PG & Khoa học
Bản chất của vũ trụ trong kinh Veda
Thích Lệ Thọ
08/06/2010 00:22 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Thiên tài thơ ca của nước Anh William Blake:

… Nhìn thấy vũ trụ trong hạt cát
Và thiên đường trong bông hoa dại
Cái vô hạn trong lòng bàn tay
Và cái vĩnh cửu trong một giơ.

Dường như đó là một thiền ngôn đậm chất phương Đông hơn là lời thơ của một nghệ sĩ nơi trời Tây. Đó cũng là một cách khái quát thực tại hiện hữu, trân quý trước cái đẹp vĩnh cửu và hiện thân vô thường. Cái đẹp mong manh dễ vỡ. Và, cũng chỉ những kẻ “đạt nhân” trong cuộc đời mới có trực giác lóe sáng ấy. Có phải thế không? Khoa học hiện đại chứng minh điều không thể thành có thể, từ một tế bào không thể nhìn thấy bằng mắt thường có thể nhân bản ra một cá thể, đến nỗi có thể giống nhau đến từng centimet.
Will Durant cho rằng ‘Bài thơ hay nhất là bài Thánh ca về sự sáng tạo vũ trụ, thật lạ lùng, chúng ta thấy một thuyết phiếm thần tế nhị và cả một giọng hoài nghi rất tôn kính trong bộ Thánh kinh cổ nhất của dân tộc mộ đạo nhất đó:
Buổi đó, hoàn toàn chẳng có gì cả, mặt trời rực rỡ kia không có,
Mà vòm trời là cái khăn phủ mênh mang kia, cũng không có.
Vậy thì cái gì trùm lên, che phủ, chứa chất vạn vật?
Phải chăng là vực nước sâu thẳm?
Thời đó không có chết — vậy mà không có gì là bất tử,
Không phân biệt ngày và đêm,
Cái Nhất, cái Ðộc Nhất, không có hơi mà tự thở lấy được.
Ngoài Cái đó ra không có cái gì khác nữa.
Tối tăm, và hồi đầu cái gì cũng chìm trong cảnh tối tăm mù mịt — như biển cả không ánh sáng — Cái mầm khuất trong cái vỏ
Bỗng nẩy ra, duy nhất, dưới sức nóng nung nấu.
Thế là lần đầu tiên, lòng thương yêu xuất hiện, nó là dòng suối mới
Của tinh thần, các thi sĩ suy tư và thấy được trong lòng mình
Mối liên lạc giữa cái không được tạo ra với những vật được tạo ra.
Tia sáng đó chiếu ra, xâm chiếm hết, nó phát xuất từ trời hay từ đất?
Giống đã gieo và người ta thấy các năng lực cao cả xuất hiện
Ở dưới thấp là thiên nhiên, ở trên cao là quyền năng và ý lực.
Ai là người vén được màn bí mật? Ai là người cho ta biết
Sự sáng tạo muôn vật đó từ đâu mà có?
Chính các thần linh cũng chỉ xuất hiện sau này.
Vậy thì ai là người biết được sự sáng tạo mầu nhiệm đó từ đâu mà có?
Ðấng nào đã gây ra sự sáng tạo đẹp đẽ đó.
Là do vô tình hay hữu ý?
Ðấng Tối Cao trên tầng trời cao nhất kia
Biết được — nhưng biết đâu chừng, có thể chính Ngài cũng không biết nốt." 1

Câu hỏi triết học mà các nhà minh triết Ấn độ luôn luôn đặt ra cho các đệ tử, cũng như cho các độc giả thánh thư là: Vũ trụ này do đâu mà có, đã được cấu tạo nên bằng chất liệu gì? Con người đã sinh xuất từ đâu, đã do đâu mà sống còn, đa chịu sự chỉ huy của ai v.v.. 2 để thỏa đáng câu trả lời này phải thông qua 3 hình thức:
1/ Trực ngôn.
2/ Ẩn dụ.
3/ Huyền thoại
Ở quan điểm này, chúng ta không thể có 2 vế đầu, nên tìm đến tạng thư Yajur thì nhận được sự khẳng định: Vũ trụ này cũng như vạn hữu đều do một nguyên lý, một bản thể duy nhất sinh hóa ra, phóng phát ra. Bản thể duy nhất ấy có nhiều cách gọi khách nhau:

