14/01/2022 08:14 (GMT+7)
Đã mang thân phận con người, tất nhiên ai cũng có khổ đau. Nhưng người phụ nữ, vì nghiệp giới tính phải mang thiên chức làm mẹ nên có cấu trúc tâm sinh lý đặc thù, làm phái yếu và dĩ nhiên có những đau khổ riêng khác biệt với phái mạnh, đàn ông... |
06/01/2022 20:16 (GMT+7)
Giới pháp như ngọn đèn soi sáng bóng đêm giúp người đi đường không lạc lối. Giới như hàng rào che chắn, bảo vệ cho người thọ trì vượt thoát những cám dỗ, hiểm nguy. Giữ giới chính là ý thức tự giữ gìn sự an toàn và hạnh phúc cho chính mình. |
02/01/2022 07:47 (GMT+7)
Lời Phật dạy thật rõ ràng, những ai sống thiếu đạo đức sa đà buông thả phóng dật hay phạm khuyết các giới cấm thì sẽ chịu năm điều suy hao. Đầu tiên là cơ nghiệp làm ăn, buôn bán ngày càng không được như ý nguyện, tiền bạc kiếm được không còn dễ dàng như trước. Kế đến là tài sản dành dụm được trước đây rất khó giữ, cứ hao mòn tiêu tán dần. |
30/12/2021 18:48 (GMT+7)
Mỗi mùa An cư về, chư vị Hòa thượng luôn sách tấn đại chúng phải nỗ lực tấn tu Giới – Định – Tuệ; bởi giới luật còn thì Phật pháp còn. Đối với người xuất gia, “Ba tháng An cư, cửu tuần tu học” là thời gian để mọi người rèn luyện nhân cách, trau dồi giới đức. Đức Phật chế định giới luật để hàng đệ tử nương theo đó mà gìn giữ thân – khẩu – ý nghiệp và chỉ ra nền tảng của việc giữ gìn giới luật không gì hơn phải có tâm tàm quý (hổ thẹn). Vì hai thiện tâm này giúp người giữ gìn giới hạnh được trọn vẹn và còn là sức mạnh cho hành giả tu theo Phật tiến đến Niết bàn tối thượng. |
30/12/2021 18:04 (GMT+7)
Phụ nữ bị kỳ thị trong xã hội Ấn Độ cổ đại và Đức Phật là người đầu tiên đã mở ra một cuộc cách mạng bình đẳng giai cấp, bình đẳng giới lúc bấy giờ. Giáo pháp của Đức Phật nhấn mạnh đến sự làm chủ bản thân và tự tu tập giải thoát. Đức Thế Tôn đã mở ra lối đi mới cho phụ nữ, giúp họ vượt qua ranh giới bất bình đẳng. Ngài đã cho phép thành lập Ni đoàn và đề ra Bát kỉnh pháp để Ni đoàn thực hiện, nhằm giúp Chánh pháp trường tồn. |
23/05/2017 20:27 (GMT+7)
Bắt đầu ngày 14 tháng 9 năm Quý Dậu (1993), Thầy sẽ tiếp tục nhập định 48 tiếng đồng hồ. Do nhân duyên này, Thầy có lời xin nhắc nhở cùng quý thầy: Được Thân Người Là Khó. |
28/11/2014 22:14 (GMT+7)
“Giới là lộ trình sống thực của chân lý, được kết tinh từ nhân cách phẩm chất đạo đức, nhằm nuôi dưỡng lớn công hạnh tự lợi, lợi tha, một yếu tố tác thành Phật quả. Giới cũng chính là cơ năng nòng cốt để xây dựng trật tự kỷ cương, một con người toàn diện trong sáng, nâng cao trí thức, phát triển trí huệ”. |
14/06/2014 21:56 (GMT+7)
Giới luật là yếu tố cần thiết để một Tỳ-kheo làm mô phạm cho trời người, bước đi trên con đường giải thoát được vững chãi. Giới luật không phải là điều kiện gượng ép hay bó buộc mà hoàn toàn mang tính chất tự giác, tự phát nguyện thọ trì. |
11/06/2014 23:54 (GMT+7)
Đạo đức Phật giáo dựa căn bản trên Giới-Định-Tuệ và được soi sáng bởi lý duyên khới, tứ đế, nhân quả-Luân hồi và vô ngã... trong bài phát biểu này tôi chỉ nêu lên nguồn gốc và mục đích của Giới nhằm giải đáp phần nào thắc mắc của các Phật tử, các nhà nghiên cứu khi đề cập đến vấn đề Giới luật của đạo Phật. |
02/04/2013 23:31 (GMT+7)
Phải hiểu bản chất giới luật là bảo hộ, nuôi dưỡng chúng ta. Lý tưởng của chúng ta là mong cầu giác ngộ, giải thoát thì không bao giờ xa rời giới luật mà thành tựu được. |
06/03/2013 13:37 (GMT+7)
