12/02/2010 07:21 (GMT+7)
Đức
Phật đã nói, “Trong chính thân thể cao hơn thước rưỡi này, cùng với tri
giác và
tư tưởng. Như Lai tuyên bố đây là thế gian (hữu hạn và khổ đau), nguồn
gốc của
thế gian (hữu hạn và khổ đau), sự chấm dứt thế gian (hữu hạn và khổ đau)
và con
đường dẫn đến sự chấm dứt thế gian (hữu hạn và khổ đau) ấy”. |
12/02/2010 07:12 (GMT+7)
Có
nhiều người cho rằng đạo Phật là đạo diệt dục, là đạo lý dạy con người
diệt trừ
tất cả mọi ước mơ, mọi mong muốn, mọi thương yêu, là giáo lý bi quan yếm
thế…
Nói như vậy quả là một ngộ nhận rất lớn và chứng tỏ là họ chưa hiểu gì
về đạo
Phật. |
09/02/2010 04:24 (GMT+7)
Cuộc đời là
những mâu thuẫn, ở đây tôi không nói những gì cao siêu mà nói về những
kinh nghiệm sống của người Phật tử. Chúng ta sống như thế nào để cuộc
đời được an lành tự tại, không bị đau khổ làm ray rứt. Đó là chủ
yếu. |
09/02/2010 01:11 (GMT+7)
Quí Phật tử xét thật kỹ xem từ trước đến giờ, chúng ta đi chùa là vì cầu
xin hay để tu học theo Phật? Đa số đều cầu xin, phải không? Mỗi khi đến
chùa, Phật tử hoặc là cúng hoa quả hoặc là cúng nhang đèn. Khi cúng
rồi, quí vị quì xuống nguyện Phật cho gia đình con bình an |
08/02/2010 23:50 (GMT+7)
Sự hiện hữu
đột
biến phản diện của một đóa mai, đã đánh lay tâm thức của người đọc một
cách bất
ngờ, tạo ra một mối nghi tình cho hành giả, trong hai câu song thất kết
thúc
của bài kệ, mà thiền sư Mãn Giác đã trao cho những người đi sau, nhân
lúc cáo
bệnh thị chúng của ngài, chúng vẫn còn tiếp tục chảy không biết bao
nhiêu bút
mực để nói về sự hiện hữu của chúng… |
08/02/2010 23:49 (GMT+7)
Sự sống lúc
nào
cũng chấp nhận ta, nó chỉ chờ ta tự chấp nhận chính mình mà thôi. Tha
thứ
không có nghĩa là bỏ qua hết những gì ta đã làm, hoặc tưởng tượng rằng
một
ngày nào đó những nỗi đau trong ký ức rồi sẽ giản dị biến mất. Nó chỉ có
nghĩa
là ta ý thức được màn lưới chằng chịt nối liền của nhân duyên, của
những điều
kiện đã tạo nên hành động của mình. Và nhờ sự hiểu biết đó, ta sẽ biết
thương
mình và người khác hơn |
08/02/2010 23:36 (GMT+7)
Phật giáo tồn tại trong lòng nhân loại đến
nay đã trên hai ngàn năm. Do
đâu được như thế? - Chính là nhờ Phật giáo nói đúng lẽ thật, đưa con
người trở
về với sự thật muôn đời, vì vậy có thể nói Phật giáo rất thực tế, không
phải
huyền hoặc. Đó là đề tài chúng tôi muốn nói với quí vị hôm nay. |
06/02/2010 04:18 (GMT+7)
“Ethics
Game” (trò chơi điện tử mang tính giáo dục đạo
đức) có tác dụng bằng cách sử dụng một trò chơi
xử thế theo phương châm đạo đức để khắc chế các
trò chơi suy đồi. Trò chơi này do ông Pakorn
Tancharoen, người điều hành Văn Phòng Phát Huy
Luân Lý và Đạo Đức (Moral and Ethical
Development Office), sáng tạo. |
06/02/2010 02:56 (GMT+7)
Chúng ta có
"Mười Điều Tâm Niệm"
cần
nên thường xuyên chiêm nghiệm, suy tư, nghĩ tưởng luôn luôn, để mỗi khi
"bát
phong" ập đến, nghĩa là sóng gió của cuộc đời dồn dập xảy ra, chúng ta
có
thể đối phó, ứng xử một cách dễ dàng hơn, không bị nhận chìm trong biển
nước
mắt của phiền não và khổ đau. |
06/02/2010 02:56 (GMT+7)
Cũng
như một con ong gắn liền với bầy ong, một giọt
nước gắn liền với dòng nước, hay một tế bào thần
kinh gắn liền với hàng triệu tế bào trong não bộ,
chúng luôn hòa điệu với nhau để tín hiệu truyền
thông xảy ra liên tục và tạo nên sức sống ổn
định cho cộng đồng mà nó đang nương tựa. |
06/02/2010 02:56 (GMT+7)
Hình ảnh Đức Phật dạy
Tôn giả La Hầu La, khi Tôn giả vừa 7 tuổi, tại
rừng Am-ba-la (rừng xoài) thật cảm động. Ngài
khuyên La Hầu La khi làm một thân nghiệp, khẩu
nghiệp, ý nghiệp nào, nếu thân, khẩu, ý nghiệp
ấy đưa đến tự hại, hại người, hại cả hai thì
thân nghiệp ấy, khẩu nghiệp ấy, ý nghiệp ấy là
bất thiện. |
06/02/2010 02:55 (GMT+7)
Mỗi
ngày, bạn tưới nước giữ ẩm cho chỗ đất gieo hạt,
nhưng vẫn không nhìn thấy gì cả. Một ngày, hai
ngày, ba ngày... vẫn không thấy gì cả. Đó là vì
hạt giống cần có một thời gian nhất định để nảy
mầm. Nếu bạn thất vọng và ngưng không tưới nước,
bạn sẽ mãi mãi không thấy được sự nảy mầm của nó! |
|