05/05/2014 11:50 (GMT+7)
Như ta đã thấy, truy tầm năm sanh của đức Phật rất khó, chưa ai tìm ra được dữ kiện chính xác, khó chối cãi về năm sanh của đức Thích-ca. Về ngày sanh của đức Phật cũng vậy, chỉ dựa trên truyền thống. Một điểm khác cần được lưu ý là đạo Phật Bắc tông Mahayana thiết lễ Đản sanh riêng biệt, khác với các ngày lễ khác của đức Phật như lễ Thích-ca thành đạo, lễ Thích-ca nhập niết bàn. Đạo Phật Nam tông Theravada thiết lễ Đản sanh chung với các lễ Thành đạo và Nhập niết bàn, gọi là đại lễ Visakha, danh từ Hán Việt là Tam hợp. Việc này liên hệ với quan niệm giáo lý Theravada, ta sẽ có dịp nói ở sau. |
03/05/2014 09:22 (GMT+7)
Trên bước đường tìm chân lý, khi chưa đắc đạo, Đức Phật đã học Thiền với hai vị Thầy là Kamala và Uất Đầu Lam Phất. Mặc dù Ngài đã đạt đến quả vị cao nhất theo pháp Thiền của hai vị này, nhưng Ngài nhận thấy đó không phải là mục tiêu mà Ngài tìm cầu, vì vẫn còn phải chịu sự chi phối của sự vận hành trong vòng sinh tử luân hồi. |
01/05/2014 15:15 (GMT+7)
Sau khi vượt thành xuất gia, Sa môn Cù Đàm trải qua nhiều năm tháng tầm sư học đạo và khổ hạnh nơi rừng già, mục đích tìm ra con đường thoát ly sanh tử. Ngài đã thọ giáo nơi các tiên nhân nổi tiếng như Kalama, Ramaputta, và đã đạt đến trình độ tâm linh như các vị ấy. Tuy nhiên, Ngài biết rằng ở cõi trời cao nhất là Phi tưởng Phi phi tưởng cũng chưa phải là cứu cánh giải thoát vì còn trong Tam giới. |
29/04/2014 01:40 (GMT+7)
Thiền Minh Sát rất được nhiều người Tây phương tu tập. Trong quyển Realizing Change-Vipassana Meditation in Action (tạm dịch Sự Chuyển Hóa Chứng Thực – Thiền Minh Sát Trong Ứng Dụng) Ian Hetherington đã giới thiệu cho độc giả một vài điển hình của những người đã đến với thiền Minh Sát (Vipassana); những suy tư, quá trình tu tập của họ; thiền minh sát đã thay đổi cuộc đời họ như thế nào, những sự chuyển hoá nào họ đã chứng nghiệm được trong cuộc sống. Chúng tôi xin trích dịch để giới thiệu với bạn đọc. |
27/04/2014 17:56 (GMT+7)
Ai mới là bậc thầy, bậc thiện tri thức đúng nghĩa để mọi người có thể nương tựa học hỏi, và tu hành theo đúng Chánh pháp... Thích Hạnh Tuệ |
27/04/2014 00:32 (GMT+7)
Kham nhẫn là đức tính duy nhất thắng được sân hận. Có người nói giận dữ không phải là quá xấu xa, đôi khi cũng nên nổi giận để xả bớt cơn đau trong lồng ngực. Một số bác sĩ trị liệu đôi khi còn khuyên nên nổi giận. |
26/04/2014 09:37 (GMT+7)
Sân hận là một dạng tâm lý tiêu cực tồn tại tiềm ẩn trong mỗi con người, thường sinh khởi, bộc phát mỗi khi gặp điều kiện nhân duyên thích hợp. |
25/04/2014 10:36 (GMT+7)
Chỉ bằng hơi thở và có hơi thở thôi mà có thể thành tựu Bậc Chánh Trí, triển khai tri kiến. Nhưng chắc chắn một điều là bạn và tôi không bao giờ chấp nhận cái kiểu tin kinh sách một cách mù quáng. Mọi Kinh nghiệm truyền thừa phải được kiểm chứng. Không có cái gì tồn tại mà không có cái lý của nó! |
22/04/2014 08:54 (GMT+7)
Hạnh nguyện căn bản của người tu Phật là tự lợi và lợi tha. Tự lợi là chọn một pháp môn tu phù hợp với mình nhằm thanh lọc tâm thanh tịnh và thăng hoa tuệ giác để thành tựu giải thoát. Lợi tha là tùy duyên làm lợi ích cho chúng sanh trong khả năng có thể. Trong vô vàn công hạnh lợi tha thì bố thí là hạnh nguyện dễ thực hành và phổ biến nhất. |
20/04/2014 15:35 (GMT+7)
Tiếng Pali của "tám pháp
thế gian" là "atthalokadhamma". "Attha" là tám,
"loka" là thế gian, và "dhamma" là pháp. Atthalokadhamma
còn được dịch là Bát Pháp, hay Bát Phong, là tám ngọn gió làm rung chuyển thế
gian. Đó là: được (làbha) và mất (alàbha), danh thơm (yasa) và tiếng xấu
(ayasa), ca tụng (pasamsà) và khiển trách (nindà), hạnh phúc (sukha) và đau khổ
(dukkha). |
20/04/2014 15:33 (GMT+7)
