30/06/2010 00:04 (GMT+7)
Thử nhìn xuống một hồ nước. Khi mặt hồ yên tĩnh, trong xanh ta dễ dàng
nhìn rõ được mọi vật dưới đáy. Trái lại, khi làn nước gợn sóng, hình ảnh
sẽ bị phản chiếu lệch lạc. Bộ não con người cũng giống như vậy. Khi
tinh thần yên tĩnh, tập trung, tâm trí sẽ sáng suốt. |
29/06/2010 11:17 (GMT+7)
Thời đại cởi mở nên muốn tìm chân lí phải đi từ nhiều phía khách quan,
xuất phát từ những nơi khác nhau, những tôn giáo khác nhau, những nhà tư
tưởng khác nhau. Chân lí không chỉ có ở trong đạo Phật... |
28/06/2010 23:09 (GMT+7)
Cùng một việc dứt thở, bỏ xác, tại sao
ở người thế-gian, gọi là chết, còn ở Phật lại gọi là “nhập Niết-bàn”?
Vậy sự
sai khác giữa đôi đàng như thế nào và Niết-bàn có nghĩa là gì? Đó
là hai điểm mà tôi xin đề-nghị cùng chư quý đạo-hữu tìm hiểu, xuyên qua
các
sách vở đã được viết ra rất nhiều về vấn-đề này. |
28/06/2010 00:19 (GMT+7)
Biết pháp là biết mười hai bộ kinh để dễ phân biệt về sau. Biết pháp cũng còn có nghĩa là biết rành mọi pháp ở thế gian, ngay trong cõi mình đang sống, nhờ đắc Nhất thiết chủng trí. Ðại Bồ tát y theo kinh Ðại Bát Niết Bàn trụ nơi bảy pháp lành này (Biết pháp..., Biết tôn ty) thành tựu trọn vẹn Phạm hạnh nhưng cũng chưa đầy đủ. Phạm hạnh là một hạnh rất lớn, gồm cả Tứ vô lượng tâm. |
27/06/2010 00:41 (GMT+7)
Ðức Phật thuyết Kinh Kim Cang là để dạy cho chúng ta làm thế nào để có được cuộc sống hạnh phúc, cảnh giới niết bàn. Cảnh giới an vui hạnh phúc này còn gọi là niết bàn là do chính chúng ta tạo ra, không phải là ở một nơi xa xăm nào đó hoặc là ai đó ban thưởng đến cho chúng ta. |
26/06/2010 00:03 (GMT+7)
Dẫu tìm cầu và bắt gặp cơ duyên thì người muốn đạt ngộ vẫn
phải có sẵn nền tảng tu tập, phải tích sẵn chất nổ để khi đốt ngòi nổ là
sẽ bùng cháy. Bản chất của Ngộ là sự tự chứng sau khi đúc kết, tích lũy
trong cả quá trình nên không thể thiếu một yếu tố quan trọng: sự trải
nghiệm đời sống. |
25/06/2010 23:59 (GMT+7)
Kinh Bát Ðại Nhân Giác do ngài An Thế Cao dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán, vào thời Hậu Hán đời vua Hán Hoàn Ðế, niên hiệu Kiến Hòa năm thứ 2 (148 CN). Ngài là Thái tử xứ An Tức (Parthie), nay một phần thuộc Ba Tư (Persia, Iran) một phần thuộc A Phú Hãn (Afghanistan). Lúc bấy giờ Ðạo Phật từ Ấn Ðộ truyền sang rất thịnh hành trong vùng đó. |
24/06/2010 23:34 (GMT+7)
Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng Pali và nằm trong bộ Kinh Tiểu Bộ (Khuddhaka-nikāya). Chúng ta có Trường Bộ (Dīgha-nikāya), Trung Bộ (Majjhima-nikāya), Tương Ưng Bộ (Samyutta-nikāya), Tăng Chi Bộ (Anguttara-nikāya). Ngoài ra chúng ta còn có một bộ nhỏ gọi là Tiểu Bộ, trong Tiểu Bộ có một tập gọi là Kinh Tập (Sutta-nipāta). |
24/06/2010 00:40 (GMT+7)
Câu hỏi đặt ra là tại sao quan sát hơi thở? Quan sát hơi thở có gì hay?
Tại sao không chọn các đối tượng khác để quan sát? Thật ra quan sát cái
gì cũng được, nhưng quan sát hơi thở có lợi thế hơn. Tim đập lúc nhanh
lúc chậm, khó theo dõi, hoàn toàn ngoài ý thức, khó can thiệp. Dạ dày
làm việc âm thầm, khó quan sát. |
23/06/2010 00:23 (GMT+7)
Sự
mô tả về địa ngục trong Phật Giáo hoàn toàn khác đối
với những tôn giáo khác, ngoại trừ một vài nét giống với Ấn giáo. Trước
hết chúng ta cần hiểu về cái chết. Một nguyên tắc chung có thể đo
lường được đó là định luật bảo toàn năng lượng (The law of conservation
of energy), cho chúng ta thấy được làm thế nào vật chất và năng lượng
là có thể chuyển biến nhưng không mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang
dạng khác. |
23/06/2010 00:02 (GMT+7)
Một nghiên cứu mới đây cho thấy nếu những ai thường xuyên thiền
định sẽ giảm đáng kể nỗi đau vì bộ não của họ phải tập
trung cao độ trong hiện tại và có thể lường trước những sự
kiện tiêu cực trong tương lai, giúp xoa dịu đau đớn, giảm bớt
những tác động về cảm xúc. |
22/06/2010 00:11 (GMT+7)
– Một là Tự Tứ (yêu cầu người chỉ lỗi
lầm cho mình). – Hai là giải giới (xả giới của mùa an cư). – Ba là kiết
giới (trả lại giới của Già-lam). – Bốn là thọ y công đức.
