06/05/2022 10:44 (GMT+7)
Kể từ khi vào chùa (1964) cho đến nay (2022) cũng gần 60 năm ròng rã như thế, những người xuất gia như chúng tôi, bất kể là lớn nhỏ, già trẻ ở trong chùa, khi ngày 14 hay 30 âm lịch đến (nếu tháng thiếu thì ngày 29) mọi người đều cạo tóc, tắm rửa sạch sẽ để chuẩn bị cho buổi chiều hoặc buổi tối trong những ngày nầy để lễ bái Sám Hối hồng danh chư Phật. Nhưng tại sao lại phải lễ vào những ngày nầy mà không lễ vào những ngày không phải trăng tròn cũng như trăng khuyết? Đây là một câu hỏi cũng có rất nhiều người đặt ra và sự trả lời có rất nhiều cách. |
02/01/2022 09:06 (GMT+7)
NSGN - Sống trong một nền văn hóa dựa trên sợ hãi, điều đó chắc chắn ảnh hưởng đến trạng thái tâm của bạn và những quyết định bạn đưa ra. |
01/01/2022 19:24 (GMT+7)
Đạo Phật là đạo chung tất cả, nhưng thích hợp nhất là tuổi trẻ. Vì tuổi trẻ mới có đủ phương tiện thực hiện triệt để giáo lý cao siêu của Phật, và tuổi trẻ mới đủ bầu nhiệt huyết hăng hái quả cảm trên con đường tự giác, giác tha, dù gặp mọi gian nguy khó khổ. |
01/01/2022 16:21 (GMT+7)
Từ thượng tầng xã hội đến cùng đinh hạ tiện. Mỗi người đến lễ bái đều được ông Anāthapiṇḍika tặng cho một món quà làm kỷ niệm, khiến chi phí cuộc lễ một lần nữa lên đến mười tám triệu đồng tiền vàng. Như vậy tổng kết cuộc bố thí của ông Anāthapiṇḍika trong ba đợt: mua đất, xây chùa và làm lễ đã trở thành một con số khổng lồ là năm mươi bốn triệu đồng tiền vàng. Ông quả thật là một tín thí vô địch của Phật giáo vậy! |
01/01/2022 11:19 (GMT+7)
Ta làm và nói sai, nhưng ta lại được nhiều người khen ngợi mỗi ngày, như vậy mỗi ngày đi qua đời ta là mỗi ngày đưa đời sống của ta đi dần vào bóng đêm và từ bóng đêm này dẫn ta đi tới bóng đêm khác. |
01/01/2022 10:52 (GMT+7)
Do nhờ năng lực phước thiện pháp thí thanh cao này hỗ trợ, nhắc nhở cho mỗi người chúng con, khi thành tựu quả báu ở cõi người (manussasampatti) như thế nào, cũng không đắm say trong cõi người; hoặc khi thành tựu quả báu ở cõi trời (devasampatti) hưởng được an lạc như thế nào, cũng không đắm say trong cõi trời. Bởi vì mục đích cứu cánh cao cả của mỗi chúng con là cầu mong sớm thành tựu quả báu sớm chứng ngộ Niết Bàn (Nibbānasampatti), giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài. |
01/01/2022 10:42 (GMT+7)
Nụ cười phát xuất từ tâm diễn tả không gì ngoài sự bình an, quân bình, và thiện chí, một nụ cười tươi sáng ở bất cứ trường hợp nào là hạnh phúc thật sự. Đây là mục đích của Dhamma (Pháp). |
01/01/2022 09:32 (GMT+7)
“Đừng vội tin những gì nghe được, những gì được truyền lại từ những thế hệ trước, những ý kiến của đại chúng, hay những gì trong kinh điển. Đừng chấp nhận điều gì là đúng nếu chỉ do suy luận, do sự xét đoán bề ngoài, hay vì thiên vị về một quan điểm nào đó, hay vì nó có vẻ đáng tin, hay vì thầy mình đã bảo như vậy. Nhưng khi chính quý vị tự mình biết: ‘Những nguyên tắc này không tốt, đáng chê trách, bị các nhà hiền triết lên án, và nếu chấp nhận và làm theo thì chúng chỉ dẫn đến sự tai hại và đau khổ,’ lúc đó quý vị phải buông bỏ chúng. Và khi quý vị tự biết, ‘Những nguyên tắc này tốt, không có gì đáng chê trách, được các nhà hiền triết khen ngợi; và khi chấp nhận và đem áp dụng, chúng mang lại an lạc và hạnh phúc’, thì quý vị phải chấp nhận và đem ra thực hành.” |
31/12/2021 21:17 (GMT+7)