* Brahman 3 (Đấng tối thượng)
* Atman (một linh hồn bất diệt)
* Brahmanaspati (Rig Veds 10.72. 2)
* Visvakarman (Tạo hóa – The All Maker. Rig Veda, 10. 81)
* Purusha (Chân nhân) (Rig Veda 10.90)
* Prajapati (Chúa tể càn khôn) (Lord of  creatures)
* Hiranyagarbha (Kim đơn - Kim nhân. - The Golden Germ. Rig Veda. 10. 121.I)
Nếu nhân cách hóa Bản thể vũ trụ ấy, và gọi đó là Đấng Tối Cao, thì đấng tối cao này đã sinh hóa ra vũ trụ bằng chính thân thể mình... đã hi sinh thân xác mình, đã phân hóa xác thân mình để tạo thành vũ trụ vạn hữu, chứ không phải là đã tạo dựng nên vũ trụ bằng một chất liệu nào ngoài mình: 4

...Miệng Ngài sinh ra tiếng nói và lửa,
Mũi Ngài sinh ra hơi thở và gió,
Mắt Ngài sinh ra cái thấy và mặt trời.
Tai Ngài sinh ra cái nghe và bốn phương trời.
Da Ngài sinh ra tóc, tóc sinh ra cây cối.
Tim Ngài sinh ra tâm tư và mặt trăng. 5
Như vậy mối giây liên lạc giữa Thượng Đế và vũ trụ là mốt giây liên lạc cơ hữu (relation organique).
Ví dụ Ngài là con nhện, thì vạn hữu là tơ nhả ra từ lưng nhện. 6 Ví dụ Ngài là lửa, thì vạn hữu là những tia lửa, những tàn lửa từ lửa phóng ra. 7 Vạn hữu với Ngài như nước và muối. Khi muối đã hòa tan trong nước, thì đâu có nước, đấy sẽ có muối. 8
Từ học thuyết trên sinh ra hai dòng tư tưởng:

a). Những nhà minh triết có thể coi Brahman là vũ trụ 9
Là lửa, Ngài sưởi ấm,
Ngài là vừng Thái dương,
Ngài là mưa móc đượm nhuần,
Ngài là đất, là vật chất, là Thần,
Ngài là Hữu, Ngài là Vô, Ngài là Hằng cửu”.
Ngài là vừng dương trong thinh không,
Ngài là thần Vasu trong không khí, Ngài là gió,
Ngài là đạo sư trước bàn thờ, Ngài là tân khách đến chơi nhà
Ngài ở trong người, trong khôn gian, trong định luật thiên nhiên, Ngài ở trên trời. Ngài sinh trong nước, trong mục súc, trong định luật thiên nhiên, trong nham thạch. Đấng toàn thiện, đấng tối cao là như vậy.”
... “Ngài nhập vào vạn hữu, ngay cả vào đầu móng tay, y như dao cạo ra vào bao dao, y như lửa nằm trong mồi lửa…”

b) Những nhà minh triết cũng có thể coi Brahman, Atman là Bản thể, là Cốt lõi vạn hữu vũ trụ.
Tìm ra được Cốt lõi ấy,  là hiểu được Brahman, hiểu được vạn hữu, hiểu được chính mình. Đó là chìa khóa mở ra mọi hiểu biết. Thực tại chỉ là Một. Biến thiên phiền tạp chỉ là hình tướng.
Trên mặt đất này không có tạp thù, không có biến thiên thực sự. Kẻ nào chỉ nhìn thấy biến thiên cách biệt bên ngoài, kẻ ấy sẽ còn trong Vòng sinh tử. Tất cả phải được nhìn thấy trong Nhất thể, trong thực thể, Bản thể duy nhất bất khả tư nghị...”
Upanishads tuyên xưng:
Thực sự nếu nhìn thấy được, nghe thấy được, nghĩ ra được, tìm hiểu được Đại Ngã, sẽ hiểu được vũ trụ này” 10
Thực sự, ai mà thấy được sợi giây nhất quán, thấy được chủ tể tại hàm tàng trong vạn hữu, người đó biết Brahman, người đó hiểu biết vũ trụ, hiểu biết thần minh, hiểu biết Veda, hiểu biết tạo vật, hiểu biết Đại Ngã, hiểu biết mọi sự...”
- Thấy được Trời lồng trong vạn hữu là đạt tới chân tri, là tìm thấy được Thượng Đế.
Ai mà thấy được Chúa Trời,
Lồng trong vạn vật, vạn loài thọ sinh,
Trường tồn giữa mọi điêu linh,
Trường tồn vĩnh cửu trong mình biến thiên,
Thế là tri giác vẹn tuyền...
oOo
Ai mà thấy được vạn loài,
Ngoài tuy riêng rẽ trong thời đồng căn,
Lòng trời kết giải đồng tâm,
Từ Trời phóng xuất xa gần miên man,
Thế là tìm thấy Brahman...
- Biết được Căn bản, biết được chân tướng mình, biết được rằng có Trời trong dạ là điều kiện thiết yếu để trở thành tiên phật, thánh, thần..
“Chân nhân nhỏ tựa ngón tay,
Lồng trong tâm khảm muôn loài thụ sinh,
Tâm thần trí lự bao quanh,
Ai mà biết được trở thành thần tiên...
Biết trời trong dạ ấy ai,
Thành thần, siêu thoát vòng đời tử sinh.
Cùm xiềng tháo gỡ sạch sanh,
Không còn sinh tử, điêu linh, thảm sầu
Tóm lại, quan điểm của triết học Ấn Độ, các thần linh là không thể tách rời trong nhận thức mọi người, cho dù đã mấy ngàn năm qua cho đến hiện này và mãi đến ngàn sau thì Phạm Thiên thư cũng không thay đổi. Và con người phải chấp nhận Đấng Phạm Thiên (Brahma), để Atman hoà nhập với Bản thể tuyệt đối thì mới không còn luân hồi trong vòng sinh tử. Đó mới là trạng thái vĩnh hằng ai cũng phải nghĩ đến.

