11/02/2022 20:57 (GMT+7)
Nói đến phương Đông không thể không nhắc đến Ấn
Độ – một trong những cái nôi của nền triết học phương Đông. Các nhà giáo dục
từng nói: “Nét đặc thù của nền triết học Ấn Độ chịu ảnh hưởng của những tư
tưởng tôn giáo có tính chất hướng nội. Vì vậy, việc lý giải và thực hành những
vấn đề nhân sinh qua dưới gốc độ tâm linh tôn giáo nhằm đạt tới sự giải thoát
là xu hướng của nhiều học thuyết, triết học tôn giáo Ấn Độ cổ đại |
09/01/2022 11:57 (GMT+7)
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, gọi các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, Tỷ kheo hay Tỷ kheo ni nào, từ bỏ học pháp, trở lui đời sống thế tục, có năm vấn đề hợp pháp để tự trách và chỉ trích đến với vị ấy ngay trong hiện tại. Thế nào là năm? |
07/01/2022 22:36 (GMT+7)
Người tu hành đức độ, uy tín càng cao thì tín đồ nương tựa càng nhiều, cung phụng càng hậu. Tuy hình thức có thọ nhận nhưng đối với bậc chân tu, tâm luôn hỉ xả, chủ yếu là làm ruộng phước cho chúng sinh. Còn đối với người mới tu, hoặc tu lâu mà chưa chứng thì đối với lợi dưỡng chỉ cần vừa đủ và phải dè chừng, vì đó là nợ. |
07/01/2022 22:29 (GMT+7)
Nói đến tài sản người ta thường nghĩ đến sự sở hữu nhiều thứ như tiền bạc, nhà cửa, đất đai… Càng có nhiều tài sản thì càng được tiếng giàu có và nhất là cảm giác ổn định, bền vững trong cuộc sống được gia cố vững chắc thêm. |
06/01/2022 20:08 (GMT+7)
Để thiết lập lạc hỷ trong đời sống, theo tuệ giác của Thế Tôn, người tu phải thành tựu sáu pháp “ưa thích Pháp, ưa thích tu tập, ưa thích đoạn trừ, ưa thích viễn ly, ưa thích không có sân hận, ưa thích không có hý luận”. |
05/01/2022 15:40 (GMT+7)
Người cho và nhận đều được lợi ích khi cả hai hiểu được ý nghĩa của việc mình làm. Do vậy, từ bi và trí tuệ phải song hành trong mọi hành xử của người con Phật, nhất là trong phương diện bố thí, để tất cả đều lợi lạc. |
03/01/2022 17:06 (GMT+7)
So với tài sản vật chất tạm bợ thì tài sản tinh thần này rất ổn định, làm giàu cho những ai sở hữu nó không chỉ trong đời này mà cả những đời sau. Con đường đi đến giàu có tinh thần này không đi kèm với sự trả giá bằng máu và nước mắt; hoàn toàn vắng bặt tham vọng, toan tính, hận thù cùng với tất cả sợ hãi, lo âu; giàu có mà cực kỳ an vui, thanh thản và tự tại. |
03/01/2022 16:52 (GMT+7)
Thế Tôn là bậc Y vương, biết bệnh cho thuốc nên bệnh chóng lành. Tôn giả Châu-lợi-bàn-đặc vốn không thông minh để theo pháp học, nhưng nhờ có Thế Tôn chỉ cho pháp hành phù hợp với căn cơ nên nhanh chóng chứng đắc Thánh quả, thành tựu giải thoát. |
03/01/2022 14:58 (GMT+7)
Hàng đệ tử Phật dù khi Thế Tôn còn tại thế hay sau khi Thế Tôn diệt độ cần phải tự mình soi sáng cho chính mình bằng cách nương tựa Chánh pháp. Điều này đã được Thế Tôn lặp lại một lần nữa trước khi Niết bàn |
02/01/2022 12:04 (GMT+7)
Tài sản là huyết mạch, là tiêu chí để phấn đấu, là cơ sở tồn tại có tính quyết định của một cá nhân, gia đình và cả một đất nước. Tài sản là minh chứng hùng hồn nhất cho sự thành công, phát triển, giàu mạnh và thịnh vượng. |
27/12/2021 16:02 (GMT+7)
