Chúng tôi đã thiết lập một diễn đàn cho những độc giả để
cung cấp cho họ những ý kiến của họ về nhận thức này và để hỏi Giáo sư George
những câu hỏi.
SEAN SILVERTHORNE: Hãy cho chúng tôi biết về
hội nghị Lĩnh Đạo Tỉnh Thức. Mục tiêu là gì?
BILL GEORGE:
Hội nghị Lĩnh Đạo Tỉnh Thức được tổ chức tại Minneapolis vào những ngày 13-14
tháng Tám, năm 2010, tập họp 400 tham dự viên trong một nghiên cứu khám phá về
việc làm thế nào sự tỉnh thức có thể cống hiến sự hổ trợ ảnh hưởng đến đội ngũ
lĩnh đạo. Khóa tập huấn được phối hợp hướng dẫn bởi Yongey Mingyur
Rinpoche, một bậc thầy thiền quán Phật Giáo, và chính tôi (Bill George).
Mục tiêu của nó là đem sự hiểu biết của phương Tây về
lĩnh đạo và tuệ trí của phương Đông về tâm thức, phát triển từ những sự thực
tập đã từng được sử dụng hàng nghìn năm, để cung hiến đến sự tự tỉnh giác và tự
từ bi của những lĩnh đạo.
HỎI: Lĩnh đạo tỉnh thức là gì, và lợi ích của nó là
gì?
ĐÁP: Tỉnh thức là một thể trạng biểu hiện sự hiện diện hoàn
toàn, chính niệm về chính mình và những người khác, cùng nhạy bén đến sự phản
ứng của mình đối với những hoàn cảnh căng thẳng. Những lĩnh đạo chính
niệm có khuynh hướng hiệu quả hơn trong sự thấu hiểu và liên hệ với những người
khác, và thúc đẩy họ đến những mục tiêu chia sẻ. Vì thế, họ trở nên hiệu
quả hơn trong vai trò lĩnh đạo.
HỎI: Làm thế nào để chính niệm tỉnh thức?
ĐÁP: Tôi không muốn nói mình là một người chuyên môn trong
lĩnh vực này. Khóa tập huấn Lĩnh Đạo Tỉnh Thức tập trung trên sự thực tập
thiền quán như một trong những cách ấy, với một sự đa dạng về kỷ năng thực tập
thiền quán được hướng dẫn bởi Rinpoche Tây Tạng. Đây là khóa giảng huấn
thông thường một cách nghiêm chỉnh, chứ không phải là một khóa tu Phật
Giáo. Trong kinh nghiệm của mình, tôi đã từng quán sát những người đã
chính niệm hơn qua cầu nguyện, những buổi thảo luận sâu sắc, tâm lý trị liệu,
và sử dụng những kỷ thuật nội quán và thể dục.
HỎI: Giáo sư đã từng nói rằng một số lĩnh đạo đã
mất việc bởi vì thiếu sự thông minh, nhưng nhiều người cũng đã mất việc vì
thiếu cảm xúc thông minh. Giáo sư có thể nói về điều này một ít nữa và
cho một vài thí dụ.
ĐÁP: Những lĩnh đạo với cảm xúc thông minh thấp thường thiếu
sự tự tỉnh giác và tự từ bi, là điều có thể đưa đến sự thiếu tự kỷ luật.
Điều này cũng làm khó khăn hơn cho họ để cảm nhận từ bi và thông cảm đến người
khác. Vì thế, họ vật vả trong việc thiết lập những mối quan hệ vững
vàng,chân thật và bền vững.
Những lĩnh đạo không có thời gian để quán xét và phản
chiếu có thể có nguy cơ bị thoái hóa vì những phần thưởng ngoại tại như quyền
lực, tiền bạc, tiếng tăm. Hay là họ có thể cảm thấy cần xuất hiện thật
hoàn hảo trước những người khác nên họ không thể nhận lấy những yếu kém và nhìn
nhận sai sót. Một số những khó khăn gần đây của Hewlett-Packard, British
Petroleum, đội ngũ lĩnh đạo Wall Street, và hàng tá những lĩnh đạo trong thời
kỳ Enron là những thí dụ cho điều này.