Phật giáo là đạo công truyền chứ không phải bí
truyền, là đạo trí tuệ chứ không phải giáo điều, lại càng không chấp
nhận sự cuồng tín. Chính Đức Phật đã bác bỏ quan điểm độc quyền của Bà
La Môn cho rằng chỉ có giáo sĩ Bà La môn mới có quyền đọc Thánh kinh Vệ
Đà. |
02/03/2013 21:38 (GMT+7)
Mục đích của người tu hành là hướng đến giải thoát và
giác ngộ, mà muốn được giải thoát, giác ngộ thì đương nhiên phải tuân
thủ một số nguyên tắc. |
21/02/2013 12:09 (GMT+7)
Tạng Luật được hình thành từ những điều luật được đặt
ra để chỉnh đốn đạo đức tác phong của chúng đệ tử Đức Phật, những người
đã được chấp nhận như tỳ khưu, tỳ khưu ni vào Tăng Đoàn. Những luật nầy
gồm cả những pháp lệnh có căn cứ của Đức Phật về những phương thúc tác
phomg và thu thúc những hành động về cả thân và khẩu. Chúng đề cập đến
việc vi phạm giới luật |
21/06/2012 06:45 (GMT+7)
Là
người con Phật, dù tại gia hay xuất gia ai cũng phải tuân thủ giới luật. Giới
luật tuy rất đa dạng nhưng chính là nền tảng cơ bản để đệ tử Phật nương theo và
tu tập. Việc giữ giới cũng là một nghệ thuật sống, là hạnh nguyện của bậc
Bồ-tát đi vào cuộc đời làm lợi ích cho mọi người. |
27/05/2012 04:29 (GMT+7)
Như Ðức Phật dạy: “Sau khi Phật diệt độ, chúng ta phải coi Giới luật
là bậc Thầy sáng suốt, cũng như Phật còn tại thế không khác”. Bởi vậy,
sau Phật diệt độ, nhất là trong thời kỳ mạt Pháp nầy, nếu chúng ta có
một tâm giữ gìn được Chánh Pháp của Ðức Như Lai để làm lợi ích cho tất
cả mọi người, mọi chúng sinh đều được an vui hết khổ, thì trước hết phải
giữ gìn giới luật của Ðức Phật còn tồn tại ở thế gian, giới luật có tồn
tại ở thế gian thì mới có thể làm nền móng cho Chánh Pháp được tồn tại.
Muốn giữ gìn giới luật được tồn tại tại thế gian thì phải thực hành nơi
giới luật của Phật chế ra lúc Phật còn tại thế. |
24/05/2012 08:15 (GMT+7)
Phật giáo nói riêng,
các tôn giáo khác nói chung, tỏ ra đủ sức mạnh để tồn tại với thời gian
là vì có những nguyên tắc sống tương đối hoàn chỉnh và có các tu sĩ
thuộc thành phần cốt cán để duy trì. Các tu sĩ thường có bổn phận giữ
gìn những giới luật mang tính chất giáo dục rất đa dạng, nhằm hướng dẫn
cuộc sống của mình đến chỗ hoàn thiện. Sau đây, chúng tôi xin trình bày
về tính chất giáo dục trong giới luật của đạo Phật. |
30/04/2012 12:18 (GMT+7)
Đạo
đức Phật Giáo không đặc biệt chủ ý cấm đoán bất cứ một thứ gì và cũng
không bắt buộc phải giữ một thái độ nhất định nào, mà đúng hơn chỉ
khuyên chúng ta phải tránh một số thái độ hành xử nào đó. Các
giới luật đạo đức Phật Giáo không phải là các phán lệnh mang tính cách
tuyệt đối và được thiết lập dựa vào lý trí. |
06/12/2011 20:26 (GMT+7)
Giới luật được đặt ra để giúp hành giả tu tâm sửa tánh, tránh
những điều lầm lỗi đưa đến đau khổ cho mình và kẻ khác. Thọ giới nhiều
là điều rất tốt nhưng nhiều khi không nhớ hết để mà giữ. |
02/11/2011 14:42 (GMT+7)
Giới thuộc vào nền tảng của đạo Phật, là một trong ba môn học " vô lậu ", nhằm dứt các lậu hoặc (pali: asava), dẫn tới giải thoát, tức là Giới (sila), Định (samadhi) và Huệ (pañña). |
29/08/2011 00:40 (GMT+7)
Khác với luật pháp thế gian, Giới luật của Phật giáo, được
xây dựng trên từ bi và trí tuệ hiểu biết về nhân quả, nghiệp báo nên có
cả quy định xã hội nhưng chú trọng về mặt Thánh đạo. Do đó, muốn hiểu
giới luật của Phật giáo thì phải biết rõ về định luật nhân quả, nghiệp
báo. |
|