PHẦN CHÚ GIẢI
[1] Những pháp yếu được diễn nói
theo cách song đối.
[2] Pháp tức là Dhamma. Ở đây
chỉ về pháp bất thiện, ở câu thứ hai chỉ về pháp thiện.
[3] Nguyên văn: Cakkam va vahato
padam, nên dịch là: “Như bánh xe lăn theo chân con thú kéo xe”.
[4] Nguyên văn: Sanantano, có
nghĩa là đời xưa. Cổ pháp (Sanantano Dhamma, hoặc Paranako Dham-ma) tức chỉ cho
tất cả pháp tắc vĩnh cửu bất dịch mà chư Phật và đệ tử quá khứ đã giữ gìn và
truyền dạy.
[5] Chỉ người tranh luận. Nhân
khi Phật ở Kỳ-đà-lâm, đối với các vị Tỳ-kheo ưa tranh luận tại Câu-sanh-bì
(Kosambi) mà nói kinh này, nên có sự xưng hô đó.
[6] Nguyên văn:
Mayametthayamamasa, ý nói thẳng thì “chúng ta sắp bị diệt vong vì luật vô
thường”.
[7] Tự cho thân mình trong sạch
rồi đắm ưa hoài.
[8] Ma vương (Ma-ra) ở đây chỉ
tình dục
[9] Chẳng khoái lạc (asubha) chỉ
phép bất tịnh quán, như quán thân với 32 điều bất tịnh v.v…
[10] Chỉ tham dục v.v…
[11] Như bốn thứ tứ cụ là áo,
cơm, thuốc uống, nhà ở và mười thứ tà kiến v.v…
[12] Như giới, định, huệ và
chánh kiến v.v…
[13] Do tạo ác nghiệp mà đưa đến
sự bi ai trong đời này gọi là “Buồn tôi đã tạo ác”. Nhưng mà nỗi bi ai này còn
có hạn chứ tương lai đọa vào ác đạo thọ báo lâu dài, cái khổ này mới vô cùng.
[14] Kẻ chăn bò thuê cứ sáng sớm
dắt bò ra đồng, tối lại lùa bò về chuồng giao cho chủ, ngày ngày chỉ đếm bò mà
đổi lấy ít tiền công, còn sữa, lạc, sanh tô, đề hồ của bò thì anh ta không
hưởng được. Tụng kinh mà không tu hành theo kinh thì chẳng hưởng được lợi ích
của kinh, của kẻ tu hành.
[15] Niết-bàn (Nibbànna)
[16] Bởi vì người không buông
lung thì được chứng nhập Niết-bàn và không còn luân hồi sinh tử tiếp nối nữa.
Còn người buông lung tuy sống mà vẫn như thây chết, không biết hướng thiện, nỗ
lực làm lành.
[17] Bài này tiếp bài trên,
khuyên đừng nên phóng dật mà gắng chuyên cần.
[18] Cảnh giới của chư Phật,
Bích chi và A-la-hán
[19] Muốn chứng đặng Niết-bàn
thì phải trừ 4 ách: dục ách (Kamayogo) sự tham dục, hữu ách (Bha-vayogo) mê
chấp ba cõi, kiến ách (Ditthiyogo) điều tà kiến, ác kiến, vô minh ách
(Avijjayogo) sự mê mờ.
[20] Như cõi đất cao có thể
tránh khỏi thủy tai. Kẻ trí khi chứng được A-la-hán thì không còn bị phiền não
quấy nhiễu, nhận chìm.
[21] Các phiền não tham, sân, si
buộc ràng và sai sử chúng sanh trong vòng ba cõi.
[22] Ma-già (Maghavà) tên khác
của trời Đế Thích (Sarka) khi chưa đủ phúc báu để làm trời, Đế Thích ở nhân
gian tên là Ma-già, nhờ công đức siêng năng quét tước sạch sẽ mà được làm chủ
cõi chư thiên.
[23] Kiết sử (Samyojana) tức là
phiền não (Kilesa) danh từ chuyên môn của nhà Phật.
[24] Mấy câu này đều hình dung
cái tâm.
