Chết và tái sinh
Luân hồi tái sinh đầu thai chuyển kiếp
20/12/2010 03:36 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Xem hình
Bé Cameron Macaulay
Ý niệm về sự luân hồi xuất hiện trong đạo Hồi, đạo Do Thái, Ấn Độ giáo, trong quan niệm của người cổ Hy Lạp, và nhiều vùng miền trên thế giới. Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật Giáo Việt Nam Net)

Theo quan điểm của nhiều người, cuộc sống không kết thúc khi xác thân con người chết đi, mà linh hồn ấy đầu thai trở lại và bắt đầu một cuộc đời mới.

Đáng ngạc nhiên là không phải chỉ Phật giáo mới có khái niệm luân hồi và ý niệm về sự đầu thai, mà các khái niệm đó cũng tồn tại ở nhiều nơi khác. Ý niệm về sự luân hồi xuất hiện trong đạo Hồi, đạo Do Thái, Ấn Độ giáo, trong quan niệm của người cổ Hi Lạp, và nhiều vùng miền trên thế giới. Điều đáng kinh ngạc là nhiều nhà nghiên cứu cho rằng quyển sách Bible của đạo Thiên Chúa nguyên thủy có nhiều khác biệt so với hiện nay, trong đó từng có cả những nội dung về sự luân hồi đầu thai, nhưng đã bị một số thế lực chỉnh sửa và lược bỏ đi vào khoảng thế kỷ 4 và 5 vì những nguyên do bí ẩn.

Luân hồi tái sinh đầu thai chuyển kiếp (kỳ 1) - Tin180.com (Ảnh 1)
Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 khi còn bé

Trường hợp tiêu biểu và nổi tiếng nhất về sự đầu thai và luân hồi chuyển kiếp có lẽ là việc đi tìm Đạt Lai Lạt Ma hay Ban Thiền Lạt Ma của Phật giáo Tây Tạng sau khi các Lạt Ma ấy qua đời. Những vị sư phụ trách việc này tiến hành tìm kiếm đứa trẻ nào sinh ra đúng vào thời điểm qua đời. Họ dựa vào những dấu hiệu và kiến thức đặc biệt của đứa trẻ mà tương hợp với vị Lạt Ma đó khi còn sống, và cả những mô tả của vị Lạt Ma trước khi viên tịch về kiếp sau của mình, để xác định xem đứa trẻ đó có phải là vị Lạt Ma ấy đầu thai hay không.

Tại các quốc gia phương Tây, các nhà nghiên cứu đã bỏ nhiều thời gian và công sức nghiên cứu hiện tượng luân hồi. Kết quả là: Không ai giải thích nổi tại sao những người “kiếp sau” lại có cách cư xử, thói quen rất giống những người đã khuất, thậm chí biết cả những bí mật riêng tư của họ, có những vết bớt khi mới sinh tương hợp kỳ dị với những vết thương của người đã khuất, hoặc những đứa trẻ đi còn chưa vững đã biết ngoại ngữ, biết làm toán, biết chơi đàn… giống y như những người mà chúng nói là chính chúng trong tiền kiếp, mặc dù không ai chỉ dạy chúng cả. Các kết quả thu được đó đã gây ra luận chiến dai dẳng giữa một bên thừa nhận, và một bên cố gắng phủ nhận hiện tượng luân hồi. Những người thừa nhận nói rằng, cách duy nhất để lý giải bí ẩn này là khoa học buộc phải công nhận hiện tượng luân hồi như một thực tại khách quan hiển nhiên mà thôi.

Luân hồi tái sinh đầu thai chuyển kiếp (kỳ 1) - Tin180.com (Ảnh 2)

Trên thế giới đã có vô số trường hợp về sự đầu thai, gồm những trường hợp lưu truyền trong dân gian, hay được lưu trữ trong các kho tài liệu của các tu viện, các đền thờ, các thư viện và gần đây nhất là trong các Viện nghiên cứu Hiện tượng Luân hồi ở Hoa Kỳ, Ấn Ðộ, Anh, Pháp, Ý, Nga…

Sau đây là một số trường hợp Luân hồi đầu thai được ghi chép trong lịch sử.

Trường hợp Đại tướng George Smith Patton

Luân hồi tái sinh đầu thai chuyển kiếp (kỳ 1) - Tin180.com (Ảnh 3)Đại tướng George Smith Patton (11/11/1885 -21/12/1945) là một trong những viên tướng vĩ đại nhất lịch sử Hoa Kỳ, một nhà chiến lược kỳ tài lừng danh thế giới. Một bộ phim đã được làm năm 1970 để vinh danh ông. Tính ông nghiêm khắc và luôn luôn chủ trương “kỷ luật sắt, kỷ luật là sức mạnh của quân đội”. Người hùng ấy, lạ lùng thay, rất tin vào sự luân hồi. Ông thường bảo: “Cuộc đời và cuộc sống là một vòng tuần hoàn chuyển tiếp. Ðời tôi cũng nằm trong một vòng tuần hoàn chuyển tiếp nào đó”.

Một sĩ quan cao cấp của quân đội Hoa Kỳ kể lại câu chuyện mà ông nhớ mãi về tướng Patton:

Hôm đó tướng Patton đến thăm một địa danh lịch sử tại Ý. Ðó là vùng đất nằm cạnh sông Métaure, nơi mà xưa kia, trong trận chiến ác liệt giữa những đoàn quân dũng mãnh của đế chế Carthage và đế chế La Mã, đã để lại trên chiến trường hàng ngàn tử thi, mặc dầu hai bên đều do những chiến lược gia và danh tướng chỉ huy. Hình ảnh bi tráng ấy đã đi vào quá khứ, và cách thời của tướng Patton đến hơn 1800 năm, nhưng khi tướng Patton cùng các tướng lĩnh và một số nhà sử học đến thăm vùng đất này, và thử luận bàn về những chiến thuật và chiến lược của trận đánh ấy thì điều kỳ dị đã xảy ra. Trong khi tướng Patton nghe một viên Đại tá trình bày những địa điểm đóng quân của hai phe Carthage và La Mã, ông nhiều lần tỏ ý không hài lòng. Sau cùng tướng Patton cắt ngang lời viên Đại tá và nói:

“Xin lỗi Đại tá, mặc dù Ðại tá là chuyên gia nghiên cứu các trận chiến trong cuộc chiến tranh La Mã, nhưng tôi khẳng định rằng đoàn kỵ binh của tướng Hasdrubul trong trận này không phải đóng tại địa điểm đầu kia mà Ðại tá đã trình bày. Tôi quả quyết điều này vì một lẽ rất dễ hiểu là vào lúc ấy, chính tôi đã có mặt tại đó…”

Và rồi, tướng Patton nghiêm nét mặt, đưa cao chiếc can cầm ở tay lên chỉ về một địa điểm trước mặt và nói thật chậm rãi, rõ ràng:

“Ðó là địa điểm mà đoàn kỵ binh của Hasdrubul đã đóng quân, và tôi nhắc lại, lúc ấy tôi đã ở đó!…”

“Nó đây, chiến trường là đây. Những người Carthage đã phòng thủ thành phố trước cuộc tấn công của 3 quân đoàn La Mã. Người Carthage kiêu hùng và can đảm, nhưng họ đã không trụ vững được. Họ đã bị tàn sát. Những người đàn bà A Rập đã lột quân phục, kiếm và những ngọn giáo của họ. Những người lính đã nằm trần trụi dưới mặt trời, 2.000 năm trước đây. Và tôi đã ở đó!”.

Trong những lần dừng chân nơi chiến trận hay những lúc nghỉ ngơi, tướng Patto thường nói đến những địa danh và những chiến trường cổ xưa mà ông đã từng có mặt, tuy những nơi đó đã đi vào quá khứ xa xăm hay chỉ còn lại trong các pho sử liệu của các thư viện.

Trong nhật ký của mình, tướng Patton thường ghi lại những cảm nghĩ lạ lùng của mình về kiếp trước. Có đoạn ông viết:

“Tôi tin là có tiền kiếp và hậu kiếp. Tôi tin, thật ra là tôi biết, rằng tôi đã có ít nhất là một quãng đời trước đây trong binh nghiệp và hiện nay tôi lại đầu thai lần nữa vào đời binh nghiệp”.

