Đức Dalai Lama thứ 14, Tenzin Gyatso, đã minh chứng nhiều cống hiến như
một lĩnh tụ tâm linh của dân tộc Tây Tạng, nhưng Ngài đã nhận yêu cầu để
trở thành một nhà phê bình cho tạp chí thần kinh học thường xuyên như
thế nào?
Lời
đề
nghị ấy đã xảy ra tại hội thảo của một trường
y học vào ngày 05 tháng mười một của Giảng đường Memorial
từ một nhà thần kinh học, người vừa mới nghe Đức Dalai
Lama bình luận về nghiên cứu của bà. Trong khi dự kiến của
bà là một ngôn ngữ hơi táo tợn một chút, bà thật nghiêm
chỉnh trong thú nhận của bà rằng bà có thể hướng sự
nghiên cứu của bà một cách khác biệt nếu bà đã nói chuyện
với Ngài trước.
Sự
nghiên cứu biểu tỏ rằng sự thông cảm cho người khác tạo
ra sự hoạt động tích cực trong cùng những khu vực của
não bộ cũng như chính niềm đau đớn. Những nhà
nghiên cứu dùng những người thương yêu để khêu ra
sự thông cảm từ những đối tượng thử nghiệm. Trong
Phật giáo, sự tin tưởng là việc thông cảm thấu hiểu và
từ bi cho những người thương yêu là một sự mở rộng của
bản thân. Nhưng từ bi thật sự đến từ cảm giác cho
những người nào đấy không liên hệ - hay thậm chí là kẻ
thù. Vì thế một thể nghiệm nói hơn thế, Đức Dalai
Lama lưu ý, sẽ được thí nghiệm những cảm giác như thế
đối với những người ít liên hệ thân thuộc để thấy
hoạt động tích cực có khởi lên trong cùng những khu vực
của não bộ không.
Đấy
chỉ là một trong nhiều điều thông hiểu được chia sẻ
trong cả một ngày thảo luận là nét đặc biệt của Đức
Dalai Lama và một nhóm 15 nhà thần kinh học, tâm lý học, và
Phật học. Sự kiện được đặt cho nhan đề là “Khổ
đau, khao khát và lựa chọn: Những khám phá của tâm linh,
và khoa học về kinh nghiệm của con người.”
“Đây
là một sự kiện quan trọng mà nó thật sự hổ trợ tạo
nên một ý nghĩa giác ngộ và dấn thân hổ tương,” khoa
trưởng y khoa bác sĩ Phillip Pizzo, nói như thế, thêm rằng
cuộc hội luận “không phải là áp dụng những phương
pháp khoa học vào tôn giáo, hay tín ngưỡng để nghiên cứu.”
Nó là chấp nhận thực tế rằng con người là không gian đa
dạng và có thể học hỏi từ những quan điểm khác nhau.
Câu
hỏi của ngày, được đưa ra một cách sớm suả bởi người
tổ chức sự kiện là tiến sĩ y học và triết học William
Mobley, giáo sư Cahill trong trường Y dược, và điều xuyên
suốt cả ngày là : “Thần
kinh
học với những khí cụ và nhận thức của nó có thể
mang đến cho Phật học, với sự thực hành thiền quán của
nó, một số hữu ích nào đấy và ngược lại không?”
Những sự thảo luận tiếp theo tìm kiếm để xác định vị
trí chung giữa những lĩnh vực mà có thể đưa đến những
sự thông hiểu to lớn hơn.
Để
làm cho cuộc hội luận tập trung, giáo sư Mobley, giám
đốc của Thần kinh học viện tại Stanford nói rằng có những
nhận thức nào đấy mà họ không bàn tới - những nhận
thức thí như hóa thân tái sinh, nghiệp báo, và giác
ngộ. “Những nhà thần kinh học tránh tất cả những
thứ của những điều mà chúng tôi không hiểu,”
ông nói như thế.
Thay
vì thế, những người tham dự tập trung trên những nhận
thức về tham dục – craving (ái- khao khát) và khổ đau.
Một thử thách đang được tiến gần là một sự nhất trí
trên ý nghĩa của thuật ngữ “tham dục”. Trong Phật
học, tham dục, bởi tính rất tự nhiên của nó, là một trạng
thái ưu phiền khổ não. Trong khoa học phương Tây, tham
dục hay khao khát đơn giản là điều gì thúc đẩy làm cho
ai đấy làm một quyết định. Sau khi thảo luận nhiều,
cả nhóm đồng ý rằng một chữ khác có thể được dùng,
có thể là thèm muốn – desire.
Khi
cuộc đối thoại nghiên cứu sâu hơn, những câu trả lời
dễ dàng đã không rõ ràng ngay lập tức. Tại một thời
điểm ngay cả Đức Dalai Lama cũng thừa nhận rằng Ngài “quá
bối rối” về việc làm thể nào để quyết định khi có
những trình độ không lành mạnh về thèm muốn và có hay
không một hình thức của thèm muốn mà nó không là một hình
thức của khổ đau.
Tuy
thế, có nhiều thời khắc “a ha” của cả hai phía. (a ha:
ngạc nhiên, vui mừng thỏa mãn).
Trong
sự liên hệ với một nghiên cứu được phát hành năm vừa
rồi cho thấy rằng những bộ não của những thiền giả có
những thay đổi lâu dài trong hoạt động tích cực, Đức
Dalai Lama nói, “Bây giờ họ bắt đầu nhận thức rằng
sự tiếp cận của chúng ta là những gì hữu ích. Chúng
tôi vô cùng vui mừng để thấy càng ngày khoa học càng biểu
lộ sự hấp dẫn trong sự tiếp cận của chúng ta.”