[25] khi chứng được A-la-hán thì
vô lậu thiện nghiệp viên mãn, hữu lậu ác nghiệp và hữu lậu thiện nghiệp đã hết
rồi, không còn tạo nghiệp mới nữa, và tuy ở trong đạo quả viên mãn mà thường
làm những việc lợi tha một cách tự nhiên.
[26] Kết quả thắng lợi là chỉ có
cảnh giới Thiền định được tiến bộ.
[27] Không nên nhiễm trước vào
Thiền cảnh đã chứng được, phải nỗ lực cầu tiến mãi.
[28] Phật giáo đồ các nước Phật
giáo nam phương mỗi khi lâm chung có lệ thỉnh chư Tăng đến để cúng dường làm
phước lần chót. Chư Tăng liền tụng bài kệ này ba biến.
[29] Đem tâm hướng về 10 hạnh ác
(Akusala): sát sinh (Panatipato), thâu đạo (Adinnadanam), tà dâm
(Kamesumicchacara), vọng ngữ (Musavado), lưỡng thiệt (Pisunavaca), thô ác ngữ
(Pharusavaca), ỷ ngữ (samphap palapo), tham (abhijjha), sân (Viyapado), tà kiến
(Micchadithi).
[30] Đem tâm hướng về 10 hạnh
lành (Kusala): cúng dường (Danam), trì giới (Silam), tu thiền định (Bhavana),
tôn kính (Apacaijannam), tác sự (Vey-yavaccam), hồi hướng công đức
(Pattidacam), tùy hỷ công đức (Pattanumodana), thính pháp (Dham-musavanam),
thuyết pháp (Dhammadesana), chánh kiến (Dithujjukamman).
[31] Ngài Ngô Chi Khiêm dịch là
Phẩm Vương Hoa.
[32] Chinh phục (Vijessati), là
theo Pali nguyên chú. Bản dịch thích kinh Pháp cú rất xưa và đầy đủ chi tiết
bằng văn bản Pali của Ngài Buddahaghosa, căn bản của các lời chú thích sau này.
Bản do E.W.Burlinghame dịch ra Anh văn trong loại sách Harvard Oriental serie
là hiểu xác thật. Bản ở Mianma chép là vicessati, thì nên dịch là “chọn tìm”
hoặc “dò xét”.
[33] Địa giới (Pathavi) là chỉ
tự kỷ hay tự thân (Atta-bhava). Bản Dhammapada Anh văn của Đại đức Narada dịch,
trang 8, có chú thích rằng: “This is one who will understand this self as if
really is". Câu này có nghĩa “như thật tự biết rõ mình”.
[34] Diêm-ma-giới (Yamalokà),
theo nguyên chú thì bao quát cả bốn giới (Catubdhidam apayalokan ca): địa ngục,
ngạ quỉ, súc sanh và a-tu-la (Asura). Bản chú thích bằng Anh văn của Ngài
Narada nói: “The fourwoeful states, viz: Hell (địa ngục), Anima kingdom (súc
sanh), Peta realm (ngạ quỉ) and the realm (A-tu-la)”.
[35] Thiên giới (Sadevakam),
theo nguyên chú thì bao quát 6 cõi trời dục giới và nhân giới (Imamsade Vakanit
mannussalokanca). Ngài Narada chú: “Namely the world of human beings and the
six celestial realm’s".
[36] Pháp cú (Dhammapada) tức là
pháp tích, pháp, như ba mươi bảy đạo phẩm (Bodhipakkhi-kadham-ma) v.v…
[37] Thợ khéo là thợ làm tràng
hoa, để ví dụ cho người khéo giảng nói Pháp cú, có lớp lang, không lộn xộn, như
thợ xâu hoa.
[38] Hữu học (Sekha) tức là các
vị chứng sơ quả Tu-đà-hoàn (Sotapattiphala), nhị quả Tư-đà-hàm
(Sa-kadagamiphala), tam quả A-na-hàm (Anagamphala), và sơ quả hướng, nhị quả
hướng, tam quả hướng, tứ quả hướng, vì những vị này còn phải học tập giới,
định, huệ. Đến khi chứng tứ quả A-la-hán mới được gọi là Vô học (Asekha).
[39] Bài tụng trên là hỏi, bài
này đáp.
[40] Sự dụ hoặc của dục cảnh.
