18/01/2012 03:38 (GMT+7)
Còn gì vui sướng hơn, kẻ có tâm
lượng bao dung sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm cho người. Khi nào trong
lòng ta không còn một mảy may thắc mắc, không còn một chút bợn hận thù,
đó là lúc ta hoàn toàn an lạc. |
15/01/2012 10:39 (GMT+7)
Nước không dậy sóng và không
chảy. Nếu nước hay dậy sóng và chảy thì bất cứ lúc nào, ở đâu nước cũng
dậy sóng và chảy, vì bản chất nó là như thế. Như con người chúng ta là
động thì bất cứ lúc nào, ở đâu đều là động, dù cho khi ngủ yên mũi vẫn
thở, tim vẫn đập, máu vẫn tuần hoàn, nếu dừng động là con người chết. |
11/01/2012 09:45 (GMT+7)
Cứu
cánh của Phật giáo là sự Giác Ngộ, phương tiện giúp đạt được Giác Ngộ
là Trí Tuệ, và đối nghịch với Trí Tuệ là Vô Minh. Vậy muốn đạt được
Giác Ngộ thì phải loại trừ Vô Minh. Vô Minh mang lại khổ đau và Giác
ngộ thì mang lại sự Giải Thoát. Trí Tuệ là liều thuốc để hóa giải Vô
Minh tức để loại bỏ khổ đau. |
29/12/2011 12:23 (GMT+7)
Một số người đặt câu hỏi thế này: “Người tu Phật có thể thay đổi được
quả khổ của đời mình không?” Vì đa số Phật tử nghĩ mình tu thì bao nhiêu
tội lỗi trước, những điều mình làm đau khổ cho người, đều do công đức
tu hành mà tan biến hết. |
19/12/2011 15:08 (GMT+7)
Có ba
chặng đường đến giác ngộ: Nhân thiên (con đường nhỏ hay chặng một), Thanh văn,
Duyên Giác (con đường trung hay chặng hai), Bồ tát (con đường lớn hay chặng
ba). Ở mỗi chặng, động lực tu tập một khác, có thể tóm tắt trong hai yếu tố: Sợ
hãi và mong cầu. Chặng một, động lực tu hành là sợ đọa ba ác đạo, mong được
phước báo trời người. |
12/12/2011 14:13 (GMT+7)
Để hiểu rõ nhân quả trong cuộc sống chúng ta hãy nhìn cây thảo mộc thì
sẽ hình dung ra được ngay được nhân quả của con người không khác gì nhân
quả của thảo mộc. Tính chất của nhân quả con người không khác gì tính
chất của nhân quả của thảo mộc, bởi vì thảo mộc, con người và muôn vàn
vạn vật khác trong cuộc sống đều có đồng tính chất, chỉ cần chịu khó để
tâm quan sát thì sẽ dễ dàng nhận ra những quy luật chung của cuộc sống. |
06/12/2011 20:35 (GMT+7)
Gần đây, có nhiều người nêu ra
một thắc mắc khi thấy danh hiệu của các vị Tăng -sĩ đều mở đầu bằng chữ Thích tỷ
dụ như Thích-nguyên An, Thích-Tâm-Minh,v.v… và do đó nêu lên những câu hỏi |
24/11/2011 11:55 (GMT+7)
Luân hồi là một hình thức biểu hiện hiện tượng sinh diệt của
các pháp qua định thức duyên khởi từ nhân qua quả. Qua đó nghiệp lực là sức mạnh
chủ động hình thành sự sinh diệt biến đổi lưu chuyển được thể hiện qua quá khứ-hiện
tại-tương lai theo thời gian, tuỳ thuộc vào từng thuộc tính của mỗi cá nhân và Cộng
đồng xứ sở (biệt nghiệp và cộng nghiệp) |
05/11/2011 07:38 (GMT+7)
Trong hơn 40 năm thuyết pháp độ
sinh, Đức Phật chỉ dùng lời nói dạy mọi người nghe chớ không dùng chữ viết để
truyền lại, cho nên sau khi Phật nhập Niết-Bàn, trong giáo-hội có nhiều ý tưởng
sai khác, bất đồng về giáo-nghĩa và giới luật, khiến phát sinh ra nhiều bộ phái
chống đối nhau; bộ phái nào cũng cho tư tưởng và lập luận của mình là đúng đắn
và chân chánh, y như lời Phật dạy. Cuộc tranh chấp này làm nẩy sinh ra nhiều
mưu mô để hạ uy tín đối phương và đề cao giáo-lý bộ phái của mình. |
26/10/2011 05:59 (GMT+7)
Khi nói đến Vô thường liền hiểu ngay đó là luật tuần hoàn của
vũ trụ. Nơi nào có sự vận hành, chuyển biến, đổi dời, nơi đó có Vô
thường. Vì vậy Vô thường là một định luật phổ biến, bao gồm cả vũ trụ và
nhân sinh. |
12/10/2011 00:42 (GMT+7)
Nghiệp bao gồm cả ba kiếp là quá khứ, hiện tại, vị lai và
bao gồm cả không gian mười phương vô tận. Cái gọi là vũ trụ tức là gồm có thời
gian và không gian vô hạn. Trong cái thời-không đó hình thành mọi thế gian quốc
độ: khí thế gian, và hữu tình thế gian. Trái đất mà chúng ta đang sống là khí
thế gian, cũng là quốc độ thế gian. |
10/10/2011 04:01 (GMT+7)
Quan điểm phủ nhận về một đấng toàn năng và vĩnh cửu đã được
thể hiện trong kinh tạng Phật giáo Pali cũng như kinh tạng Phật giáo
Mahayana. Thái độ của Phật giáo đối với các khái niệm và ý tưởng về đấng
sáng tạo và các vị thần được cho là ý niệm hão huyền, không mang lại
hạnh phúc thực sự cho con người, không phù hợp với giáo lý của đức Phật
vốn lấy con người làm đối tượng cao nhất trong việc giải quyết những nỗi
khổ đau đang hiện hữu. |
30/09/2011 02:25 (GMT+7)
DVD ĐỐ VUI PHẬT PHÁP (tác giả: Diệu Kim, biên tập: NSƯT Lệ Thuỷ,
đạo diễn: Trịnh Hoàng Xuân Phúc, quay phim: Trung Hiếu - Hứa Tuấn, với
sự tham gia diễn đọc của các nghệ sĩ: Lệ Thủy, Châu Thanh, ca sĩ Dương
Đình Trí). |
27/09/2011 06:38 (GMT+7)
Tôi là Phật tử thường hay đi chùa và thấy tại Chùa Hương Tích
và Chùa Bảo Quang tại thành phố Santa
Ana Hoa Kỳ có trình bày 18 ngôi tôn tượng A La
Hán. Vậy xin cho biết Thập Bát La Hán là
gì? Rất chân thành cảm ơn. |
25/09/2011 23:41 (GMT+7)
Đức Phật
có dạy về bốn con đường đưa ta đến thành công và sự viên mãn. Đức Phật gọi
chúng là tứ như ý túc, những con đường lúc nào cũng dẫn ta tiến tới. Chúng là
bốn phẩm hạnh đặc thù trong cá tính chúng ta, mà mỗi con đường phản ảnh một sức
mạnh đặc biệt. Nếu ta biết được phẩm hạnh nào là ưu điểm của mình, từ đó ta có
thể dựa trên sức mạnh sẵn có đó mà phát huy thêm và thực hiện được những gì cần
phải làm. |
20/09/2011 10:22 (GMT+7)
Tất cả mọi sự vật trong thế gian
này đều phải biến chuyển không ngừng: chúng luôn luôn sanh, trụ, dị, diệt hoặc
thành, trụ, hoại, không. Thế giới không một vật nào tồn tại vĩnh viễn và có thể
đứng yên một chỗ; tất cả đều vô thường, không những vô thường trong từng năm,
tháng, ngày, giờ mà còn vô thường trong từng sát-na sanh diệt. |
14/09/2011 01:16 (GMT+7)
Trong
kinh Bách Dụ, đức Thích Ca có kể một câu chuyện rất hay về kiến thủ kiến. Có một
nhà buôn trong khi đi vắng, ăn cướp vào đất làng và bắt cóc đứa con bốn tuổi của
ông đi. Khi trở về, ông thấy nhà mình cháy tan và bên trong nhà lại có tử thi của
một em bé cháy đen. |
11/09/2011 05:45 (GMT+7)
Ba pháp ấn là ba con dấu xác
nhận ba giáo nghĩa "Các hành vô thường, các pháp vô ngã, niết-bàn tịch
tịnh" là yếu lĩnh của Phật pháp. Nội dung này được thấy rất sớm trong phẩm
Tứ Đoạn Ý, KINH TĂNG NHẤT A-HÀM qua bốn nghĩa: "Các hành vô thường, các
hành đều khổ, các pháp vô ngã, niết-bàn ngưng nghỉ" thành bốn pháp ấn. Về
sau, các Luận sư đem "Các hành đều khổ" sáp nhập vào "Các hành
vô thường" thành ba pháp ấn. |
11/09/2011 05:39 (GMT+7)
Thật ra người tu không phải ham
tu là tu được, mà đòi hỏi phải thâm nhập Phật pháp cho sâu, sau đó ứng dụng tu
mới đạt kết quả tốt. Nếu chỉ biết tu mà không hiểu Phật pháp, đó là một thiếu
sót lớn, có thể dẫn đến nguy hại. Bởi người không hiểu Phật pháp dễ đi lệch
lạc, rơi vào tà đạo lúc nào không hay. Vì vậy đối với Tăng Ni cũng như Phật tử,
hiểu Phật pháp là mầu chốt trọng yếu trên đường tu. |
01/09/2011 15:10 (GMT+7)
Paticca là “do bởi” hay “tùy thuộc nơi”; Samuppàda là “phát
sanh hay căn nguyên”. Cho nên, Paticca Samuppàda, theo ngữ nguyên là
“Phát sanh ... Tùy thuộc” hay “Căn nguyên Phát sanh”. |
|