Khi còn nhỏ, những câu chuyện cổ tích mà bà và mẹ kể về Bụt
đã để lại trong lòng tôi hình ảnh một ông cụ râu tóc bạc phơ đầy từ bi,
luôn hiện ra đúng lúc, đúng chỗ, dùng phép lạ cứu giúp muôn chúng sinh
qua mọi cảnh khổ nạn:
Dáng Bụt điềm đạm, thanh cao,
Lời Bụt ấm áp,
thấm vào tâm ta
Lòng Bụt rộng mở bao la,
Mắt Bụt thấu hiểu, chan
hòa tình thương
Lớn lên, trở thành một Phật tử, tôi mới hiểu ra rằng Bụt không dùng
phép lạ để cứu giúp chúng ta, mà Bụt chỉ trao truyền cho chúng ta những
phương pháp để tự mình tu tâm, dưỡng tính, hoàn thiện nhân cách và hơn
nữa cho chúng ta một nghệ thuật sống và làm việc để mang lại niềm hạnh
phúc đích thực cho chính mình và mọi người, theo tinh thần “tự độ độ
tha, tự giác giác tha”.
Tâm thông hết thảy đều không,
Tâm mê có mắt mà không
thấy đàng,
Phật trao ta Ánh đạo vàng,
Tự mình khám phá thiên đàng
Tự Tâm
Trong bài ngắn này tôi xin thử lý giải giáo lý Tứ diệu đế từ góc độ
khoa học, chia sẻ tâm nguyện của mình với những ai quan tâm đến việc
hiện đại hóa Đạo Phật, và kết hợp Phật Pháp với khoa học kỹ thuật trong
việc truyền bá và áp dụng vào cuộc sống.Như ta biết, Tứ diệu đế là bài
thuyết pháp đầu tiên của Phật sau khi thành Đạo cho năm anh em A nhà
Kiều Trần Như, diễn ra tại vườn Lộc Uyển, về phía bắc thành Ba la nại.
.Xem lại đoạn Phật thuyết giảng về Tứ diệu đế trong kinh Chuyển pháp
luân – bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu, ta cảm nhận sâu sắc
rằng, Tứ diệu đế chính là một trong những tuệ giác sáng chói nhất của
Phật.
- Ngài đã tìm ra sự thật đen tối nhất của cõi đời là bệnh, già, chết
và sự phiền não thường trực trong lòng mỗi người, ngài gọi là Khổ (Khổ
đế).
- Sự thật thứ hai ngài tìm ra là nguyên nhân đau khổ, ngài gọi là Khổ
tập (Tập đế).
- Sự thật thứ ba ngài tìm ra là pháp môn tu tập để dứt trừ nguyên nhân
đau khổ, ngài gọi là Khổ tập diệt (Diệt đế).
- Và sự thật thứ tư ngài tìm ra là con đường cho mọi người đi tới hạnh
phúc, an vui vĩnh cửu, ngài gọi là Khổ tập diệt đạo (Đạo đế).
