giáo là những vị thực tu
thực chứng, có Định có Tuệ, có kiến giải sâu sắc, có tầm nhìn thấu thị
về nhiều vấn đề, do vậy lời nói, câu chữ viết ra thành thơ, thành văn,
hoặc phát biểu nơi này nơi khác, những lúc mạn đàm, đều sâu sắc để lại
dấu ấn cho người đọc người nghe. |
03/07/2013 17:45 (GMT+7)
NSGN - Trong kinh Lăng nghiêm,
có đoạn Đức Phật nói rằng: Này A Nan, Ta cho phép Tỳ-kheo ăn 5 loại
thịt thanh tịnh (ngũ tịnh nhục). Nhưng thịt này thật sự là do thần lực
của Ta biến hóa ra, chứ căn bản không có mạng căn và Nỗi niềm thực phẩm chay giả thịt. |
14/04/2013 17:16 (GMT+7)
Một trong những đặc tính quan trọng của giáo pháp Đức Phật là giúp người
hành trì có được an lạc trong hiện tại. Những người không hiểu Phật pháp thường
cho rằng tu theo đạo Phật là hướng đến một thế giới khác, đó là cõi Cực lạc hay
Niết-bàn. Do nhận thức sai như thế nên không ít người cho đạo Phật là tiêu cực,
bi quan, yếm thế. |
01/02/2013 08:01 (GMT+7)
Đây là tuệ giác rất cao của đạo Bụt về vấn đề làm mới. Tất cả
những lầm lỗi đều do tâm mà ra. Tâm không chánh niệm gây ra đam mê, hờn
giận, ganh ghét, ngu si v.v... Giáo lý này cho ta thấy rõ rằng tất cả
những lầm lỗi và những vọng tưởng đều xuất phát từ tâm ta. |
27/11/2012 21:41 (GMT+7)
Cách
đây ít lâu - chính xác là ngày 14 tháng 9 - một bài viết được đăng lên
trang Phật giáo Thư viện Hoa sen có nhan đề “Kinh Vu Lan Bồn thực hay
giả?”
của tác giả Đáo Bỉ Ngạn. Ngay hôm sau đó, bài viết này cũng xuất hiện
trên trang Văn hóa Phật giáo và gợi lên một loạt những tranh biện kéo
dài đến hơn một tháng sau. Ý kiến cuối cùng được đăng bên dưới bài viết
này là vào ngày 20 tháng 10. |
26/10/2012 13:13 (GMT+7)
Mục đích của người xuất gia là giải thoát, con đường dẫn đến sự giải thoát, không thể nào tách rời nguyên tắc cơ bản Học và Tu. |
30/08/2012 01:32 (GMT+7)
Câu hỏi nêu trên không phải do tôi đặt ra, nhưng lúc đi thuyết trình về Thiền, có thính giả đặt câu hỏi “Thiền, Tịnh …chúng tôi nên tu theo pháp môn nào?”. Bài nầy sẽ tóm lược vài ý để góp phần trả lời câu hỏi rất thực tế vừa nêu. |
22/08/2012 03:59 (GMT+7)
Mục đích khác với phương
tiện. Mục đích là cái nhắm đến, cái vạch ra làm đích nhằm đạt cho được. Phương
tiện là cái dùng để làm một việc gì, là cách thức thực hiện để đạt một mục đích
nào đó. Ví dụ chiếc xe là phương tiện, mục đích là để đi lại. |
29/05/2012 11:19 (GMT+7)
Khi hành thiền, điều tối quan trọng là hành giả phải có thái độ đúng đắn, tức:
1. Không nên chú tâm quá độ.
Không nên kiểm soát hay áp chế tâm, mà để cho luồng tư tưởng tự nhiên trôi chảy.
Không cố gắng tạo nên, (tức cố làm cho khởi phát) điều gì mới mẻ.