Oan nghiệp này tuy chúng ta không thấy nhưng oán khí ngút ngàn kết hợp cùng với ba ác nghiệp của người hành hạ súc vật (thân, miệng, ý ác) đã tạo ra quả báo ác nặng nề. |
31/12/2021 21:05 (GMT+7)
NSGN - Sống trong một nền văn hóa dựa trên sợ hãi, điều đó chắc chắn ảnh hưởng đến trạng thái tâm của bạn và những quyết định bạn đưa ra. |
31/12/2021 13:25 (GMT+7)
Người ta có thể ấp ủ hoài một niềm tin sai lầm, mà chẳng dám lý giải nó, hoặc chẳng có một chút ý thức suy luận nào cả, bởi vì người ta sợ rằng nếu làm như thế sẽ có thể đánh mất đức tin, và do thế cũng mất luôn cơ duyên nhận được sự cứu rỗi. |
31/12/2021 09:43 (GMT+7)
“Chúng sinh cầu an lạcKhông dùng trượng hại ngườiĐể tìm lạc cho mìnhĐời sau được hưởng lạc.”[1] |
30/12/2021 20:15 (GMT+7)
Trong thời Đức Phật, Tăng đoàn là hình ảnh mô phạm lý tưởng cho đời sống xuất gia. Ngoài ra, Đạo Phật được hưng thịnh cũng nhờ công lao hộ trì Phật pháp của hàng cư sĩ, vua quan, trí thức… Họ đã cúng dường tứ sự vật dụng và tạo điều kiện thuận lợi cho Tăng đoàn truyền bá chánh pháp. Tên tuổi các vị cư sĩ trong hàng vua chúa như: Bimbisāra, S: Ajātasattu, Pasenadi,… cùng các đại cư sĩ như: Anāthapiṇḍika, ViśākhāMṛgāramāttā, Jīvaka, Ambapālī,… nhiều vị cư sĩ cũng là bậc thông tuệ đứng đầu trong hội chúng được Đức Phật tán thán. |
30/12/2021 20:12 (GMT+7)
Thành tựu của nền kỹ nghệ trong thời đại bùng nổ thông tin toàn cầu khiến cho vấn đề đầu tư trí tuệ trở thành vấn đề cấp thiết của mỗi người, nếu muốn hòa nhập vào dòng chảy văn minh nhân loại. Đây chính là con đường thăng tiến nội tâm và khai mở trí tuệ mà đại chúng phải tiếp cận lẫn nỗ lực để an trú trong hạnh phúc và thiện lạc giữa bối cảnh hội nhập toàn cầu của thời đại 4.0. |
30/12/2021 19:55 (GMT+7)
Thiểu dục Tri túc giúp con người đoạn trừ lòng tham, mưu sinh bất chính. Khi trong tâm bị câu thúc quá nhiều, quá mạnh bởi ham muốn, con người dễ bất chấp đạo lý thực hiện mọi mánh khóe, thủ đoạn để đạt cho bằng được cái điều ham muốn ấy. Do đó, khi một người biết đủ, ít ham muốn thì ngay những nhu cầu, khát vọng chính đáng cũng không thể làm vẩn đục cái tâm trong sáng, lành mạnh của người ấy thì làm sao có sự tham lam hiện hữu trong cái tâm ấy được. |
27/12/2021 15:13 (GMT+7)
Đức Phật thường nhấn mạnh đến người sống an lạc thì tỏa ánh sáng đẹp đẽ trong cuộc đời. Ngài hiểu rõ một nhu cầu căn bản lớn lao và quan trọng của con người là sống hạnh phúc. |
19/12/2018 12:27 (GMT+7)
Cuộc đời vốn đục trong, đen trắng, Thánh phàm, vàng thau lẫn lộn, nói chung các cung bậc đều đủ. |
21/11/2018 20:22 (GMT+7)
Các hiện tượng tự nhiên và xã hội cứ thiên biến vạn hóa liên tục xảy ra xung quanh ta mọi nơi mọi lúc tạo ra muôn màu muôn vẻ của cuộc sống. Hiện tượng thì khách quan, độc lập, riêng biệt mà nhận thức chủ quan của mỗi người về hiện tượng ấy lại vô vàn khác nhau, tùy nghiệp duyên của họ. |
06/05/2018 20:52 (GMT+7)
Hàng Phật tử tùy gia cảnh và căn cơ mà thọ trì, tu học Chánh pháp theo những cách khác nhau. Quan trọng là phải xác định được pháp gì là quan trọng, tinh túy, cốt tủy để nương vào. |
10/02/2018 00:27 (GMT+7)
Có thể nói từ khi loài người hiện hữu trên trái đất này, hầu như ai cũng nghĩ về đời sống tinh thần và cội nguồn của mình. Vì thế, con đường tâm linh đã được nhiều người lý giải, triển khai theo nhiều hướng khác nhau. |
|