Luân hồi tái sinh đầu thai chuyển kiếp (kỳ 1) - Tin180.com (Ảnh 4)Về sau, nhà văn đồng thời là nhà tư tưởng nổi tiếng Aldons Huxley (26/7/1894 – 22/11/1963) đã trình bày trường hợp của tướng Patton cùng câu chuyện lạ lùng xảy ra trong lần đi thăm chiến trường La Mã cổ xưa ấy, trong một hội nghị quốc tế có chủ đề “Ứng dụng của Khoa tâm lý học” tổ chức lần thứ 14 vào năm 1961. Aldons Huxley phát biểu: “Không riêng gì tướng Patton mà ngay cả chúng ta, đôi lúc ở những thời điểm nào đó trong đời bỗng ta có những cảm giác, những suy nghĩ, cái nhìn kỳ lạ mà ý thức của chúng ta như bỗng nhiên hé mở, có khi ta bắt gặp một hình ảnh, một sinh hoạt, một tiếng nói, một cảnh tượng, một con người mà hình như ta có lần đã thấy, đã nghe, đã ở, đã đi qua, mặc dầu trong cuộc đời chưa bao giờ gặp. Ðó là quá khứ, quá khứ ấy không phải trong một cuộc đời hay nói khác đi là trong “một kiếp” mà là trước đó nữa. Cảm nhận ấy đôi khi vượt ra khỏi những cảm nhận của các giác quan thông thường của con người chúng ta, mà thuộc về quá khứ xa xăm, hay có thể gọi là tiền kiếp”.

Tờ báo Paris Match danh tiếng đã đăng tải trường hợp của Đại tướng Patton vào ngày 23/3/1989.

Một số trường hợp khác

Chaokun Radzh-sutadzharn, sinh ngày 12/10/1908 ở miền trung Thái Lan, tên thường gọi là Choti. Cha cậu tên là Nai Pae, mẹ là Nang Rieng. Ngay khi mới biết nói, cậu bé đã khẳng định mình là Nai Leng, người bác ruột của cậu bé đã mất từ trước khi cậu bé ra đời. Đáng chú ý là cậu có thói quen gõ bàn giống hệt như người bác trai, có thể nói và đọc được các thứ tiếng mà người bác lúc sinh thời từng học, và biết chính xác từng chi tiết một trong cuộc đời ông ta. Sau này Choti đi tu ở một ngôi chùa ở Bangkok và sau đó xuất bản cuốn sách về cuộc luân hồi chuyển kiếp của chính mình.

Tại làng Nathul, phía bắc Myanmar, cô gái M Tin Aung Myo sinh ngày 26/12/1953 trong một gia đình có 3 chị em gái. Ngay từ nhỏ, cô bé luôn tự xem mình là con trai, và luôn miệng nói rằng mình là người lính Nhật đã bị quân đồng minh bắn chết cách ngôi nhà của cha mẹ cô bé gần 100m. Cô bé rất sợ máy bay, nhất định không chịu mặc quần áo con gái, nói tiếng Myanmar rất khó khăn, thích ăn và nấu các món ăn theo khẩu vị của người Nhật, và luôn buồn nhớ quê hương Nhật Bản. Ma Tin Aung Myo cho biết gia đình trước kia của “cô” ở miền Bắc nước Nhật. Trước khi nhập ngũ, “cô” là chủ một cửa hiệu nhỏ nhưng khi vào quân đội thì làm đầu bếp. Cô sống độc thân không chịu lập gia đình, bởi cô “là đàn ông” và chỉ có thể kết hôn với phụ nữ mà thôi.


Có bao giờ bạn trải qua một cảm giác là dường như “đã từng nhìn thấy” hay “đã từng ở” một nơi mà cả đời bạn chưa từng biết tới hay chưa? Nhiều nhà khoa học khẳng định rằng chúng ta đã từng trải qua nhiều tiền kiếp trong quá khứ, và sẽ còn những kiếp sau. Dưới đây là một số trường hợp được nghiên cứu bởi các chuyên gia về lĩnh vực Luân hồi.

Trường hợp 1

Luân hồi tái sinh đầu thai chuyển kiếp (kỳ 2) - Tin180.com (Ảnh 1)Arnall Bloxham là nhà thôi miên nổi tiếng người xứ Wales sống giữa những năm 1970, là chủ tịch Hội các nhà thôi miên Anh quốc. Ông đã sử dụng thuật thôi miên để chữa bệnh, hoặc giúp người ta loại bỏ được những thói quen xấu chẳng hạn như hút thuốc. Bằng cách thôi miên, Bloxham có thể giúp một người nhớ lại được thời điểm khi mới sinh ra, và thậm chí trước thời điểm đó. Trong 20 năm, ông đã thôi miên vài trăm người và đã ghi lại những miêu tả về các kiếp trước của họ.