Thọ y công đức thì chúng Tăng được hưởng năm quyền lợi trong thời gian
năm tháng (kể từ sau ngày Tự tứ). |
20/06/2010 23:41 (GMT+7)
Kinh
Mâu
Ni là một Kinh trong Kinh Tập (Sutta-Nipāta), được dịch
ra từ tiếng Pali. Chúng ta có một bản dịch bằng tiếng Anh
của thầy Saddhatissa, hội trưởng của Hội Maha Bồ Đề bên
Anh. Bản dịch ra văn trường hàng được một nhà xuất bản
ở Luân Đôn ấn hành, đó là nhà xuất bản Curng on Press. |
20/06/2010 00:08 (GMT+7)
Đức
Phật đã nói: "Ta là Phật đã thành, các ngươi là
Phật sẽ thành". Ai cũng có Phật tánh hết, chỉ khác nhau ở chỗ mê với
giác thôi. Nếu trên đường tu chúng ta nỗ lực tiến tới thì con đường Phật
đạo không xa. Nói nỗ lực chớ thật ra không có gì phải nỗ lực. Chỉ cần
đổi cái nhìn thôi, thấy giả với thấy thật có tốn bao nhiêu mồ hôi đâu.
Vậy mà chúng ta làm không nổi, thật cũng không biết nói sao! |
20/06/2010 00:03 (GMT+7)
Kinh
Duy Ma Cật là bộ kinh thuộc hệ tư tưởng Đại thừa Viên
đốn, là thứ giáo lý mãn tự. Giáo lý kinh Duy Ma Cật dạy
cho mọi người về pháp môn giải thoát bất tư nghì. Hành
giả thực hiện được là thành Phật như đức Phật Thích
Ca và thập phương chư Phật đã thành. |
19/06/2010 08:14 (GMT+7)
Bất
kể
tại gia, xuất gia, hễ đã quy y nơi Phật, đều là đệ tử
Phật. Đã là đệ tử Phật, ắt phải hằng tu Tám Điều
Giác Ngộ này. Nói cả ngày lẫn đêm để nêu rõ công phu
không gián đoạn. Bảo chí tâm là chỉ sự chân thành tha thiết.
Lại nói tụng niệm, để hiển bày văn nghĩa thuần tịnh,
ghi nhớ không quên vậy. Tám Điều Giác Ngộ, sẽ chú thích
trong văn kết thán. |
18/06/2010 23:37 (GMT+7)
Là Phật tử, chúng ta đều biết, theo nhân quả hữu lậu, người hay bố thí
sẽ được hưởng quả giàu sang phú quý, nếu gian tham keo kiệt thì phải
chịu nghèo đói khó khăn. Nhưng cũng tùy tâm lượng của chúng ta khi bố
thí mà quả hưởng được có khác nhau; nếu trước khi bố thí mà còn đắn đo
toan tính, hoặc sau khi bố thí lại tiếc rẻ, thì có thể cũng được hưởng
quả giàu sang nhưng phải làm lụng khó khăn cực nhọc lắm. |
17/06/2010 00:11 (GMT+7)
Có ba chặng đường đến giác ngộ: Nhân
thiên (con đường nhỏ hay chặng một), Thanh văn, Duyên Giác (con đường
trung hay chặng hai), Bồ tát (con đường lớn hay chặng ba). Ở mỗi chặng,
động lực tu tập một khác, có thể tóm tắt trong hai yếu tố: Sợ hãi và
mong cầu. Chặng một, động lực tu hành là sợ đọa ba ác đạo, mong được
phước báo trời người. |
16/06/2010 02:08 (GMT+7)
Tôi sẽ trả lời hai câu hỏi: 1. Có hay không một dòng
thiền mang sắc thái Việt Nam?; 2. Có đúng hay không dòng thiền Yên Tử
đã tạo nên sức mạnh cho Việt Nam để đánh bại xâm lăng Nguyên Mông? |
16/06/2010 02:07 (GMT+7)
Nói
chung, ta được biết là có nhiều cõi Tịnh Độ, nhiều
cõi linh thánh của những Đấng Giác ngộ mà chúng ta gọi là chư Phật. Cõi
Tịnh Độ của Đức Phật Vô Lượng Quang A Di Đà thì đúng là một nơi độc nhất
vô nhị. Có những cõi Tịnh Độ ở bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc, và ở
trung tâm. Trong số đó, cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà là nơi dễ đến
nhất và vì thế rất đặc biệt. |
|