Hôm nay chúng ta học về đề tài quan trọng trong Phật Giáo. Đó là thuyết Vô Ngã Anatta. Thuyết Vô Ngã chỉ tìm thấy trong Phật Giáo. Như vậy thuyết Vô Ngã khiến cho Phật Giáo khác hẵn các tôn giáo khác. Bởi vì hầu hết các tôn giáo khác đều có sự tin tưởng ngược hẵn với thuyết Vô Ngã (Anatta). |
18/04/2014 17:03 (GMT+7)
Thiền là phương pháp tu hành chủ yếu của nhà Phật. Khi Đức Phật Thích Ca còn tại thế, các đệ tử của Ngài đều lấy việc hành thiền làm cơ bản. Các phương pháp hành thiền này đều nương theo các kinh, luật và luận đã thuyết; như thiền Quán niệm hơi thở, thiền Tứ niệm xứ, Thiền na Ba la mật v.v...Tu các pháp thiền này được chứng nhập tuần tự theo thứ bậc, tuy theo trình độ và thời gian hành trì của hành giả. Loại thiền này được gọi là Như Lai Thiền. Còn Tổ Sư Thiền thì ngược lại không có thứ bậc, là pháp trực tiếp chỉ thẳng vào bản thể chân tâm Phật tánh. |
16/04/2014 00:34 (GMT+7)
Khi hoàn toàn vượt qua được năm Triền cái, hàng rào giữa thiền sinh và sự an lạc của Thiền-na sẽ không còn hiện hữu nữa. Do đó, sự kiểm chứng chắc chắn nhất để biết Năm Triền Cái nầy đã thật sự được vượt qua là làm sao để phát triển được khả năng của thiền sinh để đem tâm an định vào các tầng Thiền-na. |
15/04/2014 07:07 (GMT+7)
Phiền não không chỉ là sự thể hiện của tham-sân-si ở dạng thô mà còn là bạn bè và họ hàng thân thích, thậm chí còn là họ hàng rất xa của chúng nữa!! Hãy xem bạn đã bao giờ có một trong những ý nghĩ sau đây – hay những điều tương tự như vậy – thoáng qua trong tâm chưa?“Lẽ ra không nên bật đèn vào giờ này trong ngày như vậy”“Thái độ của anh ta thật là khó chịu !”“Lẽ ra anh ta không nên làm như thế”“Tôi có thể làm nhanh hơn thế nhiều” |
13/04/2014 13:27 (GMT+7)
Mũi tên biểu trưng cho một sự đau
đớn trên thân xác, nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây ra một sự hoảng sợ
trong tâm thần. Phật Giáo chủ trương một cá thể gồm có sáu giác quan, ngoài ngũ
giác ra thì tri thức hay tâm thức cũng được xem như là một giác quan, đối tượng
nhận biết của nó là xúc cảm, tư duy, ảo giác, kỷ niệm, trí nhớ, sự tưởng tượng,
các giấc mơ, v.v... |
13/04/2014 13:12 (GMT+7)
Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi, thiền sư Thích Nhất Hạnh cảnh báo về mối đe doạ đến nền văn minh do biến đổi khí hậu và phục hồi tinh thần là giải pháp để ngăn chặn những thảm hoạ. |
11/04/2014 15:32 (GMT+7)
Phật giáo được gọi là một tôn giáo có đặc tính phổ quát,
không phải chỉ làm thay đổi tín ngưỡng của tha nhân mà còn kết hợp
những giá trị chung như hoà bình, từ bi và thành tín
“Người canh giữ đích thực
cho hoà bình xuất phát từ nội tâm: tinh thần quan tâm và trách nhiệm về
tương lai cho chính mình và vì phúc lợi cho tha nhân" - H.H Dalai Lama. |
11/04/2014 15:23 (GMT+7)
Quán thân như xác chết, bị liệng vào bãi tha ma, bị quạ rỉa, bị diều
hâu, kên kên và chó sói rừng ăn và bị các loài dòi bọ rút tỉa, rồi quán
chiếu thân thể mình “chính thân thể này cũng như vậy, cũng sẽ trở thành như thế, không có lối nào tránh thoát.” |
11/04/2014 15:21 (GMT+7)
Xem kìa! Một mặt quý vị chê niệm Phật quá dễ dàng, một mặt lại sợ nó quá khó. Thật sự ra, một pháp Niệm Phật đây, bảo là dễ thì nó cực dễ, bảo là khó thì nó cũng cực khó. Chẳng qua là chẳng cần biết là khó hay dễ, chỉ đáng kể mình có thể bền lòng niệm được nhiều hay không. Lâu ngày chầy tháng, tự nhiên tâm chẳng loạn nữa. Lời tục thường nói: “Trên đời không có việc gì khó, chỉ sợ tâm chẳng chuyên”, chính là ý này. |
10/04/2014 11:18 (GMT+7)
Ngay trong phút giây hiện tại, thiền tập có thể chuyển hóa khổ đau và đem tới an lạc. Những người con Bụt đã chuyển đổi một trung tâm luyện tập bắn súng thành một tu viện và thực hiện được những chuyển hóa đầy thử thách. |
|