Những gì diễn ra trong các cuộc thôi miên này làm đảo lộn những quan niệm truyền thống về sự sống. Những người được thôi miên có thể thuật lại, một cách tường tận chi tiết, về cuộc đời của những người đã từng sống hàng trăm năm trước.

Bloxham đã ghi âm hơn 400 cuộn băng thu lại lời kể về các cuộc đời trước của những người này trong các cuộc thôi miên. Hơn nữa, nhiều sự việc đã được ghi lại một cách rất chi tiết, sau đó được kiểm tra lại trong thực tế, và kết quả đều đúng như những gì họ mô tả. Theo Bloxham, tất cả những điều đó đã chứng minh rõ ràng rằng: Luân hồi là có thật.

Luân hồi tái sinh đầu thai chuyển kiếp (kỳ 2) - Tin180.com (Ảnh 2)Một trong những trường hợp nổi tiếng nhất mà Arnall Bloxham đã ghi lại là trường hợp của Jane Evans. Vào năm 1971, khi cô thấy một tấm biển có dòng chữ: “Arnall Bloxham nói rằng bệnh thấp khớp là do tâm lý” cô đã rất ngạc nhiên để ý. Jane là một bà nội trợ xứ Wales 32 tuổi mắc bệnh viêm khớp, đã quyết định tìm cách liên hệ với chủ nhân của tấm biển ấy. Cuối cùng cô đã liên lạc được với Arnall Bloxham nhờ một người bạn của chồng cô. Qua các cuộc thôi miên, cô đã nhớ lại được 6 cuộc đời trước đây của mình. Cô đã từng là: Vợ của một gia sư vào thời La Mã; Một người Do Thái bị tàn sát vào thế kỷ thứ 12 ở thành phố York, nước Anh; Người hầu của một thương gia giàu có thời trung cổ ở Pháp; Một tỳ nữ của nữ hoàng Catherine của xứ Aragon (ngày nay thuộc Tây Ban Nha); Một nông dân nghèo ở Luân Đôn dưới thời cai trị của nữ hoàng Anne; Và là một nữ tu sĩ ở Mỹ vào thế kỷ 19.

Câu chuyện của Jane Evans và vài trường hợp luân hồi khác đã được công bố trong cuốn sách tựa đề “Nhiều Hơn Một Kiếp?”của nhà sản xuất truyền hình BBC – Jeffrey Iverson. Vào năm 1975, để kiểm nghiệm lý thuyết Luân hồi, Iverson đã xin phép Jane để Bloxham thôi miên cô một lần nữa, lần này là trước các máy quay phim và máy thu thanh của truyền hình BBC.

Iverson đã nghiên cứu kỹ lưỡng về những cuộc đời mà Jane kể lại, và đã xác minh rằng những cuộc đời đó là có thực và các chi tiết được mô tả là chính xác. Cuối cuốn sách, ông nói thành quả 20 năm nghiên cứu của Bloxham đã cho thấy sự luân hồi là một hiện tượng thực tế khách quan. Ông còn sản xuất một cuốn phim tài liệu BBC, có tên “Những cuốn băng ghi âm của Bloxham” dựa trên các tài liệu này.

Trường hợp 2

Luân hồi tái sinh đầu thai chuyển kiếp (kỳ 2) - Tin180.com (Ảnh 3)Bác sỹ Arthur Guirdham (1905-1992) là một nhà vật lý, bác sỹ tâm thần học, đồng thời là một nhà văn. Ông đã viết nhiều cuốn sách về các Phương pháp trị liệu thay thế, về Tri giác ngoại cảm và về Luân hồi. Ông từng sống tại Workington, Cumberland, và tốt nghiệp tại trường đại học Oxford, Anh quốc.