[41] Những người đang say ngủ
trong xóm làng giữa đêm khuya, bị nước lũ cuốn đi mà không hay biết gì. Người
mê miết trong dục lạc cũng vậy.
[42] Cảnh dục lạc.
[43] Mâu-ni (Muni) có nghĩa là
người trầm lặng, nhân từ, trí tuệ, thánh giả, ở đây chỉ hàng Sa-môn khất thực.
[44] Nguyên văn của câu này là
“Naparesam katakatam” dịch thẳng là “Chẳng nên dòm ngó người khác làm hay không
làm”.
[45] Chiên-đàn-na (Candana)
Đa-gia-la (tagara), tên hai thứ cây thơm, Mạt lị ca (Malika) là một thứ hoa nhỏ
thơm mọc tùm lum như giây bìm.
[46] Bạt-tất-kỳ (Vassilky) là vũ
quý hoa.
[47] Luân hồi (samsara) chỉ sự
sanh tử luân chuyển mãi không ngừng.
[48] Thọ quả báo lành dữ trong
tương lai tức là thân dị thục (vipaka) ở đây chỉ riêng ác quả.
[49] Đây chỉ thiện quả.
[50] Cô sa (kusa) tên cỏ thơm,
nguyên văn là Kusag-gena, tức là dùng đầu ngọn cỏ cô sa.
[51] Người tư duy Chánh pháp
(Sankhata dhamman) là người thâm nhập Chánh pháp, đây là người giác ngộ Tứ đế.
[52] Muốn sữa đông đặc thành đề
hồ không phải một ngày một đêm mà đông được kịp.
[53] Trong Hán văn chữ này cũng
gọi là đầu thủ, đầu não.
[54] Bản chữ Nhật dịch là Hiền
phẩm.
[55] Người không còn điều ác ở
thân khẩu ý nữa, chuyên việc tế độ chúng sanh.
[56] Chư Phật và A-la-hán.
[57] Khắc chế năm căn đừng cho
thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc điều quấy.
[58] Cảnh giới Niết-bàn.
[59] Cảnh giới sanh tử.
[60] Cảnh giới sanh tử. Câu này
ý nghĩa liên quan với câu trên.
[61] Giác chi (Sambodhiyangam)
là thất Bồ-đề phần hay là “thất giác chi” là: niệm giác chi
(Satisanm-bojjhango), trạch pháp giác chi (Pitisam bojjhango), khinh an giác
chi (Passadhisambojjhango), định giác chi (Sama-dhisambojjhango), xả giác chi
(Upekhasambojjha-ngo).
[62] Chứng được Niết -bàn, giải
thoát tự tại.
[63] Nguyên văn: Khinasava, dịch
nghĩa là “Dứt hết các lậu” hoặc “các lậu đã sạch hết”, tức là dứt hết mọi phiền
não.
[64] A-la-hán (Arahaant) tức là
bậc thánh đã dứt hết phiền não, chứng Niết-bàn, không bị sanh tử nữa.
[65] Trói buộc (Gantha) có bốn
thứ: Tham (Abhijjha), sân (Vijjapada), giới cấm thủ (Sibhataparomasà), kiến thủ
(Idan saccabhinivesa).
[66] Con đường hữu vi lậu nghiệp
đã đi cùng. Có chỗ gọi là “các lậu đã dứt sạch, việc tu hành đã xong, phạm hạnh
đã thành lập”.
[67] Con ngỗng mỗi khi ra khỏi
ao thì chẳng còn nghĩ tưởng đến mồi, cỏ, nước trong ao là của mình. Vị A-la-hán
đã xuất gia rồi thì không còn luyến tưởng tới gia tài của cải nữa.
[68] Chẳng còn hoạt động theo
nghiệp lực.
[69] Biết rõ sự ăn uống là cốt
để duy trì tánh mạng mà tu hành.
[70] Chứng được Niết-bàn gọi là
giải thoát (Vimokha); lại gọi là không (Sinnàta), vì không còn tham, sân, si,
phiền não; lại gọi là vô tướng (Animitta) vì từ nay đã được tự tại không còn
đắm trước tưởng tham dục.
[71] Lậu có bốn thứ: dục lậu
(Kamasava), hữu lậu (Bhavasavha), kiến lậu (Dithasava), vô minh lậu
(Avijjasava).