Thiền sư Minh Đăng Quang trong bộ sách “Chân Lý” có luận giảng một
cách hình ảnh về vai trò then chốt của giáo lý Tứ diệu đế như sau:.“Pháp
chánh giác có ra là do tứ diệu đế. Pháp là chính giác, là pháp của
trong tứ diệu đế, do tứ diệu đế sinh ra. Chánh giác là Pháp, là tiếng
trống, tứ diệu đế là dùi trống, mặt đất cõi đời là mặt trống, Bởi có mặt
trống, Phật mới chỉ ra dùi trống, dùi chạm mặt, mới sinh ra tiếng
trống, tiếng ấy là pháp chánh giác. Còn chúng sanh là người nghe..Bởi
chúng sanh sầu khổ, nên Phật mới nói rằng: Này là khổ, vấn đề, đề mục
khổ. Này nguyên nhân sanh ra khổ, là tập, vấn đề, đề mục tập. Này phép
diệt khổ, là diệt, vấn đề, đề mục diệt. Này là Đạo diệt luân hồi khổ,
vấn đề, đề mục đạo. Đạo là con đường đi sau khi diệt luân hồi khổ. Diệt
là diệt bỏ 12 nhân duyên tập của luân hồi. Tập là sanh tử luân hồi, để
chứa khổ, khổ là bởi tập luân hồi, vì không diệt đạo”..Phương
pháp mầu nhiệm diệt khổ đau trong Giáo lý Tứ diệu đế của Phật tổ Thích
Ca Mâu Ni đã được trao chuyền qua bao trái tim khối óc bao người, vượt
bao sự thăng trầm biến động của lịch sử, ngày nay may mắn lại đến tận
tay và đi vào tâm trí thế hệ chúng ta. .Được sống và tu nương vào ánh
sáng của Tứ diệu đế, ta xin chân thành cảm ơn Người:
“Tâm viên, ý mã” khổ làm sao,
Sai khiến ta đi khắp
nẻo nào,
Ơn Phật phát minh Pháp mầu nhiệm,
Phục tâm kiềm ý tuyệt
biết bao"
Là người nghiên cứu khoa học lại có duyên nghiên cứu Phật Pháp, tôi
nhận thấy trong giáo lý của Phật cũng hàm chứa một cách vi diệu, những
phương pháp luận có nhiều điểm tương đồng với phương pháp luận khoa
học..Chúng ta biết rằng, khoa học là một động lực quan trọng trong quá
trình nhận thức và tiến hóa của nền văn minh nhân loại. Rất nhiều nhà
khoa học đã có những phát minh quan trọng, cũng như chịu sự hy sinh to
lớn vì bảo vệ chân lý nha Nicôlai Côpecnich hay Galileo Galilei. .Tôi
muốn nhắc tới trong số các nhà khoa học cận đại như: Thomas Edison, nhà
phát minh công nghệ vĩ đại với 1.093 bằng sáng chế riêng tại Hoa Kỳ,
Albert Einsntein – nhà vật lý học vĩ đại đặt nền móng cho vật lý hiện
đại với năng lượng hạt nhân và khoa học kỹ thuật không gian, hay Von
Neumann – nhà toán học lỗi lạc, mà riêng sự phát minh ra máy tính điện
tử của ông đã đem đến cho chúng ta một loạt các thiết bị khoa học kỹ
thuật cốt lõi của kỷ nguyên văn minh thông tin..Nhân loại đã chế tạo ra
các công cụ lao động và sáng tạo ra cả các phương pháp tư duy cùng các
thiết bị nghiên cứu khoa học. Các phương pháp hay các lập luận khoa học
là một quá trình, thường được trình bày như các bước nối tiếp nhau theo
một trình tự logic. .Có một nhận xét đáng chú ý là: đa số các quá trình
lập luận này mang tính tuần hoàn, còn gọi là “chu trình lôgic”. Có nghĩa
là, cứ sau một số bước nhất định, các bước lại được lặp lại. Ở đây tôi
xin gọi là các phương pháp luận có bốn bước trong một chu trình là “Tứ
đoạn luận pháp”..Các Tứ đoạn luận pháp trong thực tế gồm bốn bước lặp đi
lặp lại theo chu trình, nhưng sau mỗi một vòng quay lại được điều chỉnh
thành tốt hơn, hoàn thiện hơn, cuối cùng là đi đến kết quả mong muốn.
Để làm sáng tỏ khái niệm Tứ đoạn luận pháp trong thực tiễn, chúng ta hãy
hình dung Tứ đoạn luận pháp này như hình ảnh các bực thang trên một
chiếc cầu thang xoay trôn ốc trong nhà, mà cứ bước thứ tư sau đó lại nằm
ngay trên bước ấy theo chiều thẳng đứng (bước thứ 5 nằm ngay trên bước
thứ 1)..Đến đây chắc độc giả có thể đặt câu hỏi: Tứ diệu đế có phải là
một Tứ đoạn luận pháp không? Nếu hiểu Tứ diệu đế như một sự thực tập,
cũng như các phương pháp khoa học là dùng để áp dụng vào cuộc sống thực
tiễn, thì Tứ diệu đế phải được coi như một Tứ đoạn luận pháp..Phật chỉ
ra một sự thật là trong cuộc đời này, chúng sinh gặp bao nhiêu phiền
não, sầu khổ về hoàn cảnh, về thể xác và tâm hồn. Phật trao cho chúng ta
Tứ diệu đế như một sự thực tập, một phương pháp tu tập nhằm giúp con
người tự mình giải phóng khỏi mọi phiền não khổ đau, đi đến niềm hạnh
phúc an lạc, đích thực. .Có một vị thiền sư đã nói rằng:”Tứ diệu đế
không phải là một lý thuyết, tứ diệu đế là một công trình thực tập. Tứ
diệu đế không chỉ là nguyên tắc của sự thực tập, tứ diệu đế là bản thân
của sự thực tập” giúp ta giải thoát khỏi u minh - nguồn gốc của mọi
phiền não khổ đau, đi đến mục tiêu là giác ngộ chân chính và xây dựng
Tịnh độ trong tâm mỗi con người và trên cả thế gian này..Ta có một nhận
xét thú vị là, những phương pháp luận mang tính tứ đoạn luận trong thực
tiễn khoa học thuộc loại rất phổ biến và thường là phương pháp tổng quát
(general method) trong việc giải quyết vấn đề (problem solving), thu
nhận kiến thức (obtaining knowledge), và phát minh bí quyết công nghệ
(obtaining know-how)..Đây chính là các phương pháp luận quan trọng nhất
trong thực tiễn:.1. PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC (Scientific
method) dùng trong nghiên cứu và phát minh khoa học nói chung, là ở đây
ta gọi là tứ đoạn luận “Khoa học”.Bây giờ ta xem xét cụ thể các bước
trong tứ đoạn luận “Khoa học” là:
- Bước 1- Mô tả đặc tính (Charaterization
from experience and observation): Mô tả đặc tính của hiện tượng
vấn đế.
. - Bước 2- Lập giả thiết (Hypothesis: a
proposed explanation): Đặt giả thiết, căn cứ để giải thích.
. - Bước 3- Suy luận lôgic (Deduction: prediction from the
hypothesis): Các suy luận, tiên đoán từ giả thiết.
. - Bước 4- Kiểm chứng (Test and experiment):
Các phép thử và thí nghiệm kiểm chứng
. - Bước 5- (lặp lại bước 1 ở mức độ cao hơn)
Lại mô tả đặc tính mới: Mô tả đặc tính của hiện tượng một cách đúng hơn
chi tiết hơn.
2. PHƯƠNG PHÁP TOÁN HỌC (Mathematical method) dùng
riêng trong nghiên cứu và sáng tạo toán học, mà ở đây ta gọi là tứ đoạn
luận “Toán học”.Các bước trong tứ đoạn luận “Toán học”.
- Bước 1- Sự hiểu (Understanding): Đây là sự hiểu
tương đối xuất phát về đối tượng.
. - Bước 2- Phân tích (Analysis): Sự mổ xẻ đi sâu vào
chi tiết sự hiểu của mình so với thực tại.
. - Bước 3- Tổng hợp (Synthesis): Tập hợp hay tích hợp
lại những sự phân tích và nhận xét lẫn phát hiện mới của ta thu được
trong sự mổ xẻ cái đã hiểu lại.
. - Bước 4- Tổng quan và mở rộng (Review/ Extend): Liên
hệ với những điều ta hoặc người ta đã biết khác mở rộng cái hiểu bao
quát hơn.
.. - Bước 5- (lặp lại bước 1 ở mức độ cao hơn): Lại làm
mới thêm sự hiểu: Ta thu được cái hiểu mới về đối tượng nghiên cứu.
3. PHƯƠNG PHÁP THỬ VÀ SAI MỞ RỘNG (Generalized trial
and error method) dùng phổ biến trong nghiên cứu và phát minh các bí
quyết công nghệ (know-how), mà ở đây ta gọi tắt là tứ đoạn luận “Thử và
sai”.Các bước trong tứ đoạn luận “Thử và sai” là:
- Bước 1- Thử (Trial) Mô tả phép thử làm một việc nào
đó với một ý tưởng xuất phát, thử dùng một phương pháp, một công cụ
phương tiện mà mình cho là hợp lý, thử lên một kế hoạch nhằm đạt một mục
đíhc mong muốn nào đó…
. - Bước 2- Sai (Error): Sau khi thử thực hiện những
điều đã dự định, kết quả thu được lại không như ý, hoặc không đúng như
ta dự báo, mong muốn…
. - Bước 3- Phân tích (Analysis): Phân tích tìm hiểu
ngọn ngành nguyên nhân cái sai nằm ở đâu.
. - Bước 4- Sửa sai (Correction): Có nghĩa, tìm ra cách
khác mà ta cho là tốt hơn và không chứa những điều sai mà ta đã nhận ra
ở bước “hiểu cái sai”.
. - Bước 5- (lặp lại bước 1 ở mức độ cao hơn) Lại thử
thêm lần nữa: Tiếp tục thử một lần nữa ới sự khắc phục hay loại trừ cái
sai.
Cả ba phương pháp tứ đoạn luận nói trên đều chung một đặc tính là gồm
bốn bước lặp lại theo chu trình đi lên. Nếu phân tích chung sâu hơn, ta
sẽ nhận thấy các tứ đoạn luận này về ý nghĩa hay logic có bản chất
tương tự nhau, và chỉ chia làm 3 phương pháp khác nhau về hình thức để
áp dụng cụ thể cho phù hợp với 3 đối tượng khác nhau mà thôi.
.Nhìn
lại cuộc sống, ta có thể dễ dàng nhận ra một sự thật là: Khi ta không
làm việc gì thì nói chung là không sao, còn nếu a cứ làm một việc gì đó
thì xme kỹ lại vẫn tìm ra được những điều sai sót (không lớn thì nhỏ).
Như vậy, “sai và thiếu” là những điều mà khó ai có thể tránh khỏi, nên
chúng không đáng làm ta lo sợ. Điều đáng sợ hơn chính là khi ta không
nhận ra các sai lầm đó để quyết tâm sửa chữa. Đây chính là bản chất của
Phương pháp “Thử và Sai”.
.Điều này tương tự như Bản chất của phương
pháp “Tứ diệu đế” mà Phật đã giác ngộ và chỉ ra cho chúng ta: mọi sự đau
khổ của cuộc đời không phải là Định mệnh, mà chúng ta đành cam chấp
nhận. Ngược lại, chính bằng sự tu tập theo phương pháp “Tứ diệu đế” ta
có thể giải thoát mọi khổ đau của cuộc đời.
Để làm nổi bật cách
vận hành của Tứ diệu đế trong sự tu tập, ta hãy so sánh sự tương đồng
của Tứ đoạn luận “Tứ diệu đế” với Tứ đoạn luận “Thử và sai” qua bảng
sau:
Các bước
|
Thử và Sai
|
Tứ Diệu Đế
|
1
|
Sai lầm |
Khổ đế - những sự khổ |
2
|
Hiểu nguyên nhân sai lầm |
Tập đế - hiểu nguyên nhân của khổ |
3
|
Sửa nguyên nhân sai lầm |
Diệt đế - Tìm phương pháp diệt khổ |
4
|
Thử sau khi Sửa nguyên nhân sai lầm |
Đạo đế - Con dường diệt khổ |
5... |
Lại vẫn còn Sai lầm khác… |
Quay lại Khổ đế ở mức khác … |
. Ta thử phân tích và so sánh kỹ hơn bảng trên:
.Bước 1: Khổ đế là
một Sự thật nhưng lại không phải “Sự thật tất yếu, không sửa chữa
được”, mà đó chỉ là một sự thật xảy ra trong tâm ta do hoàn cảnh tác
động, gây đau khổ cho ta cũng chỉ giống như một Sai lầm của nhân thức mà
ta hoàn toàn có thể sửa chữa được.
.Bước 2: Sự thật này có nguyên
nhân của nó (Khổ Tập đế), mà khi ta hiểu ra như hiểu “nguyên nhân của
Sai lầm”.
Bước 3: Khi hiểu nguyên nhân rồi ta sẽ loại trừ được nó
(Khổ Tập Diệt đế) như việc sửa chữa nguyên nhân Sai lầm..Bước 4: Bước
cuối cùng trong chu trình này là ta lại tiếp tục sống và làm việc, hoạt
động theo cách đúng đắn với những nguyên nhân của Sai lầm đã được nhận
ra một phần và đã được sửa chữa một phần (Đạo Khổ Tập Diệt đế). Đến đây
chu trình lại quay lại từ đầu nhưng ở mức hoàn thiện hơn sau quá trình
tu tập:.Bước 5- Đúng như những gì xảy ra trong thực tiễn, Sai lầm là có,
tuy nhiên chưa thể dễ dàng nhận ra được hết nó, và cũng chưa thể sửa
chữa hết ngay những sai lầm đã hiểu nguyên nhân, nên trong quá trình sửa
chữa ta lại vẫn còn có Sai lầm khác… cứ thế bước 5 này chính là quay
lại bước 1 ở mức hoàn thiện cao hơn mà thôi..Phân tích đến đây, tôi nhớ
lại đoạn văn tả lại giây phút Phật thành đạo trong cuốn “Đường xưa mấy
trắng” (tác giả Thích Nhất Hạnh): vào một buổi sáng bình minh, sau
49 ngày đêm ngồi thiền dưới gốc cây Bồ đề cổ thụ, Siddhatta (tên của
Phật lúc đó) bừng mở mắt và chợt thấy “sao Mai hiện ra như một ngôi sao
mới, chói sáng và lấp lánh mừng vui như nụ cười giác ngộ. Ông sững nhìn
ngôi sao Mai rồi buột miệng lên tiếng: “Lạ thay, tất cả mọi chúng sanh
đều có sẵn hạt giống của trí tuệ giác ngộ trong lòng. Vậy mà trong ngàn
muôn ức kiếp cứ để cho tự mình lặn ngụp trong biển sinh tử khổ đau thật
đáng thương”. Siddhatta biết rằng đạo lớn đã được tìm ra, và hoài bão
lớn của ông đã đạt được với một tâm hồn an lạc thư thái…”.Ngay ở
chỗ này mà tôi chợt nhận ra một điều, Phật cũng chính là một nhà khoa
học, một nhà khoa học tâm linh vĩ đại. Bằng công trình thực nghiệm thiền
quán 49 ngày đêm (trên chính bản thân mình), Phật là người đầu tiên
nhận ra một chân lý, như một phát minh vĩ đại trong lịch sử nhân loạt
thuộc lĩnh vực khoa học nhân văn: “Tất cả mọi người đều có sẵn hạt giống
của trí tuệ giác ngộ trong lòng”..
Phật gọi hạt giống của trí tuệ
giác ngộ là Giác tính, còn ngày nay chúng ta thường còn gọi là “Phật
tính”. Và các phương pháp mà Phật dạy truyền cho chúng ta nhằm tự tu tập
để tiến tới giác ngộ và giải thoát là “Phập pháp”. Điều này giống như
trong khoa học, người ta gọi bảng tuần hoàn của các nguyên tố là bản
tuần hoàn Meldeleev theo tên nhà hóa học lỗi lạc Dmitri Ivannovich
Mendeleev đã phát minh ra nó hay như Lý thuyết tương đối Einstein theo
tên nhà vật lý vĩ đại Albert Einstein đã viết ra nó….Nhận ra Giác tính
trong tâm mình và cùng lúc trong mọi chúng sinh, ngài không dừng ở việc
nhận biết cái khổ của nhân loại (Khổ đế), ngài đẩy xa hơn ánh sáng trí
tuệ của mìn tới việc tìm ra nguyên nhân đau khổ. Vâng, đây là một logic
tất yếu sau khi ta coi Khổ đế là một sai lầm của nhận thức. Vì thấy sự
đau khổ đó là do Sai lầm nên Ngài quan sát sâu sắc cái sai lầm dưới cá
nhìn thiền quán và đã bước sang Thấu hiểu sai lầm, mà ngài gọi là Tập đế
(Khổ tập đế)..Tìm được nguyên nhân của đau khổ rồi ngài lại tìm ra
phương pháp, pháp môn tu tập để dứt trừ nguyên nhân đau khổ. Nếu Khổ tập
đế là hiểu cái sai lầm, thì theo sự so sánh như trên ta thấy ngài bước
tiếp một bước nữa sang sửa cái sai lầm, mà ngài gọi là Diệu đế (Khổ tập
diệt đế)..Diệt xong khổ, ngài còn tìm và chỉ ra con đường cho mọi người
đi tới cảnh giới hạnh phúc, an vui vĩnh cửu, ngài gọi là Đạo đế (Khổ tập
diệt đạo đế). Đây chính là bước cuôci cùng thử sau khi sửa sai lầm..Vấn
đề khi ta áp dụng tứ đoạn luận pháp chính là tính lặp lại theo chu kỳ
đi lên. Tức là sau khi Thử sau khi sửa sai lầm ta thường không đạt được
cái đúng ngay. Tương tự, ở đây trong quá trình tu tập Đạo đế ta chưa thể
đạt được sự an lạc thảnh thơi hoàn toàn, có nghĩa là ta vẫn còn ít
nhiều cái khổ. Nói cách khác ta vẫn còn cái sai lầm. Nhưng cái sai lầm
này (ở bước 5) đã khác hơn cái sai lầm trước đó (ở bước 1) ở chỗ sai ít
hơn hoặc sai dễ sửa hơn, và ta hãy yên tâm là mình đang tiến dần đến mục
tiêu hơn qua mỗi chu trình thực tập..Việc so sánh Tứ diệu đế với Phương
pháp luận khoa học như trên còn giúp tôi nhận thức ra một sự thật quan
trọng nữa: Khoa học và Đạo học chân thực là hai con đường nhận thức cơ
bản của loài người, quyện hòa với nhau, bổ sung cho nhau nhằm đưa nhan
loại vượt thoát hết mọi phiền não và khổ đau của sinh tử luân hồi đạt
tới mục tiêu cao quý là sự giác ngộ Chân lý, và sống An lạc, Hạnh phúc
ngay tại cuộc đời này..
Đơn thuốc của Đạo Phật trong thời kinh tế thị trường, Chủ
nghĩa Tư bản
Các bước
|
Nguyên tắc hướng dẫn
|
Tứ Diệu Đế
|
1
|
Cuộc đời có đau khổ: - Chủ nghĩa tiêu
thụ thái quá - Ảo tưởng, hoang đường về thịnh vượng, hạnh phúc,
trường tồn - Thiếu giá trị dẫn dắt, trừ lòng tham - Sự hung hăng,
gây hấn, lòng tham, thù hận và vô mình |
Khổ đế - những sự khổ Gồm tất cả những
cảm giác, kinh nghiệm không vừa ý về vật chất (đau ốm, thất nghiệp, cháy
nhà, phá sản) và về tinh thần (ảo tưởng, chán nản, lo lắng, thương
tiếc). Chúng lúc phát sinh, lúc biến đi – vô minh. |
2
|
Nguyên nhân cuộc đời đau khổ là Ham muốn
và Vướng mắc: - Lòng tham: không vao giờ biết đủ, thiếu vắng niềm tin
làm cho đau khổ - Cạnh tranh không giới hạn - Mọi cái không sinh
lời đều đáng vứt bỏ - Giả định không lành mạnh: chấp nhận lòng tham,
hận thù và thỏa mãn cá nhân; không chấp nhận luật nhân quả
|
Khổ Tập đế - hiểu nguyên nhân của khổ Tam
độc là nguyên nhân của đau khổ cho ta và cho người khác: 1. Tham
(lòng tham, ham muốn, quyến luyến). 2. Sân (giận dữ, ghét bỏ) 3.
Si (vô minh, mê mờ, ngu dốt)
|
3
|
Sửa nguyên nhân sai lầm - Các mối quan
hệ công bằng phụ thuộc, tin cậy lẫn nhau - Sự hợp tác không ích kỷ -
Các hành động dựa trên ý nghĩ và ý định tích cực - Hạnh phúc là sự
ưu tiên
|
Khổ Tập Diệt đế - Tìm phương pháp diệt khổ Giải
thoát khỏi đau khổ - vô minh bằng cách nhận rằng tích lũy vật chất, của
cải chẳng có ích lợi gì cho cuộc sống tinh thần của ta. Việc bám víu
vào đau khổ và giải thoát ta khỏi vòng luân hồi của ham muốn là kết quả
của ý nghĩa và hành đọng của chúng ta. |
4
|
Thoát khỏi đau khổ: Sau khi Sửa nguyên
nhân sai lầm - Tuân đúng luật Nhân quả (nhận thức được mọi hành động
đều có hậu quả của nó) - Trí tuệ: hành động theo giá trị chung, xây
dựng với vô thường - Giảm những bấu víu, tích cực đóng vào sự cân
bằng và hòa hợp chung; phù hợp với tầm nhìn xã hội - Phát triển tâm
linh, tinh thần - Lợi nhuận và hạnh phúc là bình đẳng với nhau -
Làm việc có trách nhiệm với sản phẩm và dịch vụ - Tạo nên xã hội tốt
đẹp hơn là trách nhiệm xã hội |
Đạo Khổ Tập Diệt đế - Con dường diệt khổ. Bát
Chánh đạo là con đường thoát đau hô và ham muốn. 1. Chánh kiến: có
hiểu biết chân chính 2. Chánh tư duy: tư duy lành mạnh, khước từ tham
vọng, ý định thiện chí và không gây hại 3. Chánh ngữ: ngôn ngữ luôn
bắt nguồn từ tâm (trung thực, không làm tổn hại, không xúc phạm, không
lăng mạ, tránh chuyện tầm phào) 4. Chánh nghiệp: hành động dựa trên
chánh tư duy, đạt kết quả không gây hại. 5. Chánh mạng: kiếm sống
đúng luật, có đạo đức và phẩm hạnh 6. Chánh tinh tấn: từ tốn, chậm
rãi, tránh những trạng thái tiêu cực cho tâm 7. Chánh niệm: hiểu rõ
cách sử dụng tâm để rèn tâm sắc bén như một kỹ năng sống 8. Chánh
định: sử dụng tâm để có những lựa chọn và quyết định khôn ngoan
|
5
|
Lại vẫn còn Sai lầm khác … |
Quay lại Khổ đế ở mức khác … |
.
PGS. TS. Hà Vĩnh Tân,
Viện Vật lý, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, Hà Nội
Theo: Tạp chí Phật học