HỎI: Hai khía cạnh chính yếu của những lĩnh đạo
hiệu quả, giáo sư giải thích, là tự tỉnh giác và tự từ bi.
ĐÁP: Một khía cạnh chính yếu của những lĩnh đạo hiệu quả là
tính chính xác: đấy là biểu hiện chân thành và đúng đắn đến sự tin tưởng, chuẩn
mực, nguyên tắc của mình mà những điều ấy làm nên một người mà chúng ta gọi là
Chính Bắc[1] của một người nào đấy.
Sự chính xác được phát triển bằng sự tự giác hơn và có từ
bi cho chính mình hơn, vì không có những điều này thì rất khó khăn để cảm nhận
sự từ bi chân thành cho người khác. Tự tỉnh giác bắt đầu với sự thấu hiểu
câu chuyện cuộc đời của mình và tác động của những thử thách khắc nghiệt, cùng
sự phản chiếu trên việc những điều này cung ứng đến những động cơ và thái độ
như thế nào. Khi người ta đi đến việc chấp nhận những phần không mấy
thuận lợi của chính mình mà họ không thích hay đã từng chối bỏ, cũng như học
hỏi về những thất bại và những kinh nghiệm tiêu cực, họ bắt đầu đạt được sự từ
bi cho chính mình và chân thành trong mối liên hệ với thế giới chung quanh họ.
HỎI: Làm thế nào việc mà giáo sư đang làm song hành với
nhận thức “Chính Bắc” của giáo sư?
ĐÁP: Trong hoạt động của chúng tôi về “Chính Bắc” và trong sự
giảng huấn phát triển đội ngũ lĩnh đạo chân thật đến sinh viên và những lĩnh
đạo kinh nghiệm, chúng tôi đã từng được biết rằng thử thách lớn nhất để theo sự
“Chính Bắc” của một người hiện hữu khi gặp những áp lực và cám dỗ mạnh
mẽ. Đấy là lúc điều cần yếu nhất là tự tỉnh giác.
Điều này dĩ nhiên không là một ý kiến mới. Tự tỉnh
giác là trung tâm cảm xúc thông minh của Daniel Goleman. Tương đối hiếm
hoi để tìm thấy những người tự tỉnh giác đầy đủ. Chính niệm là một bước
hợp lý trong tiến trình đạt đến sự tự tỉnh giác này nên được phối hợp với những
kinh nghiệm trong sự lãnh đạo qua những hoàn cảnh thử thách và đạt đến sự
tỉnh giác cùng đội ngũ hổ trợ.
HỎI: Tôi biết giáo sư là một người tin tưởng mạnh
mẽ trong đội ngũ hổ trợ trong sự phát triển tăng cường những lĩnh đạo.
Giáo sư có thể nói một ít về sự khác biệt như thế nào giữa đội ngũ hổ trợ và
đội ngũ cố vấn tinh thần, cho thí dụ?
ĐÁP: Cố vấn tinh thần là một tiến trình từng người một với ai đấy
có những kinh nghiệm sâu rộng hơn và đang có ý muốn chia sẻ kinh nghiệm
ấy. Đội ngũ hổ trợ như được thực tập trong “Chính Bắc” bao hàm một số nhỏ
những người đồng nghiệp (thường là năm đến tám người) muốn chia sẻ kinh nghiệm
và đời sống của họ và hổ trợ mỗi người trong nhóm qua cả những thời điểm thuận
lợi lẫn khó khăn. Yếu tố then chốt của những nhóm này là học hỏi để cho
và nhận những góp ý vô tư nhằm để nhận ra những điểm không thấy, chấp nhận sai
sót, và đạt đến sự vững vàng để đối phó những khó khăn to lớn trong đời sống
của họ.
