18/01/2016 07:47 (GMT+7)
Làm thế nào để tạo phước? Có 10 cách sau đây để tạo phước cho mình:- Bố thí - Giữ giới - Thực hành thiền - Tôn trọng người - Phát tâm giúp người - Hồi hướng phước lành - Hoan hỷ với phước lành của người khác - Giảng giải giáo pháp - Nghe pháp - Chuyển tà kiến thành chánh kiến |
18/01/2016 07:33 (GMT+7)
Một số người đã mô tả Phật giáo như là một tôn giáo tiêu cực mà nó xem tất cả những điều chúng ta trải nghiệm là khổ đau và hoàn toàn không thừa nhận hạnh phúc. |
10/12/2015 16:57 (GMT+7)
Hạnh TÀM QUÝ là thiện tâm sở rất quan trọng; vì không có hạnh này, người ta dễ tạo tội lỗi và đi vào thế giới ác ma. Cảm thấy xấu hổ khi người xem thường mình, cảm thấy xấu hổ khi được người kính trọng, nhưng thực sự mình không đáng kính trọng. |
30/11/2015 15:36 (GMT+7)
Con người không phải là những thực thể riêng biệt có thể tồn tại một cách độc lập. Để có thể tồn tại, con người phải liên hệ và phụ thuộc với nhau. Vì thế, ahimsa hay bất bạo động trở thành nguyên tắc then chốt trong quan hệ xã hội. |
15/11/2015 15:56 (GMT+7)
Phát triển tâm Bồ đề là cốt tủy của giáo pháp Phật giáo và là đường tu chính yếu. Một khi phát triển tâm Bồ đề diễn tiến, hành giả phải nỗ lực thực hành nguyên tắc tâm vị tha độ lượng suốt đời mình. Điều này dẫn đến khái niệm mà chúng ta thường biết đến là “Lý tưởng Bồ tát” bao gồm cả “Sáu hạnh toàn hảo”: thí, giới, nhẫn, tấn, định và tuệ. |
10/11/2015 22:34 (GMT+7)
Người tu phước thì không có gì để nói vì họ chỉ nhắm tới mặt phước báu. Khi phước báu đầy đủ, họ dừng trụ ở đó là chuyện đương nhiên. Còn mình tu Phật, mình đã khoát lên người chiếc áo của Như Lai thì “Trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sinh”. Muốn cầu Phật đạo thì Định Tuệ phải có. Không có Định Tuệ thì không có Phật đạo. Bản thân mình đã không có Định Tuệ thì lấy gì để hóa độ chúng sinh hướng về Phật đạo? |
10/11/2015 22:22 (GMT+7)
Dưới đây là một bài thuyết giảng của nhà sư Ajahn Sumedho vào mùa kiết hạ năm 1994 tại ngôi chùa Amaravati do chính ông thành lập ở Anh Quốc. Ajahn Sumedho là một người Mỹ (tên thật là Robert Jackman), sinh năm 1934, và là đệ tử của vị đại sư Thái Lan Ajahn Chah (1918-1992). Ông hoằng pháp ở Anh từ năm 1977 và đã thành lập nhiều ngôi chùa tại Anh quốc. |
10/11/2015 22:20 (GMT+7)
Lòng tham con người như giếng sâu không đáy không bao giờ biết chán, biết đủ, biết dừng. Người có quyền cao chức trọng thì lợi dụng chèn ép, bóc lột kẻ dưới. Người không được thì tìm cách trộm cướp, lường gạt của người khác. Kẻ bần cùng thì oán trời trách đất, oán ghét xã hội, bạn bè, người thân. Có nhiều gia đình cha mẹ vừa nằm xuống thì trong nhà anh em ruột thịt đã tranh nhau đòi chia gia tài, so bì với nhau từ lằn ranh bờ đất, chửi bới thưa kiện nhau ra tòa để giành của về mình. |
10/11/2015 22:14 (GMT+7)
Trang mạng Buddhaline.net, một trang mạng Phật giáo rất uy tín vừa phổ biến lá thư số 139 (tháng 10/2015) với chủ đề "Thiền Định", nhằm đánh dấu 15 năm thành lập trang mạng này, và đồng thời kêu gọi những người Phật tử khắp nơi hãy hưởng ứng chương trình "24 giờ thiền định cho Địa cầu" ("24 heures de méditation pour la Terre") sắp được tổ chức trên toàn thế giới. |
23/10/2015 23:24 (GMT+7)
Người có tài khi còn quá trẻ, để cho
nhiều người biết quá sớm là điều rất nguy hiểm, nếu thiếu phước đức có
thể mất mạng như chơi, bằng không cũng dính vào vòng tù tội. Người tài
giỏi mà để lộ cho mọi người biết quá sớm là một điều thất bại lớn lao,
bởi con người hay có tâm niệm ích kỷ, nhỏ nhoi, ganh ghét, tật đố nên
người có tài dễ gặp tai nạn trong đời, phải chịu cảnh long đong, gặp
nhiều trắc trở trong cuộc sống. |
23/10/2015 23:14 (GMT+7)
Trong bài giảng dưới đây, nhà sư Ajahn
Sumedho, giải thích thật khúc triết và minh bạch thế nào là khổ đau và
sự Giác Ngộ qua các thể dạng vận hành tinh tế của tâm thức, Cách giải
thích vô cùng sâu sắc và trong sáng đó cho thấy ông là một vị thiền sư
ngoại hạng. Thật cũng không lấy làm lạ bởi vì ông là đệ tử của nhà sư
Thái Lan Ajahn Chah (1918-1922), một trong số các vị thiền sư lỗi lạc
nhất của thế kỷ XX. |
21/10/2015 22:56 (GMT+7)
Khi đã
biết tu thì ý nghĩ tốt, miệng nói lời lành, thân làm việc thiện ích, ba
nghiệp mà thiện thì ta được an vui, hạnh phúc, trong gia đình trên
thuận dưới hòa, ngoài xã hội không tranh chấp hơn thua thì sẽ được trật
tự, an bình. Như vậy, người biết tu không làm ai buồn phiền, đau khổ nên
được lợi ích, do đó gia đình sống hạnh phúc, xã hội cũng được bình yên.
