19/01/2012 23:14 (GMT+7)
Đầu xuân năm mới, còn gì thú vị và ý nghĩa hơn khi được đắm mình vào
không khí thanh tịnh, cầu mong mọi điều tốt lành đến với gia đình, bè
bạn tại những ngôi chùa linh thiêng của Đà Lạt. Xin giới thiệu 5 ngôi
chùa "linh" nổi tiếng ở xứ sở ngàn hoa này. |
19/01/2012 03:47 (GMT+7)
Có một thời khi cánh cổng tu viện
Chơn Không mở ra, nhiều người nuôi mộng lên núi tu thiền. Tên bạn trẻ vừa gởi
lời từ biệt theo kiểu “nhất đao đại đoạn”, ý rằng tui sẽ mai danh ẩn tích tu
rục, thế là có người chép vội mấy câu thơ mượn ở đâu đó: |
18/01/2012 03:37 (GMT+7)
Thế gian
chênh lệch nầy quả không hoàn toàn tươi đẹp như cánh hoa hồng. Nó cũng không
tuyệt đối gai góc như cây hồng. Hoa hồng dịu dàng, đẹp đẽ, và mùi thơm ngào
ngạt. Nhưng cái cây sanh ra nó thì mình đầy gai góc. Hoa là hoa. Gai là gai.
Cái gì thuộc về hoa là của hoa. Cái gì thuộc về gai là của gai. Không vì hoa mà
ta lao mình vào gai, cũng không vì gai mà xa lánh hẳn hoa hồng. |
16/01/2012 06:07 (GMT+7)
Thời đại Hùng Vương là thời đại mở đầu rực rỡ của lịch sử dân tộc Việt Nam. Cách đây hàng ngàn năm, cha ông ta đã kiên cường, dũng cảm, khai sơn, phá thạch, cùng nhau gây dựng nên bờ cõi, non sông đất nước, lập nên một quốc gia độc lập, có chủ quyền đầu tiên của người Việt. Các Vua Hùng từ đời này qua đời khác, đã xây dựng nên nước Văn Lang với nền văn minh lúa nước, đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân, tạo tiền đề phát triển đất nước với nền văn hóa đồng thau Đông Sơn và một truyền thống nghệ thuật phong phú, độc đáo. Từ đó, đất Tổ Hùng Vương đã trở thành cội nguồn dân tộc, nơi đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ và vững bền của dân tộc Việt Nam. |
14/01/2012 10:37 (GMT+7)
Chủ
đề Tâm linh và Phật giáo sẽ là tiêu điểm trong đêm nhạc "Tết Hà Nội Xưa
và Nay", với việc lần đầu tiên sân khấu hóa những vấn đề Tâm linh và
Phật giáo trên một sân khấu ca nhạc lớn. |
11/01/2012 09:50 (GMT+7)
Người,
cũng là muôn loài trong cái thế giới ta bà, vẫn mang tứ khổ của cuộc đời, vẫn
phải chịu bao cảnh trầm luân, vẫn phải nỗ lực tu tập để thoát khỏi luân hồi.
Tôi cũng thế. Có lúc tôi chịu đớn đau, chịu bao phiền não. Tôi nào thoát được
chốn trần gian đầy khổ ải. |
08/01/2012 11:55 (GMT+7)
Một mùa đông nữa lại về trên quê
hương...Đã ba mùa đông trôi đi từ ngày con bước chân vào thành phố này.Bao
nhiêu thay đổi từ nơi con và cả những suy nghĩ cứ dần từng ngày...nhưng con lại
thấy rõ trái tim mình lại ngày càng nhỏ bé và quạnh quẽo vô cùng ở nơi đây!... |
07/01/2012 08:25 (GMT+7)
Là Phật tử, chúng ta không kỳ thị, mà tôn trọng sự đa dạng và sống hòa
hợp cộng trụ nhưng không thể dễ dãi "hòa tan" vào tất cả... |
05/01/2012 00:19 (GMT+7)
Từ xưa đến nay, mạng sống chính
là một vấn đề vô cùng thần bí, trừ người dốc hết tâm trí tu hành có được sở
đắc, nếu không thì ai ai cũng đều không biết giây phút nào chúng ta đối mặt với
tử thần. Có lẽ là sang năm hoặc 20 năm sau, có lẽ là hôm nay hoặc một tiếng
đồng hồ sau … Tùy lúc mà có thể bị tai nạn vì xe cộ, động đất hoặc bị những
bệnh hoạn trong thân thể … thật là đáng sợ ! Nhân vì chúng ta không biết thời
hạn khi mình chết, cho nên phải đem câu thành ngữ “triêu bất bảo tịch” |
01/01/2012 12:08 (GMT+7)
Phật Giáo ở đây cũng không phải là Phật Giáo ở một nơi nào bất định
trên thế giới mà chính là Phật Giáo ở Việt Nam, là Phật Giáo Việt Nam.