Bác sỹ Authur Guirdham ghi lại nhiều trường hợp luân hồi mà ông đã gặp trong những cuốn sách của mình, “Chúng ta là người khác,”“Những người Cathars và sự Luân hồi”, “Một bàn chân trên cả hai thế giới”. Ông cũng khẳng định rằng mình đã từng là một người theo tín ngưỡng Cathars trong những kiếp trước. Cathars là tín ngưỡng đã tồn tại ở khu vực Languedoc thuộc Tây Nam nước Pháp vào thế kỷ thứ 13.

Trong cuốn sách “Những người Cathars và sự Luân hồi” xuất bản năm 1970, bác sỹ Guirdham đã kể lại tình huống kỳ lạ đã khiến ông bắt đầu quan tâm nghiên cứu sự Luân hồi. Năm 1962, ông làm công việc của một bác sỹ tâm thần tại khu dành cho bệnh nhân ngoại trú của bệnh viện. Một ngày nọ, bệnh nhân của ông là một phụ nữ có tên thường gọi là Smith, nghi mắc bệnh động kinh. Người phụ nữ này gặp một cơn ác mộng tái diễn nhiều lần từ hồi còn bé. Trong khoảng thời gian đi bệnh viện ấy cô bị những 2 hoặc 3 lần một tuần. Cơn ác mộng đó rất rõ ràng, là về một cuộc đời của cô vào thế kỷ 13 tại Toulouse, Pháp, trong một gia đình quen thân với một thầy tu tên Rogiet de Cruisot. Khi ấy cô là một cô gái nông dân. Cô đã bị thiêu sống trên cột, còn Rogiet de Cruisot thì bị bắt và chết ở trong tù.

Luân hồi tái sinh đầu thai chuyển kiếp (kỳ 2) - Tin180.com (Ảnh 4)Luân hồi tái sinh đầu thai chuyển kiếp (kỳ 2) - Tin180.com (Ảnh 5)Luân hồi tái sinh đầu thai chuyển kiếp (kỳ 2) - Tin180.com (Ảnh 6)

Mặc dù bác sỹ Guirdham vẫn giữ bình tĩnh, nhưng ông vô cùng kinh ngạc bởi chính ông cũng bị một cơn ác mộng giống y như vậy ám ảnh suốt hơn 30 năm qua, chỉ có khác là ông không biết được tên của người đàn ông đó mà thôi. Nhưng ông không nói gì với bệnh nhân. Lạ kỳ thay, từ đó trở đi cô không gặp ác mộng trở lại nữa, rồi cả bác sỹ Guirdham cũng thoát khỏi cơn ác mộng dai dẳng ấy.

Mặc dù vậy họ vẫn tiếp tục gặp nhau. Bác sỹ Guirdham chắc chắn nữ bệnh nhân này không có vấn đề về tâm thần và những hiểu biết về quá khứ của cô làm ông tò mò. Sau đó cô cho ông một danh sách tên của những người mà cô nói là đã sống vào thế kỷ 13 và mô tả những gì đã từng xảy ra với họ. Cô cũng nói với bác sỹ Guirdham rằng, ông cũng sống vào lúc đó và chính là Rogiet de Cruisot.

Là một bác sỹ tâm thần, bác sỹ Guirdham đã từng biết qua về hiện tượng luân hồi, nhưng không mấy quan tâm. Tuy nhiên, lần này ông thực sự tò mò, và quyết định bắt đầu nghiên cứu. Ông khám phá ra rằng những cái tên mà người nữ bệnh nhân ấy cung cấp quả thật chính xác, mặc dù những người đó chỉ được nhắc đến sơ sài trong các ghi chép lịch sử từ thời Trung cổ. Tuy nhiên, những ghi chép này được viết bằng tiếng Pháp chứ chưa bao giờ được dịch sang tiếng Anh. Ông đã xác nhận rằng, quả thực có một người đàn ông tên là Rogiet de Cruisot đã bị giết vào năm 1242. Các chi tiết về gia đình từng quen thân với ông ta cũng hoàn toàn khớp. Hơn thế nữa, tất cả những ghi chép riêng của bà Smith chứa nhiều thông tin về các tín đồ và tín ngưỡng Cathar – mà cho đến lúc ấy vẫn chưa học giả nào biết tới – về sau này đã được kiểm chứng là hoàn toàn chính xác.

Tín ngưỡng Cathar rất hưng thịnh ở miền Nam nước Pháp và miền Bắc nước Ý vào thời Trung cổ. Các tín đồ Cathar tin vào sự luân hồi. Theo thời gian, bác sỹ Guirdham đã gặp được thêm nhiều người nữa, tổng cộng 11 người. Thật đáng kinh ngạc, tất cả họ đều có ký ức tiền kiếp rất khớp nhau, cho thấy rằng họ đã cùng chung sống trong một nhóm tín đồ Cathar hàng trăm năm trước.

Luân hồi tái sinh đầu thai chuyển kiếp (kỳ 2) - Tin180.com (Ảnh 7)

Bác sỹ Guirdham cho biết: Không có đối tượng nào đã được gây mê hoặc thôi miên; những cái tên và các sự kiện quá khứ chỉ đơn thuần xuất hiện trong trí nhớ của họ. Ông cũng công bố một trong những bằng chứng đáng chú ý nhất mà ông thu thập được. Đó là một tập tranh vẽ của một cô bé 7 tuổi, trong đó có những hình vẽ về một thời quá khứ. Tập tranh vẽ cũng viết nhiều tên tuổi các tín đồ Cathar. Quá kinh ngạc, bác sỹ Guirdham nói, “Tôi không thể tưởng tượng nổi, làm sao một đứa trẻ 7 tuổi có thể biết những cái tên này, trong khi tôi chắc rằng không có nhà sử học về thời trung cổ nào ở Anh quốc vào lúc đó biết về những người này”.

Những ký ức, tên tuổi và các mối liên hệ rõ ràng đã khiến bác sỹ Arthur Guirdham buộc phải tin rằng ông và nhóm của ông đã cùng nhau sống chung, không chỉ một, mà vài đời trước đó. Ông đã nói, “Với 40 năm kinh nghiệm trong y học, hoặc là tôi biết được sự khác nhau giữa khả năng siêu nhiên và bệnh tâm thần phân liệt, hoặc là chính tôi bị tâm thần. Không ai trong nhóm tôi khùng cả – và cũng không có bạn đồng nghiệp nào của tôi cho rằng tôi mất trí”.

Trường Hợp 3

Luân hồi tái sinh đầu thai chuyển kiếp (kỳ 2) - Tin180.com (Ảnh 8)
Bác sỹ Ian Stevenson trong một buổi thuyết trình

Giáo sư Bác sỹ Ian Stevenson, thuộc khoa tâm thần học tại Đại Học Virginia là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về lĩnh vực Luân hồi (xem phần 1). Ông đã đi khắp thế giới để điều tra nghiên cứu những báo cáo khác nhau về sự luân hồi và đã phát minh ra phương pháp kiểm chứng khắt khe nhằm loại trừ sự gian lận, hiện tượng tiềm ký ức, v.v… Trong 200 trường hợp nghi vấn luân hồi, chỉ có 20 trường hợp qua được chế độ kiểm tra kỹ lưỡng của bác sỹ Stevenson. Có 7 trường hợp xảy ra tại Ấn Độ, 3 trường hợp ở Sri Lanka, 2 trường hợp ở Brazil, 1 trường hợp ở Lebanon và 7 trường hợp của những người da đỏ ở Alaska, Hoa Kỳ.

Ở đây đơn cử trường hợp của bé gái rất nhỏ, sinh năm 1956 tại miền trung Sri Lanka tên là Gnantilleka Baddewithana. Ngay sau khi cô bé bắt đầu tập nói, cô đã bắt đầu nhắc đến cha mẹ khác, hai anh trai và nhiều chị gái khác của mình ở một nơi khác.

Từ những chi tiết mà cô bé diễn tả, cha mẹ mới của cô đã tìm thấy một gia đình tại thị trấn cách đó không xa. Họ biết được rằng gia đình này đã mất một đứa con trai vào năm 1954. Khi Gnantilleka được đưa đến thăm họ, cô bé nói mình chính là đứa con trai đã mất của họ và đã nhận diện rất chính xác 7 thành viên trong gia đình của người đã khuất. Cho đến tận lúc đó, hai gia đình chưa bao giờ gặp nhau, thậm chí chưa từng đến thăm thị trấn của nhau.

Những người hoài nghi có thể phớt lờ và cho sự Luân hồi là ảo tưởng, trong khi những người không tin sự Luân hồi có thể cho là mê tín dị đoan vô căn cứ.