Đó là người biết tu đúng theo lời Phật dạy. |
13/10/2015 22:25 (GMT+7)
Trời sập theo quan niệm cổ xưa không có y cứ khoa học rõ ràng, vô
tình huỷ hoại niềm tin sự sống của loài người. Tận thế là quả báo chung
của toàn thể con người, động vật, thực vật và các loài có sự sống. Hiện
tại những quả báo chung của các loài có tình thức như thiên tai, sóng
thần, động đất, lũ lụt, hoả hoạn, chiến tranh dường như đã được sắp sẵn
và đang xảy ra trên thế giới này |
09/10/2015 23:07 (GMT+7)
Nhờ kinh điển rời tu viện nên giáo pháp Giác Ngộ được lan truyền rộng
rải khắp năm châu, đến mọi thành phần trong xã hội không phân biệt tín
ngưỡng tôn giáo, bất cứ người nào chỉ cần biết chữ thì có thể tham
khảo, tìm hiểu, tu tập, thực hành theo trình độ, theo nhu cầu của mỗi cá
nhân. |
07/10/2015 22:23 (GMT+7)
Mối quan hệ sâu đậm với một vị thầy tâm linh có thể là sự nối kết thăng
hoa và quan trọng nhất trong một đời người. Nó cũng có thể là nguồn gốc
của sự lừa dối bản thân, đau đớn và tuyệt vọng tinh thần. Tất cả đều
dựa vào việc chủ động tạo ra một quan hệ lành mạnh. Điều này lại tùy
thuộc vào một thái độ thực tiễn về trình độ của chính mình và vị thầy,
về mục đích, động lực và ranh giới của mối quan hệ. |
07/10/2015 22:19 (GMT+7)
Người đàn ông tưởng Milarepa đang chế nhạo mình. Ông ta nói với người
bạn trẻ rằng, “Chúng ta hãy rời khỏi nơi này, ở đây chỉ tốn thì giờ, vì
ông ta chỉ nói mỉa mai.”. Người đàn ông trẻ bảo rằng, “Không đâu, có lẽ
chúng ta có thể học hỏi được điều gì ở đây.”. Rồi anh ta lại quay về
phía Milarepa. |
07/10/2015 22:15 (GMT+7)
Lời giới thiệu của người dịch
Dưới đây là một bài
giảng ngắn của nhà sư người Mỹ Thanissaro Bhikkhu (1940- ), tu tập theo
truyền thống "Tu Trong Rừng" của Phật giáo Theravada, về việc chữa trị
bệnh tật trong tâm thần cũng như trên thân xác nhờ vào phép thiền định
về hơi thở. Tuy là một bài giảng ngắn, thế nhưng việc mô tả phép thiền
định này thật hết sức chi tiết và rõ ràng mà mọi người đều có thể mang
ra để luyện tập. Độc giả có thể tìm đọc bản gốc tiếng Anh của bài này
trên mạng của nhà sư Thanissaro:
http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/thanissaro/meditations5.html#medicine
*** |
01/10/2015 22:49 (GMT+7)
Muốn chuyển hóa căn bệnh sân hận, ta
phải thực tập hạnh kham nhẫn, nghĩa là nhịn chịu những điều không vừa ý,
trái lòng như bị nói nặng, bị mắng chửi, bị thách thức, bị nhục mạ,
mình vẫn bình tĩnh, thản nhiên, xem tất cả như chất liệu của yêu thương,
hiểu biết mà đón nhận với lòng không phản kháng. Kham nhẫn còn là sức
chịu đựng trong mọi hoàn cảnh, như nóng lạnh, đói khát, tham muốn quá
đáng hay bị mất mát, đau thương… |
01/10/2015 22:24 (GMT+7)
Lẽ thường thì
ai cũng nghĩ mình hay, thông minh, tài trí nhất. Hiếm khi mình tự thừa nhận là
thiếu thông minh, kém trí tuệ, thậm chí khi sự thật đã rành rành cũng tìm cách
đỗ lỗi cho người khác hoặc do các điều kiện khách quan bên ngoài. Đại để như
bao biện rằng việc đường phố ngập lụt thường xuyên hiện nay trên cả nước là do
trời mưa quá to, dân xả rác quá nhiều… chứ không phải do thiết kế và thi công
kém, chẳng hạn! |
|