Không nên cưỡng ép mình phải làm điều gì hay tự kềm chế, ngăn ngừa mình làm điều gì. |
27/05/2012 04:28 (GMT+7)
Tuyển tập này rút từ những lời dạy của HT. Sayādaw U Janaka vào năm
1983 khi Ngài tổ chức khoá tu tại Trung Tâm Thiền Học Phật Giáo Malaysia
(Malaysian Buddhist Meditation Centre) ở Penang. Tuyển tập này lúc đầu
được Thượng toạ Sujīva, một phần rút từ các pháp thoại buổi tối do HT
thuyết giảng, còn lại chủ yếu từ các bữa trình pháp của Thiền sinh tại
khoá tu. |
16/05/2012 11:38 (GMT+7)
Phật pháp quan trọng nhất là thực hành. Có bà cụ một chữ cũng
không biết, hoàn toàn không hiểu kinh dạy, chỉ biết ăn chay, lạy Phật,
chí thành niệm một câu Nam mô A-di-đà Phật mà được vãng sanh. |
09/05/2012 03:42 (GMT+7)
Như Lai Thiền trong kinh tạng Pàli,
hay "Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo
dục hướng thượng", là một công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến Như Lai
Thiền mà không đề cập đến Tổ Sư Thiền. Ở đây chúng tôi hạn chế trong Kinh Tạng
Pàli mà không đề cập đến A-tỳ-đàm - Tạng Pàli, với chủ đích muốn giới thiệu cho
các Phật tử hiểu rõ Thiền nguyên thủy là gì, trước hết là ngang qua kinh nghiệm
bản thân của đức Phật khi ngài chưa thành Đạo, khi Ngài thành Đạo, trong suốt
45 năm thuyết pháp và cuối cùng khi Ngài nhập Niết-bàn. Tiếp đến chúng tôi giới
thiệu pháp môn Thiền ngang qua những lời dạy của Ngài trong kinh điển, chú
trọng giới thiệu pháp môn Thiền như là một nếp sống lành mạnh trong sáng |
05/03/2012 00:20 (GMT+7)
Thời gian tu học tại thiền viện Thường Chiếu, chúng tôi có
nhân duyên lớn hướng dẫn hoằng pháp và từ thiện cho người bất hạnh tại
Trung tâm Bảo trợ Xã hội Chánh Phú Hòa tỉnh Bình Dương. Hoằng pháp và từ
thiện các chùa vùng sâu, vùng xa để giúp đỡ người bất hạnh nghèo khổ,
thiếu thốn, khó khăn. |
02/03/2012 22:23 (GMT+7)
Muốn hành thiền, trước tiên bạn phải tìm một nơi thích hợp
để giúp cho việc hành thiền của bạn được tốt đẹp. Nơi thích hợp là nơi yên
tịnh. Bạn có thể tìm được nơi yên tịnh trong thiên nhiên |
21/02/2012 10:43 (GMT+7)
Khi Đức Phật sắp nhập Niết Bàn, tôn giả A-Nan than khóc sầu
khổ, Ngài dạy rằng mọi sự hiện hữu trên cõi đời này đều phải chịu quy
luật biến dịch và hoại diệt, Đức Phật cũng không ngoại lệ. Có sinh chắc
chắn phải có tử là một sự thật hiển nhiên giữa cuộc đời. |
03/02/2012 23:05 (GMT+7)
Trên đầu của những người xuất gia theo đạo Phật thường có
những vết sẹo tròn, đây là vết tích của việc đốt hương cúng dường chư
Phật. Trong Phật giáo lễ này còn được gọi là “Tấn hương” (đốt hương),
“Nhiệt đảnh” (Đốt đầu) hay còn gọi là “Đốt Liều”. |
16/01/2012 06:01 (GMT+7)
Tại sao hành thiền? Có rất nhiều lý do. Nhưng trội hơn hết là
sự suy nghĩ sáng suốt, xóa tan ngu si, ảo tưởng, tham lam, sân hận và
ham muốn. Con đường đến Niết bàn là phải từ bỏ sự bám víu vào 'bản ngã'. |
|