Từ thời xa xưa, Phật gia và Đạo gia; Do Thái giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo… đã luôn giảng về sự luân hồi. Họ hiểu rõ mối liên hệ giữa nhân và quả. Họ tin rằng nhân cách của một người trong cuộc đời và tất cả những việc làm tốt hay xấu của người ấy đều được ghi lại. Tính cách sẽ được lưu giữ tới kiếp sau, sướng khổ đời sau sẽ tương xứng với việc làm của kiếp trước. Tri thức của những chủng người cổ xưa vốn chưa thể đo lường được, và chúng ta chỉ có thể sống thật tốt mà thôi.


Một trường hợp đầu thai ở Anh

Bộ phim tài liệu mang tên “Cậu bé sống từ tiền kiếp” (The boy who lived before) đã được phát sóng trên kênh truyền hình Five nổi tiếng của nước Anh vào ngày 18/9/2006. Trong bộ phim này đoàn làm phim đã theo chân cậu bé Cameron tìm về lại ngôi nhà xưa của bé trong tiền kiếp. Khi đó Cameron mới 6 tuổi.


Như mọi đứa trẻ lên 6 khác, bé Cameron Macaulay rất thích vẽ tranh. Tuy nhiên, những bức tranh về tổ ấm thân yêu của em làm mẹ Norma không khỏi lạnh người: một ngôi nhà màu trắng bên bờ biển của một hòn đảo nhỏ – khác xa căn hộ chung cư trong thành phố Glasgow nơi họ đang sinh sống. Đó là nơi họ chưa từng đặt chân đến bao giờ. Và bé bảo rằng người mẹ mà bé đang nói đến ấy là “mẹ già” của bé. Tin chắc rằng mình đã từng sống trong gia đình ấy ở tiền kiếp, Cameron lo lắng gia đình trước kia đang quá thương nhớ mình. Cậu bé bảo hòn đảo nhỏ ấy tên là Barra. Hòn đảo cách xa nơi họ sống tới 260km.

Luân hồi tái sinh đầu thai chuyển kiếp (kỳ 3) - Tin180.com (Ảnh 2)
Bé Cameron Macaulay

Luân hồi tái sinh đầu thai chuyển kiếp (kỳ 3) - Tin180.com (Ảnh 3)
Ngôi nhà màu trắng, bên bờ biển hòn đảo Barra

Cameron cũng luôn miệng kể về người thân “cũ” của em: có cha, mẹ, các anh trai và chị gái – cả một gia đình lớn lúc nào cũng xôn xao tiếng nói cười, chứ không hiu quạnh như cuộc sống hiện tại với mẹ Norma và anh trai Martin. “Kể từ lúc bắt đầu biết nói khi mới lên 2 tuổi, Cameron đã cố gắng kể cho tôi nghe hẳn một câu chuyện về “quá khứ” trên đảo Barra” – cô Norma, nhớ lại – “Bé phụng phịu rằng nhà bé hồi xưa có những 3 cái toilet, trong khi căn hộ Glasgow hiện giờ chỉ có mỗi cái con con. Bé kể vanh vách mọi chi tiết về các thành viên gia đình: bố Shane Robertson đã bỏ mạng vì “không quan sát cẩn thận 2 bên đường” – tôi đoán ông ấy chết vì tai nạn ôtô, mặc dù Cameron không bao giờ nói như thế cả; còn mẹ bé có mái tóc màu hạt dẻ dài ngang hông, rất hay nhoẻn miệng cười… Lần nào nhớ lại thằng bé cũng khóc đỏ hai mắt, rồi nằng nặc đòi tôi đưa trở về Đảo Barra để cho bố mẹ biết bé còn sống khỏe mạnh như thế nào. Ban đầu người trong nhà ai cũng nghi Cameron bịa chuyện, họ còn khen thằng bé có trí tưởng tượng phong phú bất ngờ. Tuy nhiên sự việc trở nên nghiêm trọng khi càng lớn bé càng tỏ ra ủ rũ và sầu thảm, chẳng thể làm cách nào giúp an ủi nguôi ngoai. Các cô giáo trường mầm non cũng tỏ ra ái ngại khi nhìn chú bé con lúc nào cũng lưng tròng nước mắt. Ngay cả lúc chơi đùa, bé cũng nhớ hồi trước đã chơi cút bắt với các chị gái trên bãi đá ven biển ra sao…”.