Nói như thế đồng nghĩa với khẳng định rằng trong sự tiếp xúc giữa Việt
Nam với Tây Phương, như trong cái quá trình gìn giữ, đào thải, biến hoá
và tiếp thu thường vẫn xảy ra trong bất kỳ một cuộc giao lưu văn hoá
nào |
29/12/2011 12:29 (GMT+7)
Cái
rét ùa về bao vây quanh ngôi chùa khiến Chùa Hương trở nên vắng vẻ, yên
ắng. Trong cái lạnh giá ấy, thi thoảng vẫn có tiếng chèo thuyền đưa du
khách vào vãn cảnh chùa. |
29/12/2011 12:22 (GMT+7)
Một số ý kiến, đến được với bạn đọc chủ yếu qua các diễn đàn
mạng, cho rằng thầy cúng là việc “lạm dụng” nghi lễ Phật giáo. Quan niệm
như vậy coi trách nhiệm trước hết thuộc về nhà chùa. Và nếu vấn đề chỉ ở
mức lạm dụng, thì có thể giải quyết vấn đề bằng cách chỉ cần điều tiết? |
25/12/2011 00:09 (GMT+7)
Văn học trước thế kỷ thứ X trong đó chủ yếu là văn học Phật
giáo như đôi nét diễn trình nêu trên không đến nỗi “ít ỏi”, “thiếu
vắng”, “mờ nhạt”, “hoặc đã chết theo họ từ lâu” như có nhà nghiên cứu đã
phát hiểu, mà trái lại, với số lượng tác giả, tác phẩm tuy không nhiều
(so với lịch sử ngàn năm) ít nhiều đã góp phần làm nên diện mạo một thời
đại văn học. |
23/12/2011 00:41 (GMT+7)
Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên.
Đói đến thì ăn mệt ngủ liền.
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm.
Đối cảnh không tâm chớ hỏi thiền. |
23/12/2011 00:36 (GMT+7)
Chiều ngày 21/12/2011 (nhằm 27/11 Tân Mão), tại Nhà hát Bến
Thành (Số 6, Mạc Đỉnh Chi, Quận 1, TP.HCM), chương trình ca nhạc Diệu Âm
Hoằng Pháp II với chủ đề Hương ca ba miền đã được chùa Hoằng Pháp phối
hợp cùng Công ty TNHH một thành viên Mê Kông tổ chức.
Nằm trong nguồn cảm hứng ngợi ca,
tự hào về hương sắc ba miền luôn phảng phất sức sống của một nền tôn
giáo mang hồn dân tộc – Phật giáo, chương trình lần này là nơi tập hợp
những tiết mục mang âm hưởng dân ca, đậm đà bản sắc vùng miền, chan chứa
tình quê đất tổ. Cũng nằm trong mạch cảm hứng đó, những giá trị nguồn
cội thiêng liêng về tình mẫu tử được thể hiện trẻ trung cùng những triết
lý Phật giáo mang thông điệp chuyển hóa những tâm khổ của con người
thời hiện đại cũng đã được chuyển tải khéo léo, hiệu quả qua các loại
hình nghệ thuật: kịch, ca cổ, hát, múa… Và với hương xuân, sắc xuân, khí
xuân ngập tràn trong các tiết mục, chương trình như một khúc ca xuân,
quà xuân cho dịp Tết năm nay.
Mở đầu chương trình là tiết mục hô kệ thỉnh chuông của chư Tăng chùa
Hoằng Pháp đã thật sự gây ấn tượng mạnh mẽ bằng âm hưởng ngân nga, trầm
bổng của Đại đức Thích Tâm Hiếu hòa với tiếng đàn tranh và tiếng sáo của
nghệ sĩ Vân Sơn, Hải Phượng đã làm rúng động lòng người. Tiếp theo
tiếng niệm danh hiệu Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật của chư Tăng và toàn
thể khán thính giả vang dội khắp nhà hát, đã làm lan tỏa trong không
gian một nguồn năng lượng tâm linh. Rũ hết mọi lo toan, sân si, phiền
não, mọi người đồng tâm hướng về Tam Bảo.
Được đầu tư nghệ thuật và dàn dựng ngày càng công phu, hoàn bị hơn,
chương trình lần này, bên cạnh sự góp mặt của những gương mặt quen thuộc
trong dòng nhạc Phật giáo như Thùy Trang, Thụy Vân, Đông Quân, Nguyễn
Đức, Thanh Sử, Thu Thủy, … các danh hài Minh Béo… cùng những ca sĩ -
nghệ sĩ nổi tiếng như Quang Linh, Hiền Thục, nghệ sĩ Thanh Kim Huệ,
Thanh Điền, nghệ sĩ đàn bầu Vân Anh, soạn giả kịch Linh Huyền, … còn có
sự xuất hiện của hai ca sĩ tên tuổi: Mỹ Linh tha thiết Lời mẹ hát và
Tùng Dương cá tính, phong cách với Mưa bay tháp cổ.