 

Thích Lệ Thọ


1 Lịch sử văn minh Ấn Ðộ, NXB Văn Hóa, năm 1996, tt 58- 59

2 Svetasvatara Up. I–I. Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử triết học Đông phương, quyển 3, trang 38 với lời trích dẫn kinh Rig Veda.

3 Brahman, thật ra là bất tử. Brahman ở đằng trước, Brahman ở đằng sau, ở bên trái, ở bên phải; Brahman ở trên, Brahman ở dưới, Brahman thật ra chính là toàn thể thế giới, toàn thể vũ trụ. (Mundaka 2.2 II)

4 Rig Veds X, 90

5 Aitareya Up.1

6 Rig Veda, X, 90

7 Brihad Aranyaka Up. 20.2.1

8 Chandogya Up. 6,13, 1–3

9 Mandukya Upanishads 2

10 Brih. 2.4.5.)

Thiên tài thơ ca của nước Anh William Blake:

… Nhìn thấy vũ trụ trong hạt cát
Và thiên đường trong bông hoa dại
Cái vô hạn trong lòng bàn tay
Và cái vĩnh cửu trong một giơ.

Dường như đó là một thiền ngôn đậm chất phương Đông hơn là lời thơ của một nghệ sĩ nơi trời Tây. Đó cũng là một cách khái quát thực tại hiện hữu, trân quý trước cái đẹp vĩnh cửu và hiện thân vô thường. Cái đẹp mong manh dễ vỡ. Và, cũng chỉ những kẻ “đạt nhân” trong cuộc đời mới có trực giác lóe sáng ấy. Có phải thế không? Khoa học hiện đại chứng minh điều không thể thành có thể, từ một tế bào không thể nhìn thấy bằng mắt thường có thể nhân bản ra một cá thể, đến nỗi có thể giống nhau đến từng centimet.
Will Durant cho rằng ‘Bài thơ hay nhất là bài Thánh ca về sự sáng tạo vũ trụ, thật lạ lùng, chúng ta thấy một thuyết phiếm thần tế nhị và cả một giọng hoài nghi rất tôn kính trong bộ Thánh kinh cổ nhất của dân tộc mộ đạo nhất đó:
Buổi đó, hoàn toàn chẳng có gì cả, mặt trời rực rỡ kia không có,
Mà vòm trời là cái khăn phủ mênh mang kia, cũng không có.
Vậy thì cái gì trùm lên, che phủ, chứa chất vạn vật?
Phải chăng là vực nước sâu thẳm?
Thời đó không có chết — vậy mà không có gì là bất tử,
Không phân biệt ngày và đêm,
Cái Nhất, cái Ðộc Nhất, không có hơi mà tự thở lấy được.
Ngoài Cái đó ra không có cái gì khác nữa.
Tối tăm, và hồi đầu cái gì cũng chìm trong cảnh tối tăm mù mịt — như biển cả không ánh sáng — Cái mầm khuất trong cái vỏ
Bỗng nẩy ra, duy nhất, dưới sức nóng nung nấu.
Thế là lần đầu tiên, lòng thương yêu xuất hiện, nó là dòng suối mới
Của tinh thần, các thi sĩ suy tư và thấy được trong lòng mình
Mối liên lạc giữa cái không được tạo ra với những vật được tạo ra.
Tia sáng đó chiếu ra, xâm chiếm hết, nó phát xuất từ trời hay từ đất?
Giống đã gieo và người ta thấy các năng lực cao cả xuất hiện
Ở dưới thấp là thiên nhiên, ở trên cao là quyền năng và ý lực.
Ai là người vén được màn bí mật? Ai là người cho ta biết
Sự sáng tạo muôn vật đó từ đâu mà có?
Chính các thần linh cũng chỉ xuất hiện sau này.
Vậy thì ai là người biết được sự sáng tạo mầu nhiệm đó từ đâu mà có?
Ðấng nào đã gây ra sự sáng tạo đẹp đẽ đó.
Là do vô tình hay hữu ý?
Ðấng Tối Cao trên tầng trời cao nhất kia
Biết được — nhưng biết đâu chừng, có thể chính Ngài cũng không biết nốt." 1

Câu hỏi triết học mà các nhà minh triết Ấn độ luôn luôn đặt ra cho các đệ tử, cũng như cho các độc giả thánh thư là: Vũ trụ này do đâu mà có, đã được cấu tạo nên bằng chất liệu gì? Con người đã sinh xuất từ đâu, đã do đâu mà sống còn, đa chịu sự chỉ huy của ai v.v.. 2 để thỏa đáng câu trả lời này phải thông qua 3 hình thức:
1/ Trực ngôn.
2/ Ẩn dụ.
3/ Huyền thoại
Ở quan điểm này, chúng ta không thể có 2 vế đầu, nên tìm đến tạng thư Yajur thì nhận được sự khẳng định: Vũ trụ này cũng như vạn hữu đều do một nguyên lý, một bản thể duy nhất sinh hóa ra, phóng phát ra. Bản thể duy nhất ấy có nhiều cách gọi khách nhau:

* Brahman 3 (Đấng tối thượng)
* Atman (một linh hồn bất diệt)
* Brahmanaspati (Rig Veds 10.72. 2)
* Visvakarman (Tạo hóa – The All Maker. Rig Veda, 10. 81)
* Purusha (Chân nhân) (Rig Veda 10.90)
* Prajapati (Chúa tể càn khôn) (Lord of  creatures)
* Hiranyagarbha (Kim đơn - Kim nhân. - The Golden Germ. Rig Veda. 10. 121.I)
Nếu nhân cách hóa Bản thể vũ trụ ấy, và gọi đó là Đấng Tối Cao, thì đấng tối cao này đã sinh hóa ra vũ trụ bằng chính thân thể mình... đã hi sinh thân xác mình, đã phân hóa xác thân mình để tạo thành vũ trụ vạn hữu, chứ không phải là đã tạo dựng nên vũ trụ bằng một chất liệu nào ngoài mình: 4

...Miệng Ngài sinh ra tiếng nói và lửa,
Mũi Ngài sinh ra hơi thở và gió,
Mắt Ngài sinh ra cái thấy và mặt trời.
Tai Ngài sinh ra cái nghe và bốn phương trời.
Da Ngài sinh ra tóc, tóc sinh ra cây cối.
Tim Ngài sinh ra tâm tư và mặt trăng. 5
Như vậy mối giây liên lạc giữa Thượng Đế và vũ trụ là mốt giây liên lạc cơ hữu (relation organique).
Ví dụ Ngài là con nhện, thì vạn hữu là tơ nhả ra từ lưng nhện. 6 Ví dụ Ngài là lửa, thì vạn hữu là những tia lửa, những tàn lửa từ lửa phóng ra. 7 Vạn hữu với Ngài như nước và muối. Khi muối đã hòa tan trong nước, thì đâu có nước, đấy sẽ có muối. 8
Từ học thuyết trên sinh ra hai dòng tư tưởng:

a). Những nhà minh triết có thể coi Brahman là vũ trụ 9
“Là lửa, Ngài sưởi ấm,
Ngài là vừng Thái dương,
Ngài là mưa móc đượm nhuần,
Ngài là đất, là vật chất, là Thần,
Ngài là Hữu, Ngài là Vô, Ngài là Hằng cửu”.
“Ngài là vừng dương trong thinh không,
Ngài là thần Vasu trong không khí, Ngài là gió,
Ngài là đạo sư trước bàn thờ, Ngài là tân khách đến chơi nhà
Ngài ở trong người, trong khôn gian, trong định luật thiên nhiên, Ngài ở trên trời. Ngài sinh trong nước, trong mục súc, trong định luật thiên nhiên, trong nham thạch. Đấng toàn thiện, đấng tối cao là như vậy.”
... “Ngài nhập vào vạn hữu, ngay cả vào đầu móng tay, y như dao cạo ra vào bao dao, y như lửa nằm trong mồi lửa…”

b) Những nhà minh triết cũng có thể coi Brahman, Atman là Bản thể, là Cốt lõi vạn hữu vũ trụ.
Tìm ra được Cốt lõi ấy,  là hiểu được Brahman, hiểu được vạn hữu, hiểu được chính mình. Đó là chìa khóa mở ra mọi hiểu biết. Thực tại chỉ là Một. Biến thiên phiền tạp chỉ là hình tướng.
“Trên mặt đất này không có tạp thù, không có biến thiên thực sự. Kẻ nào chỉ nhìn thấy biến thiên cách biệt bên ngoài, kẻ ấy sẽ còn trong Vòng sinh tử. Tất cả phải được nhìn thấy trong Nhất thể, trong thực thể, Bản thể duy nhất bất khả tư nghị...”
Upanishads tuyên xưng:
“Thực sự nếu nhìn thấy được, nghe thấy được, nghĩ ra được, tìm hiểu được Đại Ngã, sẽ hiểu được vũ trụ này” 10
“Thực sự, ai mà thấy được sợi giây nhất quán, thấy được chủ tể tại hàm tàng trong vạn hữu, người đó biết Brahman, người đó hiểu biết vũ trụ, hiểu biết thần minh, hiểu biết Veda, hiểu biết tạo vật, hiểu biết Đại Ngã, hiểu biết mọi sự...”
- Thấy được Trời lồng trong vạn hữu là đạt tới chân tri, là tìm thấy được Thượng Đế.
“Ai mà thấy được Chúa Trời,
Lồng trong vạn vật, vạn loài thọ sinh,
Trường tồn giữa mọi điêu linh,
Trường tồn vĩnh cửu trong mình biến thiên,
Thế là tri giác vẹn tuyền...
oOo
Ai mà thấy được vạn loài,
Ngoài tuy riêng rẽ trong thời đồng căn,
Lòng trời kết giải đồng tâm,
Từ Trời phóng xuất xa gần miên man,
Thế là tìm thấy Brahman...”
- Biết được Căn bản, biết được chân tướng mình, biết được rằng có Trời trong dạ là điều kiện thiết yếu để trở thành tiên phật, thánh, thần..
“Chân nhân nhỏ tựa ngón tay,
Lồng trong tâm khảm muôn loài thụ sinh,
Tâm thần trí lự bao quanh,
Ai mà biết được trở thành thần tiên...
Biết trời trong dạ ấy ai,
Thành thần, siêu thoát vòng đời tử sinh.
Cùm xiềng tháo gỡ sạch sanh,
Không còn sinh tử, điêu linh, thảm sầu”
Tóm lại, quan điểm của triết học Ấn Độ, các thần linh là không thể tách rời trong nhận thức mọi người, cho dù đã mấy ngàn năm qua cho đến hiện này và mãi đến ngàn sau thì Phạm Thiên thư cũng không thay đổi. Và con người phải chấp nhận Đấng Phạm Thiên (Brahma), để Atman hoà nhập với Bản thể tuyệt đối thì mới không còn luân hồi trong vòng sinh tử. Đó mới là trạng thái vĩnh hằng ai cũng phải nghĩ đến.

 

Thích Lệ Thọ


1 Lịch sử văn minh Ấn Ðộ, NXB Văn Hóa, năm 1996, tt 58- 59
2 Svetasvatara Up. I–I. Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử triết học Đông phương, quyển 3, trang 38 với lời trích dẫn kinh Rig Veda.

3 Brahman, thật ra là bất tử. Brahman ở đằng trước, Brahman ở đằng sau, ở bên trái, ở bên phải; Brahman ở trên, Brahman ở dưới, Brahman thật ra chính là toàn thể thế giới, toàn thể vũ trụ. (Mundaka 2.2 II)
4 Rig Veds X, 90

5 Aitareya Up.1

6 Rig Veda, X, 90

7 Brihad Aranyaka Up. 20.2.1

8 Chandogya Up. 6,13, 1–3

9 Mandukya Upanishads 2

10 Brih. 2.4.5.)
 

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch