13/07/2012 03:06 (GMT+7)
Không thể nào thực hiện được cách thứ hai (phép tu tập Đại Thừa) nếu chưa đủ sức nắm vững được cách thứ nhất (phép tu tập Tiểu Thừa).
Tuy nhiên sự chuyển tiếp đó cũng có thể tự động xảy ra. Vào một lúc
nào đó trên con đường, tiếng réo gọi của sự rộng mở ấy cũng chợt vang
lên một cách tự nhiên. |
29/06/2012 12:56 (GMT+7)
Chép
kinh là một hình thức công phu. Muốn chép kinh trước phải đọc, ghi nhớ
rồi sau đó mới nắn nót lời kinh. Chữ kinh phải ngay thẳng, chân phương
và rõ ràng. |
26/06/2012 05:36 (GMT+7)
Chúng sanh khi xả báo thân này thì thọ báo thân khác Nếu trong khi tìm
thọ thân khác mà chưa đủ nhân duyên thì thân nầy chưa xả. Ví như con sâu
đo , trong khi đàng đuôi bám chặt một nơi thì đàng đầu ngóc lên tìm
kiếm. Hễ đàng đầu tìm được chỗ mà bám xuống thì đàng đuôi mới nhả ra. |
25/06/2012 05:07 (GMT+7)
Thiết nghĩ, chúng ta đang sống trong vũ trụ này, một vũ trụ
vô cùng huyền diệu và mầu nhiệm với quy luật nhân quả nghiệp báo thật
khách quan và công bằng. Thân, khẩu, ý thiện thì gặt hái điều thiện, và
ngược lại. |
20/06/2012 06:14 (GMT+7)
Là
người tu Phật, chúng ta phải biết Phật là gì? Phật là Đức Thích Ca Mâu Ni phải
không? Chữ Phật ở đây chỉ cho một con người đã được giác ngộ. Ngoài Đức Phật
Thích Ca Mâu Ni, những người giác ngộ như Ngài cũng đều gọi là Phật. Cho nên
nói tới tu Phật là nói tới sự giác ngộ. |
05/06/2012 14:03 (GMT+7)
Cụ
Ngô Thị Y pháp danh Diệu Cẩn (tên chứng minh thư: Ngô Thị Ý), sinh năm
1913 vừa vãng sinh vào ngày 8/4 (nhuận) năm Nhâm Thìn. Hơn 60 năm tín
hạnh nguyện sâu theo pháp môn niệm Phật, Cụ đã trở thành tấm gương niệm
Phật không mệt mỏi cho biết bao thế hệ Phật tử chùa Giác Tâm, quận 5,
TP.HCM. |
29/05/2012 11:19 (GMT+7)
Khi hành thiền, điều tối quan trọng là hành giả phải có thái độ đúng đắn, tức:
1. Không nên chú tâm quá độ.
Không nên kiểm soát hay áp chế tâm, mà để cho luồng tư tưởng tự nhiên trôi chảy.
Không cố gắng tạo nên, (tức cố làm cho khởi phát) điều gì mới mẻ.
Không nên cưỡng ép mình phải làm điều gì hay tự kềm chế, ngăn ngừa mình làm điều gì. |
24/05/2012 03:39 (GMT+7)
Nếu tình cờ chúng ta gặp phải những điều nào đó mà chúng ta
cảm thấy khó chấp nhận được ngay cả khi chúng ta đã điều tra tìm hiểu
một cách thật cẩn thận, điều đó cũng không có nghĩa là toàn bộ một giáo
pháp chứa đựng những điều đó cần được vứt bỏ. |
16/05/2012 11:38 (GMT+7)
Phật pháp quan trọng nhất là thực hành. Có bà cụ một chữ cũng
không biết, hoàn toàn không hiểu kinh dạy, chỉ biết ăn chay, lạy Phật,
chí thành niệm một câu Nam mô A-di-đà Phật mà được vãng sanh. |
25/04/2012 08:15 (GMT+7)
Con người là căn bản của gia
đình và xã hội loài người. Tất cả mọi vấn đề đều do con người phát sinh
và đều phát sinh vì con người. Bởi vậy, muốn đổi mới tất cả, căn bản là
con người không thể không tự đổi mới trước hết bằng Phật pháp. |
23/04/2012 01:49 (GMT+7)
Bất
cứ vị tu sỹ Phật giáo nào, sau khi bỏ cuộc sống thế tục, cạo tóc xuất
gia để bắt đầu một nếp sống tu hành, đều phải trải qua một giai đoạn
học và hành hạnh Sa-di. Những người này trong chùa thường được gọi là
chú tiểu hay chú điệu. |
14/04/2012 05:45 (GMT+7)
Sự lễ lạy giúp cho ta nhận thức rằng có
điều gì đó còn có ý nghĩa hơn bản thân ta. Theo phương cách này chúng ta
tịnh hóa tánh kiêu mạn mà ta từng tích tập trong vô lượng kiếp khi suy
nghĩ: “Ta đúng,” “Ta tốt hơn những người khác,” hay “Ta là người quan
trọng nhất.” Trải qua vô lượng kiếp chúng ta đã phát triển sự kiêu mạn
là nguyên nhân của những hành động của ta và đã tích tập nghiệp là một
nguồn mạch của những khổ đau và những vấn đề của ta. |
11/04/2012 06:39 (GMT+7)
Một trong những điểm đặc thù từ giáo
pháp của Đức Phật chính là tinh thần Trung đạo - không rơi vào cực đoan
khổ hạnh ép xác hay thú hướng dục vọng. Biện chính giáo pháp để làm lộ
rõ con đường Trung đạo cũng là một phương thức hoằng pháp. Có thể sự
biện chính chỉ là quan kiến cá nhân và đôi khi đi xa hơn vấn đề cần biện
chính, nhất là những biện chính liên quan đến lát cắt của một phần tổng
thể văn bản. |
22/03/2012 05:16 (GMT+7)
Tụng
kinh là đọc một cách thành kính những lời đức Phật đã dạy trong kinh
điển, hợp với chân lý và căn cơ của chúng sinh. Đồng thời để cho tâm và
khẩu được hợp nhất vào câu kinh, tiếng Pháp của Phật. |
16/03/2012 20:33 (GMT+7)
Càng coi thường việc lễ bái bao nhiêu thì chúng ta lại càng mù tịt
bấy nhiêu về giá trị của nó. Những ai từng đã tham dự các buổi lễ lạc
thì dường như thường hay có cảm giác rằng đấy là những thứ giả tạo. Thế rồi chúng ta cứ ước mong sao cho Phật giáo bỏ bớt đi những hình thức trừu tượng ấy. |
11/03/2012 09:05 (GMT+7)
Ô Sào là
một cao tăng Trung Hoa vào đời Đường, khi bà mẹ hạ sinh sư, không hiểu lý do gì
bà đã đem bỏ con vào một chiếc tổ quạ trên cội cây đại thọ trước sân chùa rồi
bỏ đi đâu mất. Sư xuất gia từ đó và người ta gọi sư là thầy Ô Sào. Ô sào nghĩa
là cái tổ con quạ. |
08/03/2012 12:44 (GMT+7)
Cũng
như giao tiếp ngoài xã hội, trong đạo Phật cũng có sự phân chia cấp bậc
để thuận lợi và phù hợp trong công cuộc truyền bá giáo pháp. |
14/02/2012 03:24 (GMT+7)
Hôm nay chúng tôi xin nói đề tài Ba điều căn bản của người tu Phật.
Vì chúng ta tu Phật phải biết thế nào là cội gốc, thế nào là ngọn ngành.
Ba điều này tôi căn cứ theo kinh Pháp Hoa, nhắc lại cho quí vị nhớ và
thực hành. |
26/01/2012 02:07 (GMT+7)
Nói đến tu hành là nói đến tội phước, nếu không rõ tội
phước tức là không rõ sự tu hành. Nếu người tu mà cứ lao mình trong tội lỗi, ấy
là người tạo tội chớ không phải là người tu hành. Mọi sự an vui và đau khổ gốc
từ tội phước mà sanh ra. Vì thế muốn thấu hiểu sự tu hành chúng ta phải thấu
hiểu tội phước. Tội phước là những hành động thiết thực trong cuộc sống này,
không phải là chuyện siêu huyền mờ ảo đâu đâu. Thế nên người tu hành phải thấu
đáo phải phân rành vấn đề tội phước. |
|