29/08/2011 00:36 (GMT+7)
Con người ta bị trôi lăn trong luân hồi cũng vì tạo tác những
nghiệp ác, những nghiệp ấy do từ hành động (thân), lời nói (khẩu), và
tưởng nghĩ (ý) mà sanh ra; để diệt trừ những nghiệp ác, đức Phật có nói
Kinh Mười Điều Thiện (Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh), nó là muôn gốc lành,
sẽ được thân tướng tốt đẹp, ở cõi thanh tịnh trang nghiêm, thành tựu
viên mãn. |
24/08/2011 23:31 (GMT+7)
Tâm Định Tuệ là ông chủ minh triết hoà bình, là trí tuệ vô
sư, là trí tuệ siêu việt của chính mình. Tâm Định Tuệ là cực lạc thiên
đường, là mái ấm tinh thần, là quê hương tâm linh vĩnh hằng. |
24/08/2011 23:30 (GMT+7)
Đức Phật khám phá lý nhân quả, vô thường, duyên sinh, cuối
cùng đạt đến chỗ siêu nhiên, tức phi thiện phi ác, là cảnh giới của
người giải thoát. Đến với Đạo Phật, học hiểu đạo lý để chuyển hóa bản
thân, bớt những đắm nhiễm, đam mê vật chất. |
18/08/2011 10:41 (GMT+7)
Tam tạng Nikaaya cũng như văn học sớ giải đã nỗ lực giải
thích ý nghĩa chuẩn xác thuật ngữ bồ-đề (bodhi). Vì thế, theo
Sa'myutta-Nikaaya, bồ-đề chính là đạt được trí tuệ về Bốn Ðiều Chân Thật
Vi Diệu (Tứ Thánh Ðế). |
17/08/2011 00:09 (GMT+7)
@
Wiki: Chữ Vạn (tiếng Phạn: स्वस्तिक svastika) là một biểu tượng chữ
thập với bốn đầu mút cong về góc trái và hướng sang bên trái, có hướng
xoay cùng chiều kim đồng hồ. Tên gọi svastika (gồm chữ sv và asti ghép
lại) hiểu theo tiếng Phạn có nghĩa là "phúc lộc, an khang, thành công
thịnh vượng". Biểu tượng chữ Vạn của Ấn Độ giáo, đôi khi còn được trang
trí thêm các chấm tròn ở các góc một phần tư. |
16/08/2011 11:12 (GMT+7)
Đức Phật là nơi nương tựa của mọi Phật tử chúng ta. Ngài là người tự mình chứng nghiệm Giáo Pháp cao thượng bao gồm Giới, Định, Huệ và giải thoát. Sau khi khám phá ra chân lý, chứng nghiệm Niết Bàn, Đức Phật đem những điều mình thực chứng ra giảng dạy trong suốt bốn mươi lăm năm cho những ai muốn tìm đường giải thoát như Ngài. Người nào tinh tấn thực hành giáo pháp của Ngài sẽ thoát khỏi khổ đau. |
13/08/2011 06:19 (GMT+7)
Trên
bước đường tu hành, chúng ta phải thấy nhứt quán về giáo pháp,
nghĩa là có một sự nối kết xuyên suốt từ giáo lý Nguyên thủy cho đến các
kinh điển Đại thừa. Không nên nhìn cục bộ và nghĩ rằng mình tu theo
Nguyên thủy, hay theo Đại thừa một cách tách biệt. Và nếu theo pháp tu
của Đại thừa lại còn chia ra pháp môn Tịnh độ, Thiền, hay Mật tông, cho
đến phân chia thành 20 tông phái khác nhau, mỗi tông phái lại có lập
trường tu khác nhau nữa. Nghĩ như vậy sẽ dẫn đến việc chống phá lẫn
nhau, là sai lầm nghiêm trọng làm cho Phật giáo bị băng hoại. |
11/08/2011 04:30 (GMT+7)
Giác ngộ là gì? Đây là câu hỏi và đề tài thật phức
tạp luôn gây tranh cãi. Bởi vậy, khi tìm trong sách hoặc search trên
mạng, quí vị sẽ không tìm thấy câu trả lời thật rõ ràng và thật thỏa
mãn cho mình. Ngược lại các câu trả lời luôn luôn có vẻ rất khác nhau,
rất mơ hồ và …rất bế tắc! Nói theo kiểu Thiền Tông Trung Quốc là “không
thể giải bày” (bất khả ngôn thuyết). |
08/08/2011 11:38 (GMT+7)
Khóa
tu Phật thất lần đầu tiên được tổ chức tại chùa Hoằng Pháp từ ngày 2/ 5
đến 9/ 5/ 1999 (17/ 3 đến 24/ 3 Kỷ Mão) với số lượng 68 Phật tử tham
dự. Đến nay là khóa thứ 6 được tổ chức từ ngày 17/ 9 đến 24/ 9/ 2000
(20/ 8 đến 27/ 8 Canh Thìn) với số lượng Phật tử tham dự là 313 vị. Đây
là một mô hình tổ chức khá mới lạ, nên dù đã mở được 6 khóa tu, và số
Phật tử đến tham dự ngày càng đông, nhưng vẫn có nhiều người chưa hiểu
rõ được về ý nghĩa của khóa tu. |
04/08/2011 02:05 (GMT+7)
Căn cứ theo Kinh Huyền Đô Đại Hiến của Đạo Giáo có chép:
“Ngày 15 tháng 7 là tiết Trung Nguyên vậy.... đây là ngày mà Đại Quan
kiểm tra xét hỏi, phân biệt các tội thiện ác dưới địa phủ. Chư Thiên và
Thánh chúng đều ở trong cung, kiểm tra sổ ghi kiếp số của các loài quỷ,
các loài ngạ quỷ đang bị tù ngục đều được thả ra...”. |
03/08/2011 03:58 (GMT+7)
Lý
tưởng A-la-hán thường được xem là lý tưởng dẫn đạo cho Phật giáo Nguyên Thủy và
lý tưởng Bồ tát là lý tưởng dẫn đạo của Phật giáo Đại Thừa. Nhận định này
không hoàn toàn đúng, vì truyền thống Nguyên Thủy đã thể nhập lý tưởng Bồ tát
trong giáo lý cơ bản và như vậy đã công nhận giá trị của quả vị A-la-hán và quả
vị Phật đều là hạnh nguyện tu tập của người xuất gia. |
02/08/2011 09:49 (GMT+7)
Chính buổi đầu đó, Đức Phật đã ngầm nhắc cho hàng đệ
tử học Phật sau này phải học vượt qua ngôn ngữ nói năng, văn tự ghi
chép, mới cảm thông được chỗ Phật muốn chỉ, muốn nói. Có nói ra chỉ là
phương tiện bất đắc dĩ của Phật mà thôi. Chân lý sống thì không ở trong
phương tiện đó. Giống như chiếc xe đưa mình đi đến thành phố, chiếc xe
không phải là thành phố, không phải là mục đích đến. |
22/07/2011 07:38 (GMT+7)
Kết quả của bất cứ hành động nào tùy thuộc trên động cơ. Tùy thuộc trên hoặc là có một cảm xúc phiền não hay một cảm xúc tích cực phía sau nó, cùng một hành động đưa đến những kết quả khác nhau. Ngay cả khi cùng một cảm xúc chung chung, lòng từ bi thương yêu như vậy, thúc đẩy một hành động, những sự hổ trợ tinh thần và xúc cảm của hành động ấy cũng tác động lên kết quả. |
18/07/2011 12:15 (GMT+7)
Tứ Diệu Đế là giáo lý căn bản, tối quan trọng trong hệ thống
giáo lý, là tinh hoa căn bản trong lời Phật dạy. Đây là pháp hành căn
bản trong sự tu tập giải thoát. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa lý thâm sâu
bài pháp Tứ Diệu Đế, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa như thế
nào được gọi là tam chuyển pháp luân thập nhị hành? |
16/07/2011 01:25 (GMT+7)
Trong xã
hội con người, những cái gì đẹp, cao quí, thường được ca ngợi, hay được
chiêm ngưỡng, đó là những cái mà đời hay người đời tặng riêng cho mình.
Nhưng khi nhận những sự tán dương này mà Tâm không dính mắc vào những
lời xưng tụng, tán thán, khen ngợi đó, thì mới chính là người đức hạnh
hay bậc thánh hiền. Do đó, tuỳ theo tấm lòng cung kính của mỗi người tu
Phật mà có những danh hiệu khác nhau để tôn kính Ngài được biết như:
Samôn Cồ Đàm, Đức Thế Tôn, Đấng Từ Phụ, Đấng Như Lai … |
13/07/2011 23:56 (GMT+7)
Bậc thứ nhất là Nhân thừa, tức lợi ích thiết thực ngay trong
đời này và cả đời sau. Thứ hai là Thiên thừa tức giáo pháp dạy chúng ta
tu để được sanh về cõi trời. Thứ ba là Thanh văn thừa, thứ tư là Duyên
giác thừa, hai giáo pháp này đều dạy chúng ta tu để giải thoát sanh tử.
Thứ năm là Bồ tát thừa, tức giáo pháp dạy chúng ta tu vừa lợi mình vừa
lợi người, cuối cùng đều đi đến giác ngộ giải thoát. |
13/07/2011 23:56 (GMT+7)
Khi
tâm chúng ta chưa an, phải biết là do ngoại ma, tức là những người đã
chết còn buồn phiền, bực tức đau khổ đã tác động chúng ta, làm cho bất
an. Hai là chúng ta bất an vì trong tâm mình đã có nghiệp gọi là ngũ ấm
ma, phiền não ma, tức nội ma. Trên bước đường tu, điều quan trọng là
phải phát hiện được nội ma trong lòng và ngoại ma bên ngoài. Ma trong
lòng không còn thì ma bên ngoài không thể tác động được. |
12/07/2011 03:43 (GMT+7)
Phật
giáo không tin thuyết định mệnh, nhưng chấp nhận thuyết nhân quả. Nhân
quả có thể thay đổi. Nhân quá khứ cộng với nhân hiện tại, có thể thay
đổi quả báo. Nhưng sách Phật nói : "Định nghiệp không thể chuyển, trọng
nghiệp không thể cứu" nghĩa là làm sao ? Khi đức Phật nói định nghiệp
không thể chuyển là nói những nghiệp ác cực nặng, gọi là 5 tội (ngũ
nghịch) : giết cha, giết mẹ, giết A la hán, phá hòa hợp Tăng, làm Phật
chảy máu. |
08/07/2011 02:21 (GMT+7)
Tứ Như Ý Túc còn gọi là Tứ Thần Túc. Tứ Như Ý Túc là bốn điều ước nguyện phải đạt được kết quả đầy đủ như ý |
01/07/2011 12:50 (GMT+7)
Bát chánh đạo cũng giúp cho hành giả thấy rõ, thấy chính xác
rằng, khổ đau và gốc rễ của nó có thể diệt tận, khi tham dục và ái hỷ
đối với thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn nơi tâm của hành giả bị
diệt tận. Và con đường diệt tận tham dục và ái hỷ đối với thọ uẩn,
tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn để thành tựu Niết-bàn là các phẩm trợ
đạo và chánh đạo. |
|