Trong
một sự trình bày về nhận thức của thần kinh học về
tham dục-thèm muốn, Howard Fields, MD, PhD, giám đốc của
Trung tâm Wheeler về Thần kinh của sự Nghiện ngập tại UCSF,
đề cập đến một loại thuốc gọi là rimonabant, hoạt động
trong những khu vực của não bộ điều phối thèm muốn để
giảm bớt hút thuốc trong những người nghiện. Họ cũng
giảm bớt cân, một lời tuyên bố làm khán giả há hốc miệng
ra.
Giáo
sư Fields đặt câu hỏi về điều rằng: có phải nó là một
sự tiếp cận tốt khi dùng sự can thiệp về dược lý để
giảm bớt thèm muốn hay không – hoặc có thể có một
phương pháp dùng những cảm nhận phát triển về tuệ
trí và từ bi để thay đổi những quyết định trong những
bệnh nhân hay không?
Đức
Dalai Lama suy nghĩ ý kiến này và muốn biết có một loại
thuốc như vậy mà có thể giảm bớt hay xóa bỏ tất cả
những hình thức của thèm muốn hay không. Trong khi nhận
thức như thế có thể tiêu biểu cho sự giác ngộ tâm linh
đến những người Phật tử, giáo sư Fields trả lời rằng
loại thuốc như thế có thể là tình cảnh tương đương bao
gồm một trạng thái hôn mê. Đối với điều này Đức
Dalai Lama bình luận, “Đó là một thảm họa.”
Suốt
ngày, cuộc thảo luận về nhận thức “khổ đau”
cũng được nhấn mạnh những khác biệt văn hóa nổi bật
trong ý nghĩa của chữ nghĩa. Thế giới phương Tây cố
gắng tránh khổ đau và làm nhẹ bớt nếu nó xảy ra.
Trong Phật giáo, nó là một phần đoán trước của đời sống.
Có
lẻ, như giáo sư của Emory về tâm lý và thần kinh học Helen
Mayberg, MD, tổng kết, sự đau đớn cùng cực của bệnh hoạn
phải được giảm bớt – qua thuốc men, sự kích thích sâu
bộ não hay chửa bệnh – cho phép tâm thức chạm đến một
tình trạng tích cực hơn. Người ta có thể cố
gắng làm điều này nơi chính họ, nhưng bà hỏi: có cần
thiết là quá khó khăn và xảy ra quá lâu không?
Đức
Dalai Lama, người tréo chân trên ghế trong lớp áo đỏ,
không cung ứng một câu trả lời úp mở nhanh chóng.
Ngài gãi đầu. Ngài nói về những bông hoa lớn lên và
năng lực yoga. Hiển nhiên, nó chính là cung cách mà những
việc là như thế.
Từ
đầu đến cuối ngày, những người tham dự vạch rõ vị
trí: một sự nhấn mạnh trên việc tìm ra sự thật, sự cần
thiết để cứu tế những tâm thức từ “sự cướp bóc”
(hijacking) và mục tiêu của sự hoàn thành chuyển hóa.
Điều này, dĩ nhiên, có nghĩa là họ phải có những quan điểm
kiến thức bất đồng. Giáo sư thần kinh học của Stanford
William Newsome, PhD, lưu ý, “Thần kinh học có thể chưa
sẵn sàng để nói về sự tham dục-thèm muốn cao độ của
Phật giáo.
Nhưng
có nhiều hy vọng cho một cuộc đối thoại tương lai.
Nhận thức về “lựa chọn” trong xác định những quyết
định và cảm nhận là một rằng cả khoa học phương Tây
và Phật giáo Tây Tạng cùng chia sẻ, và nó cung cấp một
nền tảng cho sự thẩm tra tiếp tục.
“Hội
nghị là một thành công thật sự và chắc chắn vượt quá
kỳ vọng và ước đoán của tôi,” sau này Pizzo nói thế.
“Trong khi điều này vẫn là một sự bắt đầu nó cung
ứng sự hướng dẫn cho những con đường mới để du hóa.”
Posted:
11/7/05
Dalai
Lama and neuroscientists build bridge between Buddhism and Western
medicine
http://med.stanford.edu/events/dalailama/full_story.html
http://www.sfgate.com/cgi-bin/article.cgi?f=/c/a/2005/11/06/MNGE0FJU5I1.DTLtường
thuật sự kiện trên với một bài mang nhan đề “Các
nhà khoa học và Phật học gặp gở nhưng hoàn toàn không thể
tiếp cận với niết bàn” - Scientists, Buddhists meet but don't
quite reach nirvana.
Niết
bàn: - Bắc Phạn: Nirvana, -Nam Phạn: Nibbana
Chiết
tự: - Ni: không, - vana: xiềng xích
Như
vậy, nghĩa gần nhất của niết bàn là “không xiềng xích”,
tức là tự tại, tự do, hay đồng nghĩa với giải thoát (mokkha,
moksha) khỏi tham dục và khổ đau!
Các
loại niết bàn:
1-
Hữu dư y niết bàn
2-
Vô dư y niết bàn
3-
Vô trụ xứ niết bàn
4-
Tự tánh thanh tịnh niết bàn – Tự nhiên niết bàn
Tuệ
Uyển chuyển ngữ