HỎI: Giáo sư có nghĩ rằng những trường nghiệp vụ
nên chú ý hơn đến đề tài này?
ĐÁP: Bất cứ một trường nghiệp vụ nào đã cố gắng để bồi dưỡng
phát triển cho đội ngũ lĩnh đạo cần cung ứng những giáo trình và những cơ hội
thực tiển khác nhau có thể làm cho sinh viên phát triển sự tỉnh thức sâu rộng
hơn cho chính họ, động cơ của họ, và những mặt mạnh cũng như khiếm khuyết của
họ.
Tiến trình này hiệu quả nhất khi những kinh nghiệm thế
giới thực tiển có thể được phản chiếu trên sự tự thấu hiểu sâu sắc trong một
môi trường ủng hộ và tin tưởng. Đây là chủ thuyết trung tâm của giáo
trình Phát Triển Lĩnh Đạo Chân Thật (ALD) tại Trường Thương Mãi Harvard, sẽ
nhanh chóng được cung ứng đến những người chỉ đạo như phần vụ của Trường Giáo
Dục Hành Chính đề nghị.
HỎI: Nếu những độc giả kiến thức hoạt động của
Trường Thương Mãi Harvard muốn nghiên cứu thêm về lĩnh đạo tỉnh thức, những tài
liệu nào mà giáo sư muốn đề cập đến?
ĐÁP: Hiện tại những sách vở về đề tài này hơi hạn chế vì những
ý tưởng này vẫn trong thời kỳ phôi thai phát triển. Tôi mạnh mẽ đề nghị
quyển sách Bất Cứ Nơi Nào B Đến, Đấy B À và đĩa ghi âm Hướng Dẫn Thiền Quán
Tỉnh Thức của Jon Kabat-Zinn, và quyển Sống Vui và Tuệ Trí Hoan Hỉ của Yongey
Mingyur Rinpoche. Trong giáo trình Phát Triển Lĩnh Đạo Chân Thật (ALD), chúng
tôi sử dụng quyển Chính Bắc của tôi cùng quyển sách phối hợp với nó, Tìm Sự
Chính Bắc của B: Hướng Dẫn Cá Nhân[2].
HỎI: Giáo sư sẽ làm gì tiếp theo?
ĐÁP: Tôi
đang viết một quyển sách nói đến những nhóm hổ trợ tương đương, với Doug Baker
với tựa đề tạm thời là “Những Nhóm Chính Bắc: Nối Kết Quan Trọng.” [3] Những nhóm này được căn cứ trên Những
Nhóm Lĩnh Đạo Phát Triển mà chúng tôi áp dụng tại Trường Thương Mãi Harvard và
những nhóm mà Doug và tôi đã tham gia trong hơn 25 năm qua. Nhiều ý tưởng
mà chúng tôi khảo sát trong hội nghị Lĩnh Đạo Tỉnh Thức sẽ được bao hàm trong
quyển sách này.
http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=9,9503,0,0,1,0
| [1]Hướng chính Bắc
trong bản đồ - Tựa đề một quyển sách tên là True North của Bill George để khám
phá tính lĩnh đạo chân thật của mình, trong ấy để ra năm lĩnh vực nơi mà tính
xác thật cần đến: tự tỉnh giác, động cơ, đội ngũ ủng hộ, hòa nhập đời sống, và
chuẩn mực & nguyên tắc. Khi năm yếu tố này hoạt động trong sự hòa hiệp với
công việc của mình, chúng ta sẽ thấy sự thành công và đưa đến tính xác thật.
http://andrewmeans.typepad.com/the_pipeline/2009/07/bill-georgetrue-north-discover-your-authentic-leadership.html
[2] Finding Your True North: A Personal
Guide [3]
True
North Groups: The Vital Link. |