Tu theo Phật giáo là bắt đầu tu tập pháp ly dục ly bất thiện pháp; mà ly dục, ly bất thiện pháp là phải dùng tri kiến, nhưng tri kiến phàm phu không thể giải thoát được, vì thế phải sử dụng tri kiến giải thoát, nhưng tri kiến giải thoát thì phải học tập. Trong đạo Phật có mười một tri kiến giải thoát. Bởi vậy, người nào muốn tu theo Phật giáo để được giải thoát đều phải học những tri kiến này: |
27/12/2021 15:32 (GMT+7)
Về tâm lý trong Tây Du có một ý nghĩa rất hay mà chưa
ai khai thác được. Ngô Thừa Ân rất giỏi rất tài. Ta biết ngài Huyền
Tráng 17 năm đi du học, về nước 19 năm dịch kinh. |
27/12/2021 15:31 (GMT+7)
“Lòng từ bi liên hệgì đến não bộ?Vào năm 1992, nhà thần kinh học Richard Davidson đã có một thách thức từ đức Đạt-lai-lạt-ma. Vào thời điểm đó, ông đã dành sự nghiệp của mình để yêu cầu người ta trả lời câu hỏi tại sao", theo lời ông: “những viên đạn và mũi tên của cuộc sống”, dựa trên những cách thiền tập khác nhau, vì sao một số người lại có khả năng dễ phục hồi sức mạnh tinh thần hơn những người khác khi đối diện với bi kịch? Và khả năng phục hồi là một cái gì đó ta có thể đạt được thông qua sự luyện tập (thiền)? |
27/12/2021 15:20 (GMT+7)
Thiện và Ác là cặp phạm trù đối lập nhau trong mọi thời đại, cũng là
phạm trù cơ bản làm thước đo đời sống đạo đức của con người. |
27/12/2021 15:11 (GMT+7)
Do không thỏa mãn với các Thánh điển Veda và
cảm nhận sự phiền toái của việc tế tự hình thức, ở Ấn Độ vào thế kỷ VI
(tr.TL) đã xuất hiện một phong trào tôn giáo nằm ngoài truyền thống
Bà-la-môn, đó là phong trào Sa-môn; giáo đoàn của Đức Phật cũng thuộc về
phong trào này. |
03/08/2017 07:07 (GMT+7)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối. |
11/05/2017 16:06 (GMT+7)
Hỏi: Kính
thưa Thầy! Con người từ nhân quả sanh ra là sao? Sống trong nhân quả,
chết trở về nhân quả, nghĩa như thế nào? Xin Thầy giảng cho chúng con
được hiểu. |
30/04/2017 16:04 (GMT+7)
Trâu là dụ cho tâm mình, xe là dụ cho thân, chúng ta Thiền là hành thẳng nơi tâm mọi lúc, mọi nơi chứ không chỉ lúc ngồi Thiền. Người tại gia bận công lên việc xuống làm sao có nhiều thời gian để ngồi Thiền. Nếu ta chấp như vậy thì tu hoài cũng dậm chân tại chỗ, làm sao tu tiến cho được. Cho nên, người tại gia phải biết uyển chuyển tu từ khi mở mắt thức dậy cho đến khi đi ngủ, tu như vậy mới đủ khả năng hoá giải phiền não tham-sân-si. Người tại gia vì phải bận bịu với cơm áo gạo tiền, cha mẹ, vợ chồng, con cái, giao tế bạn bè, giữ mối quan hệ làm ăn nên phải Thiền bằng cách chú tâm, làm việc nào biết việc đó. |
30/04/2017 15:53 (GMT+7)
Đạo Phật là đạo của giác ngộ, giải thoát nên lúc nào cũng phát khởi tấm lòng vô ngã, vị tha với tinh thần từ bi và trí huệ. Trong suốt 49 năm hoằng dương chính pháp, đức Phật đem hết sự thấy biết của mình qua sự tu chứng, trải nghiệm thực tế, nhằm thức tỉnh và giác ngộ mọi người để có sự hiểu biết chân chính bằng niềm tin nơi chính mình và tin sâu nhân quả. |
24/04/2017 15:29 (GMT+7)
Một lòng tin chân chính phải đi theo với sự tìm tòi
bằng sự quán chiếu, xem xét, hiểu rồi mới tin, thì cái tin ấy mới là
chánh tín |
|