Luân hồi tái sinh đầu thai chuyển kiếp (kỳ 3) - Tin180.com (Ảnh 4)
Mẹ Norma và bé Cameron tại thành phố Glasgow

Gia đình Macaulay không dư dả tài chính cho lắm, bởi một mình mẹ Norma phải làm việc để nuôi nấng hai anh em Martin và Cameron. Do đó mãi đến tháng 2/2006, ước nguyện về Đảo Barra của cậu bé mới thành hiện thực nhờ sự tài trợ của một kênh truyền hình. Đi cùng chúng tôi có Giáo sư Tiến sĩ Jim Tucker đến từ Đại học Virginia, Hoa Kỳ. Được biết ông đã nghiên cứu khá nhiều trường hợp luân hồi tái sinh ở trẻ nhỏ như kiểu Cameron.

Luân hồi tái sinh đầu thai chuyển kiếp (kỳ 3) - Tin180.com (Ảnh 5)
Chuyên gia nghiên cứu hiện tượng luân hồi tái sinh – Giáo sư Tiến sĩ Jim Tucker thuộc Đại học Virginia, Hoa Kỳ.

Norma nói: Bé hỏi khuôn mặt bé có tươi sáng không, bởi vì bé cảm thấy rất hạnh phúc. Khi chúng tôi hạ cánh trên một bãi biển đúng như Cameron đã luôn mô tả, bé quay sang tôi và hỏi: “Bây giờ mẹ đã tin con chưa?”. Bé nhảy xuống máy bay, tung đôi tay lên trời và la to: “Mình đã trở về!”. Bé lại kể về người mẹ cũ của mình. Bé bảo tôi và bà ấy sẽ yêu mến nhau lắm. Bé nóng lòng muốn chúng tôi gặp gỡ. Bé cũng nói về một “cuốn sách to” bé từng đọc, và về Đức Giêsu. Chúng tôi không theo tôn giáo nhưng gia đình của bé ở Barra thì có”.

Đặt chân lên vịnh Cockleshell, việc đầu tiên 3 mẹ con cùng làm là tức tốc dò hỏi tung tích Robertson và “ngôi nhà trắng bên bờ biển”.

Chúng tôi đã không kể gì với Cameron cả. Chúng tôi chỉ lái thẳng xe về phía biển và chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra. Bé Cameron ngay lập tức nhận ra và nhảy chồm lên khi trông thấy căn nhà. Nhưng khi chúng tôi bước về phía cánh cửa, những nét mừng vui trên khuôn mặt bé chợt tan biến, bé trở nên trầm lặng hẳn. Bé đã nghĩ rằng người mẹ già đang chờ đợi bé ở trong nhà. Trông bé thật buồn. Không có ai ở đó cả”.

“Theo thông tin từ cơ quan quản lý địa phương, chủ nhà trước đây đúng là mang họ Robertson, tuy nhiên sau khi ông ấy chết thì mọi người trong gia đình cũng bỏ đi”.

Quả thật, ngôi nhà có 3 toilet, cửa sổ phòng ngủ nhìn ra đường cất cánh sân bay, và sau vườn thì có 1 cánh cửa bí mật gần như không ai biết – đó là những điều trước đây Cameron luôn hào hứng kể cho tôi. Duy chỉ có điều, mọi tung tích về gia đình người chủ cũ dường như đã bị xóa sạch.

Trở về Glasgow, Cameron đã lấy lại bình tĩnh hơn. Bé không kể về Barra nhiều như trước nữa, và dường như cũng an tâm hơn vì không ai còn nghi ngờ bé bịa chuyện. “Cameron chưa bao giờ kể chuyện vì sao bé đã rời bỏ “kiếp trước”. Nhưng có 1 lần tôi nghe bé nói chuyện với đứa bạn “đừng sợ chết, bởi chết xong thì vẫn có cơ hội quay về”. Khi tôi hỏi: Con đã đến với mẹ như thế nào, Cameron đã trả lời không chút ngại ngần: Con thấy mình rơi tõm vào trong bụng mẹ thôi. Vậy kiếp trước con tên là gì? Cameron mẹ ạ. Con vẫn là Cameron”.

(còn tiếp)

Minh Trí
(tổng hợp)


Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật Giáo Việt Nam Net)
(Theo tin180)

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch