Có đến trên 60% các cuộc tìm kiếm thành công và hơn 10.000 hài cốt liệt
sĩ đã tìm thấy nhờ các nhà ngoại cảm...
Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật
Giáo Việt Nam Net)
Những câu chuyện về việc đi tìm mộ
của các nhà ngoại cảm như: chị
Phan Thị Bích Hằng, chị Vũ Minh Nghĩa, anh Nguyễn Văn Nhã, hay anh Phạm
Văn Mẫn... đã giúp một số giađình đã tìm thấy hài cốt của người thân là
có thật. Họ đã mang lại niềm hạnh phúc không gì sánh nổi cho nhiều gia
đình. Nhưng đi cùng với thành công của các nhà ngoại cảm là hiện tượng
lan truyền mạnh mẽ những quan điểm thần bí và duy tâm.
Từ trước đến nay, người đời thường cho
rằng, việc các nhà ngoại cảm
đi tìm mộ hay chữa bệnh kiểu... "bắt ma" là mê tín dị đoan. Tuy nhiên,
hiện nay, khoa học đã chứng minh, những người có khả năng ngoại cảm có
thể chữa bệnh và thực tế là hoàn toàn khoa học và vô cùng vi diệu.
Nguyên nhân sâu xa của bệnh tật có nguồn gốc từ sự hoạt động của trường
năng lượng sinh học. Mỗi tế bào trên cơ thể đều có một đám mây điện từ
bao quanh và các dòng hào quang tuôn chảy theo hệ thống. Khi đám mây
điện từ ở khu vực nào yếu, hoạt động lộn xộn và các dòng hào quang lệch
lạc, tắc nghẽn thì khu vực đó sẽ sinh ra bệnh tật. Nhà ngoại cảm, với
khả năng thấu thị và nhìn thấy dòng chảy của trường năng lượng sinh học,
họ sẽ biết ngay người đối diện bị bệnh gì và biết cách chữa trị phù
hợp.
GS. Trần Phương là một nhà khoa học duy
vật biện chứng. Ông đã chứng
kiến tận mắt suốt quá trình chị Phan Thị Bích Hằng đi tìm và thấy mộ em
gái ông và dường như đã thay đổi cách nhìn về ngoại cảm. Tiếp cận sự kỳ
diệu này từ góc nhìn của khoa học, GS. Trần Phương nhận định rằng, nếu
có "linh hồn" thì "linh hồn" phải tồn tại dưới một dạng vật chất nào đó,
có hình thù, có khả năng phát ra tiếng nói. Đã là một dạng vật chất thì
vật lý học, hóa học, y học, sinh học với những phương tiện quang học và
điện tử tinh vi, hẳn sẽ có ngày tìm ra. Những "linh hồn" người chết vẫn
thể hiện cảm xúc vui, buồn, quan tâm, ước muốn, thậm chí cả giận dữ,
vẫn nhớ và kể lại những việc đã qua, kẻ cả những việc xảy ra sau khi thể
xác đã chết, vẫn theo dõi, đánh giá được những việc mà người sống đang
làm. Như vậy thì "linh hồn" không phải là những vật thể vô tri vô giác,
mà là những vật thể sống, có tình cảm và tư duy.
Còn nhà nghiên cứu, Đại tá Đỗ
Kiên Cường, Phân viện phó Phân viẹn Vật lý Y sinh học đã nghiên cứu
hiện tượng tìm mộ bằng ngoại cảm dưới góc độ phân tích "Bức xạ tàn dư".
Vì bức xạ tàn dư được lưu giữ trong cấu trúc của nước. Nước là khởi đầu
của sự sống dựa trên cácbon có trên trái đất. Nước có cấu trúc khá chặt
chẽ, đó là cấu trúc fractal bội ba. Bức xạ tàn dư có thể được niêm cất
trong nước của một cấu trúc vật chất nào đó như cây cối, đất đá trong
các công trường xây dựng... Càng gần nơi trôn cất người chết, bức xạ
niêm cất càng mạnh nên nhà ngoại cảm "đọc ý nghĩ người chết" càng rõ khi
đến gần khu vực có hài cốt là vì thế.
Đại tá Cường cũng giải thích hiện tượng
ma quỷ, linh hồn... qua việc
phân tích Bức xạ tàn dư. Nếu như ta coi hiện tượng đó là có thật thì một
câu hỏi mà khoa học đặt ra: Đâu là cơ sở vật chất cho hiện tượng kỳ lạ
đó? Điều này cần phải lý giải từ vấn đề bức xạ tàn dư, cái tồn tại sau
khi chết, như vật mang một số thông tin cá nhân về người đã khuất.
Hai công trình nghiên cứu của bác sĩ
Raymond A Moody, người Mỹ, có
tên Đời sống sau này (Life after life). Ông đã dày tâm nghiên cứu 150
người trên khắp thế giới, đủ các sắc tộc, đã từng chết lâm sàng. Người
sắp chết, đến phút cuối cùng nghe thấy bác sĩ, hoặc những người xung
quanh tuyên bố rằng mình đã chết, nghe thấy những tiếng ồn ào khó chịu,
thấy bản thân mình bị lưu động rất nhanh qua một đường hầm dài den tối.
Sau đó bỗng thấy mình ở ngoài xác thân, nhưng vẫn còn ở ngay quanh đó,
trông thấy rõ xác thân mình và mình như một người ngoài đứng xem... Bác
sĩ Moody kết luận: Tất cả những người đã trải qua kinh nghiệm về cái
chết đều nhận thấy rằng chết không phải là hết, chết không đáng sợ mà là
đáng mừng, chết không phải là khổ mà lại là sung sướng, có cảm tưởng
như về nhà. Tuy nhiên, điều may mắn là không ai trong số họ nghĩ đến
việc đi tìm cái chết, mà đều quan niệm rằng phải làm tròn phận sự ở đời
trước khi chết.
Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật
Giáo Việt Nam Net)