Trong những hoàn cảnh đặc biệt, như gia đình có người
ốm, người chết, hay phải đối phó với những khó khăn đặc biệt, thì việc
tiến hành một số nghi thức, làm một số Phật sự để đạt được những mục
đích như được phúc, tránh họa v.v…, là điều cần thiết đối với mọi người.
Như chúng ta đều biết,
Phật giáo bác bỏ định mệnh luận, cũng như túc mệnh luận. Phật
giáo cho rằng, quy luật nhân quả không diễn tiến một cách máy móc.hành
động tihện của từng cá nhân và hành động thiện của tập thể nhiều
người, cộng với sức mạnh gia hộ của chư Phật, Bồ tát, các vị thần
thiện lành có thể đem lại kết quả bất ngờ là tiêu tai, tiêu tội,
đạt được mục đích cầu an thực sự. Tôi cho rằng, nhận thức
về hiệu quả nghi thức cầu an như vậy, không có gì là mâu thuẩn với
đạo lý nhân quả của Phật giáo. Tất nhiên điều kiện tiên quyết
của nghi thức cầu an có kết qủa là người đương sự và gia thuộc
người đương sự phải có nhận thức đúng đắn về lý nhân quả. Tai nạn
đến với gia đình không phải là ngẫu nhiên. Đó là kết quả tất yếu
đến lúc chín muồi của những hành vi bất thiện trong quá khứ.
Nhưng nếu người đương sự và gia đình đương sự thành tâm sám hối,
bỏ ác theo lành, mời chư Tăng đến làm lễ cầu an, cầu sự gia hộ
của chư Phật, Bồ tát và các thiện thần, đồng thời làm nhiều thiện
sự, Phật sự như phóng sinh, bố thí rộng rãi, cúng dường Tam bảo
v.v… và phát nguyện hồi hướng công đức của những thiện sự, Phật
sự đó để cho đương sự, gia đình người đương sự tai qua nạn khỏi,
thì khả năng tiêu tai, giảm tai không phải là không có.
Nghiệp lực là sức mạnh của
Nghiệp. Chính sức mạnh của nghiệp ác quá khứ đã đem lại tai nạn cho gia
đình trong hiện tại. Thế nhưng, các việc làm hiện nay, như Phật
sự, thiện sự, lễ cầu an đều là những nghiệp thiện có sức mạnh
tiêu tai, giảm tai. Tôi có nói đến sự gia hộ của chư Phật, Bồ tát
và các thiện thần. Nói như vậy có mâu thuẫn với chủ thuyết đạo
Phật hay không? Nên hiểu rằng, đạo Phật nói không có một Thần
linh tối cao, sáng tạo ra thế giới vũ trụ này, an bài theo chủ ý
của mình mọi sự việc trong thế gian này v.v… Đạo Phật bác bỏ quan
niệm về một đấng Thần linh tối cao như vậy, nhưng đạo Phật thừa
nhận có chư Phật và Bồ tát là những bậc Thánh đã giác ngộ và giải
thoát, thường xuyên gia hộ cho chúng sinh, hướng dẫn chúng sinh
bỏ ác làm lành, tiến lên con đường hướng tới giác ngộ và giải
thoát. Đồng thời, đạo Phật cũng thừa nhận có nhiều vị thiện thần
che chở, gia hộ cho những người quy y Tam bảo, thường xuyên làm
điều lành, điều thiện. Như trong Kinh Phật nói có thường xuyên 25
vị đại thiện thần hộ trì, che chở những người đã quy y Tam bảo,
làm điều thiện, điều lành. Sự gia hộ đó là điều mà trong đạo Phật thường
gọi là không thể nghĩ bàn (bất khả tư nghì),
nghĩa là trí người không thể nghĩ bàn được.
Nói tóm lại, nội dung chủ yếu của nghi
thức cầu an, là người đương sự và cả nhà thành tâm sám hối, bỏ ác
làm lành, làm nhiều Phật sự và thiện sự như phóng sinh, bố thí,
cúng dường Tam bảo v.v… hồihướng công đức ấy cho việc tai qua,
nạn khỏi. Đồng thời mời chư Tăng đến tiến hành nghi thức cầu an
đúng pháp, tụng kinh, niệm Phật. Nghi thức nên đơn giản, không
kéo dài. Điều quan trọng là người đương sự và gia đình thành tâm
sám hối, bỏ ác, làm lành. Đối với nghi thức cầu siêu, cũng nên
giản đơn mà trang trọng, tránh mọi sự rộn ràng không cần thiết,
có thể làm cho vong linh người thân do động, xao xuyến, khó siêu
sinh Tịnh độ hoặc tái sinh vào các cõi lành. Nếu có thể, giảm bớt
khóc lóc, không nên bày vẽ đội kèn nhạc, đội trống, đội nghi
trượng quá lãng phí… nghĩa là tất cả những hình thức phức tạp,
phô trương. Lại càng không nên mở tiệc tùng, giết trâu bò, lợn
gà, say túy lúy và đánh bạc. Thay vào tất cả những hình thức vô
lý và vô ích đó, nên mời chư Tăng đến niệm Phật, tụng kinh, làm
nhiều thiện sự và Phật sự, như phóng sinh, bố thí, cúng dường Tam
bảo v.v… và tất cả mọi người đến dự lễ đều thành tâm hồi hướng
công đức của nững Phật sự và thiện sự đó cho vong linh người chết
được siêu sinh Tịnh độ, hay là sinh Thiên, sinh vào các cõi
lành.
Lễ cầu an, hay cầu siêu cũng có
thể tổ chức ở chùa, những nơi có cảnh trí yên tĩnh, càng làm cho
nội dung của các nghi thức trên thêm phần hiệu quả.
Tất cả Phật tử chúng ta đều nên
tâm niệm điều này: Đạo Phật quý trọng bậc nhất là chữ Tâm, miễn
là giữ được tâm thiện, lòng thành, thì nghi thức nào cũng đem
lại hiệu quả mong muốn. Còn như tâm đã không thiện, lòng đã không thành,
thì nghi thức có rườn rà, tốn kém mấy cũng không có hiệu quả gì
hết.
Nếu thực hiện đúng điều đó,
chúng ta sẽ tạo được một một môi trường nhân văn đúng với tinh thần
của Phật giáo, nhằm mục đích tiến bộ tâm linh, giác ngộ và giải
thoát. Đó chính là phương châm đúng đắn nhất để góp phần xây dựng
một môi trường sống lành mạnh và tốt đẹp như Đức Phật đã dạy
trong kinh Pháp Cú:
- “Chớ coi thường điều ác,
- Cho
rằng chưa đến mình,
- Như nước nhỏ từng giọt,
- Rồi
bình cũng đầy tràn,
- Người ngu chứa đầy
ác,
- Do chất chứa dần dần.”
-
- “Chớ
chê khinh điều thiện,
- Cho rằng chưa đến mình,
- Như
nước nhỏ từng giọt,
- Rồi bình cũng đầy tràn,
- Người
trí chứa đầy thiện,
- Do chất chứa dần dần…”
- (Kệ
121 và 122)
Chân thành cảm ơn cư sĩ Mỹ đã tặng
bản vi tính