Để lại nhiều tình cảm sâu lắng trong lòng khán thính giả tham dự là tiết
mục Nhật ký của mẹ, nhạc và lời Nguyễn Văn Chung do Hiền Thục thể hiện
và vở kịch “Quay bờ nẻo giác” với triết lý mang đậm tính từ bi, trí tuệ
của đạo Phật “Phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật”.
Cũng trong chương trình, lần đầu tiên tăng sinh Thích Tâm Tường, tăng
chúng chùa Hoằng Pháp đã gửi đến sáng tác đầu tay của mình, bài hát
“Biết bao giờ” đầy khắc khoải về khát vọng hòa bình và sự tỉnh thức của
nhân loại, qua phần thể hiện truyền cảm của ca sĩ Quách Tuấn Du.
Đặc biệt, trong chương trình lần này, các nhạc sĩ Uy Thi Ca, Hàn Châu,
Giác An, Quý Luân, Tiến Luân, Tịnh Hải, Nguyễn Văn Chung đã được Thượng
tọa Thích Chân Tính, Trưởng Ban tổ chức trao tặng Bằng công đức cho
những đóng góp tích cực đối với chương trình Diệu Âm Hoằng Pháp. Đại
diện cho các văn nghệ sĩ, nhạc sĩ Uy Thi Ca đã bày tỏ ước muốn sẽ ngày
càng có nhiều văn nghệ sĩ đầu tư, cống hiến tâm sức cho sự phát triển
của một nền âm nhạc Phật giáo trong tương lai.
Kết thúc chương trình Diệu Âm Hoằng Pháp II với chủ đề “Hương ca ba
miền”, khán thính giả càng tin yêu hơn vào sinh khí mới của một nền một
âm nhạc Phật giáo mang đậm hơi thở cuộc sống sẽ tiếp tục được thực hiện
thành công tốt đẹp trong những kỳ kế tiếp.
Dưới đây là những hình ảnh: |
22/12/2011 03:51 (GMT+7)
Hình ảnh
hoa sen là một gợi ý sống động để Phật không còn ngần ngại trong việc giáo độ
chúng sanh mà gần gũi nhất là đồng lọai.Ngài đã đánh thức con người thấy rõ
thân phận của mình đang trong nổi khổ trầm luân sinh tử, tử sinh; đang bị nhận
chìm trong vô minh, trói chặt trong muôn điều phiền não, làm cho con người quên
mất hẳn đường về, đường về của sự giải phóng các ách nạn khổ đau trên chính
ngay cái chủ thể có chủng tử Phật tính |
20/12/2011 15:36 (GMT+7)
Hồ Sinh thuộc dòng dõi thế gia vọng tộc, thông minh đĩnh ngộ, là con trai thứ của một gia đình mộ đạo giàu có trong làng. Lúc nhỏ Sinh đã có tiếng, văn hay chữ tốt nên thầy học vẫn thường khen chàng cho rằng sau này có thể đỗ đạt cao làm rạng rỡ tông môn. |
19/12/2011 15:06 (GMT+7)
Vô thấy Phật
ra thấy mình
Theo nhau triền kiếp
mà thành quên nhau
Bây giờ
đã tỏ mặt nhau
Chén trà sen ướp
mời nhau một lần. |
11/12/2011 08:16 (GMT+7)
Nơi thiền viện tôi, cũng như ở nhiều thiền viện khác, có
treo một bức chân dung Bồ Ðề Ðạt Ma. Ðó là một bức họa bằng nước lã và mực tàu
với nét bút thật hùng mạnh. Cặp lông mày, đôi mắt và chiếc cằm của Bồ Ðề Ðạt Ma
biểu lộ một hùng khí thật ngang tàng. Bồ Ðề Ðạt Ma sống vào khoảng thế kỷ thứ
năm của Tây lịch |
08/12/2011 09:16 (GMT+7)
Nhiều
người đã biết nghệ nhân Lê Văn Kinh là con trai của người từng thêu áo
cho vua triều Nguyễn, là cháu ngoại Tham tri Bộ Lễ Nguyễn Văn Giáo. Cũng
nhiều người biết đến ông với kỷ lục thêu bài kệ Cáo tật thị chúng của
Thiền sư Mãn Giác bằng 14 thứ tiếng. Nhưng ông không chỉ dừng ở đó… |
|