30/12/2021 07:39 (GMT+7)
Lễ bái là một nghĩa cử cao đẹp trong việc đặt niềm tin và quy ngưỡng hướng về Chư Phật, chư Bồ Tát và chư Hiền Thánh Tăng. Quỳ lạy tức biểu lộ đức tánh khiêm tốn và để tỏ lòng tri ân, báo ân mà người Phật tử hằng tạc dạ ghi tâm, ân triêm công đức. |
30/12/2021 07:02 (GMT+7)
Lễ Phật Đản là ngày lễ trọng đại được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng tư để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời |
29/12/2021 16:25 (GMT+7)
Một lần Đức Phật và các đệ tử của ngài đang ở Savatthi – một thành phố thuộc nước Ấn Độ cổ. Trong giờ giảng đạo, có một đệ tử tên là Ananda hỏi ngài các quy tắc để có được một cuộc sống an lành và luôn đi đúng mục tiêu mà mỗi người lựa chọn. |
28/12/2021 19:21 (GMT+7)
Chúng ta phải tu làm sao để đem lại cho xã hội này cái an bình hạnh phúc, đó mới là mục tiêu mà người Phật tử hướng đến. Chúng ta chuyển nghiệp ác thành nghiệp thiện, chẳng những tự bản thân đã hiền thiện thanh cao, mà người trong gia đình ngoài xã hội cũng được an vui thanh thản. Tu không phải chuyện xa vời mà chính là việc thực tế trong cuộc sống hằng giờ hằng phút hằng giây mà chúng ta phải thực hiện. Sở dĩ chúng tôi dùng chữ chuyển là vì đa số Phật tử lâu nay quen hiểu chữ tu là sửa. Nhưng chữ sửa nghĩa quá rộng như đại tu tiểu tu; chiếc xe cũ hư nhiều, sửa toàn bộ gọi là đại tu, xe hư ít sửa ít gọi là tiểu tu. Chữ tu có tính chất sửa đổi hình thức nhiều hơn là chuyển đổi nội tâm. Nội tâm trước đây hướng theo lối đen tối độc ác, bây giờ xoay lại theo hướng sáng suốt lương thiện gọi là tu. Tu là đổi ý niệm, lời nói, hành động mê tối ác độc trở thành sáng suốt lương thiện, còn gọi là chuyển nghiệp. |
28/12/2021 14:19 (GMT+7)
Một câu danh hiệu Phật có đủ thần lực chẳng thể nghĩ bàn, có thể trị tất cả tâm bệnh phiền não. Mỗi khi gặp nghịch cảnh tâm sinh phiền não, liền kinh hành niệm Phật, bốn bước một câu Phật hiệu, xoay vần qua lại niệm mấy vòng, dần dần cảm thấy cõi lòng mát mẻ, nóng bức tự dứt. |
28/12/2021 10:50 (GMT+7)
Những hành giả Việt Nam bên ngài Sangsa Rinpoche tại NepalDẫn khởiMặc dầu hầu hết các dòng truyền thừa của Phật giáo Việt Nam từ xưa đến nay đều bắt nguồn từ Thiền tông, song pháp tu hàng ngày của Tăng Ni, Phật tử lại thường bao gồm cả Thiền - Tịnh - Mật. |
28/12/2021 10:22 (GMT+7)
Thiền có nghĩa là yên lặng, tĩnh lặng, trầm lặng, thanh lặng, nhớ nghĩ, tỉnh thức, định tĩnh, quán chiếu, và nhất tâm. Nó là một môn thực tập rất sống động, an lạc, và hữu ích cho thân và cho tâm. |
27/12/2021 15:13 (GMT+7)
Đức Phật thường nhấn mạnh đến người sống an lạc thì tỏa ánh sáng đẹp đẽ trong cuộc đời. Ngài hiểu rõ một nhu cầu căn bản lớn lao và quan trọng của con người là sống hạnh phúc. |
19/12/2018 12:27 (GMT+7)
Cuộc đời vốn đục trong, đen trắng, Thánh phàm, vàng thau lẫn lộn, nói chung các cung bậc đều đủ. |
21/11/2018 20:22 (GMT+7)
Các hiện tượng tự nhiên và xã hội cứ thiên biến vạn hóa liên tục xảy ra xung quanh ta mọi nơi mọi lúc tạo ra muôn màu muôn vẻ của cuộc sống. Hiện tượng thì khách quan, độc lập, riêng biệt mà nhận thức chủ quan của mỗi người về hiện tượng ấy lại vô vàn khác nhau, tùy nghiệp duyên của họ. |
15/05/2018 22:29 (GMT+7)
Là người có niềm tin vào giáo pháp Đức Phật, bạn tin chắc sự tu tập có thể giúp bạn đạt được an lạc trong đời sống. Nhưng thực tiễn cuộc sống bận rộn khiến cho bạn không có nhiều thời gian tu tập. |
06/05/2018 20:52 (GMT+7)
Hàng Phật tử tùy gia cảnh và căn cơ mà thọ trì, tu học Chánh pháp theo những cách khác nhau. Quan trọng là phải xác định được pháp gì là quan trọng, tinh túy, cốt tủy để nương vào. |
12/04/2018 22:22 (GMT+7)
HỎI: Tôi muốn thờ Phật và gia tiên trong một không gian hẹp mà không biết tôn trí như thế nào cho đúng. Nếu tôn trí bàn thờ gia tiên thấp và nhỏ hơn bàn thờ Phật thì nên bố trí bên trái hay bên phải? Trường hợp chỉ tôn trí một bàn gia tiên thì phòng thờ không cân xứng, có thể thờ tranh Bồ-tát Địa Tạng phía trên bài vị gia tiên ở bên phải, và tranh Bồ-tát Quan Âm bên trái? (PHÁP ẤN, phapan2015@gmail.com) |
30/03/2018 21:31 (GMT+7)
Nằm xuống là nhớ hết chuyện này tới chuyện kia rồi than thở sao đầu óc rối như tơ vò! Rối là tại mình dính, nếu không dính thì không có gì để nhớ hết. Vậy thì muốn an trụ tâm đừng để tâm dính với sáu trần, không dính với sáu trần là tâm an trụ rồi. Hết sức là đơn giản nhưng mà tu khó phải không? |
21/03/2018 23:13 (GMT+7)
HỎI: Tôi là Phật tử, 27 tuổi, đã có vợ và con trai 1 tuổi. Vì tôi biết đạo Phật muộn nên tôi mới kết hôn, còn nếu như biết đạo sớm thì có lẽ tôi đã xin xuất gia. Tôi thương vợ và con trai rất nhiều nhưng tâm tôi lại luôn hướng đến sự tu hành để cứu người, giúp đời. |
21/02/2018 13:24 (GMT+7)
Phong tục đi chùa đầu năm, từ xa xưa, đã trở thành một nếp tâm linh gắn với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt, và đó là nhu cầu chính đáng của con người. |
10/02/2018 22:26 (GMT+7)
HỎI: Tôi làm hướng dẫn viên du lịch nên phải dẫn khách đến các nhà hàng, hỗ trợ khách gọi món ăn thường là các loại hải sản tươi sống. Như vậy có phạm giới sát không? Và nghề này có chánh mạng không?(ĐỨC BÁCH, tranducbach01@gmail.com) |
10/02/2018 00:27 (GMT+7)
Có thể nói từ khi loài người hiện hữu trên trái đất này, hầu như ai cũng nghĩ về đời sống tinh thần và cội nguồn của mình. Vì thế, con đường tâm linh đã được nhiều người lý giải, triển khai theo nhiều hướng khác nhau. |
02/02/2018 22:42 (GMT+7)
HỎI: Gia đình tôi đều là Phật tử. Hiện tôi đang có người chị (36 tuổi) mắc bệnh ung thư tuyến giáp, mới phát hiện và đang điều trị. Chị và cả nhà tôi đều biết bệnh tật là do nghiệp của mình tạo ra nên luôn động viên tinh thần cho chị lạc quan tích cực điều trị. Trước mắt, gia đình tôi sẽ trích một ít tiền tiết kiệm hàng năm để làm việc thiện, vun bồi thêm phước đức, chuyển hóa một phần nghiệp bệnh của chị. Vậy nên làm các việc thiện nào là phù hợp? |
01/02/2018 19:39 (GMT+7)
Theo Duy thức học nói: “Tam giới duy tâm vạn pháp duy thức”, hoặc câu: “Nhất thiết duy tâm tạo”. Tất cả các pháp trên thế gian, ràng buộc hay giải thoát cũng đều do tâm; tâm tạo nên một thân - khẩu - ý thiện mỹ hay ác độc. Nhưng dù gì đi nữa các bạn phải thường xuyên “phòng ý”. “Phòng ý” sẽ trở thành thói quen, một tập quán, một thói quen tốt. Tâm linh cũng sẽ dẫn bạn đến quả báo cực kỳ thỏa mãn. Nếu bạn làm việc thiện, việc thánh hiền và ngược lại sẽ đau khổ vô cùng tận. |
|