[72] Nhân-đà yết-la (Indakhila),
nhiều bản dịch là môn hạn (chấn cửa) tức là đặt một tảng đá giữa chỗ cửa lớn,
dùng chấn then cửa để đóng cho chắc. Có một chỗ nói indakhila theo Phạn tự là
indra-khila tức là cái trụ của Nhân đà la (Đế Thích). Ở tại chỗ tiến vào thành,
dựng một cái trụ lớn để tượng trưng chỗ ở của Nhân đà la (thần bảo hộ của dân
Ấn Độ). Chính ngày xưa đã dịch là cái tràng kiên cố, là bảy tràng Đế Thích, là
đài tọa.
[73] Vô tín (Assaddha) hoặc dịch
là bất tín, ý nói vị Thánh nhân tự mình chứng biết chứ không phải do ai làm cho
giác ngộ.
[74] Các nghiệp thiện, nghiệp ác
trong vòng hữu lậu thế gian.
[75] Sanh tử luân hồi.
[76] Nguyên văn chép: Nina là
chỗ thấp, Thala là chỗ cao.
[77] Theo bản Xri Lanca thì chữ
này là Dhammapada nên dịch là “Pháp cú” nhưng theo bản của “Hiệp hội xuất bản
Pali thánh điển” thì chép là Gathapada, chữ này nên dịch là “nhất cú kệ”.
[78] Câu này liên quan đến câu
trên.
[79] Càn-thát-bà (Gandhàbha) tên
một vị thần ở Thiên giới.
[80] Tên một vị Thiên thần.
[81] Phạm thiên tức là Bà-la-môn
thiên (Brahma).
[82] Nguyên văn: “Yitthamva
hutamva”, nghĩa là cúng hy sinh, là tế tự, là cúng dường, v.v… Đồng nghĩa là
cúng dường trong hội hè, lễ tiết; hutam có nghĩa là dự bị cung cấp khách qua
đường, hoặc làm việc cúng dường dựa theo một tín ngưỡng về tác nghiệp và quả
báo mà mình tin tưởng.
[83] Chỉ tứ quả thánh nhân.
[84] Người tuổi cao đức trọng.
[85] Các Tăng lữ ở các nước
phương Nam,
mỗi khi thọ người lễ kinh thì đọc bài tụng này.
[86] Năm uẩn sanh diệt tức là
các phép do nhân duyên hòa hợp không thường trú.
[87] Nguyên văn: Mappamannatha
có hai nghĩa:
a. Mappaanati, là “chớ khinh
thị”.
b. Mappamanati, là “chớ tưởng
ít”.
[88] Đạo trượng (Danda) cũng
dịch là hình phạt.
[89] Chỉ vị A-la-hán đã sạch hết
các lậu hoặc.
[90] Đây là một cách ngồi xổm,
đặc biệt là người tu ngoại đạo xưa Ấn Độ, thường dùng để hành hạ xác thân.
[91] Bài này nói về cách tu khổ
hạnh vô ích, không thể chứng được Niết-bàn.
[92] Trí và hành đầy đủ.
[93] Nói về sự già.
[94] Thế giới bị 11 thứ lửa này
thường thiêu đốt: tham (raga), sân (dosa), si (moha), bệnh (vyad-hiểu), lão
(jara), tử (marana), sầu (soda), bi (Pariv-eda), khổ (dukkha), ưu (domandsa),
não (upya-sa).
[95] Ví vô minh.
[96] Dụ trí tuệ.
[97] Chín chỗ nơi thân: hai mắt,
hai mũi, hai tai, miệng, đường đại, đường tiểu.
[98] Thân này do trên 300 đốt
xương hợp thành.
[99] Lầm nghĩ thân này mỹ lệ êm
đềm.
[100] Hư ngụy (makkho), xưa dịch
là che lấp (phủ).
[101] Chỉ Phật, Bích Chi, La
hán.
[102] Đây là lời đức Thích Ca
khi thành đạo, tâm sinh hoan hỷ mà nói ra. Sau này có lần nhân Ngài A-nan hỏi
nên Phật nói lại lời đó. Kẻ làm nhà chỉ nguyên nhân luân hồi, lòng tình dục,
nhà là chỉ thân thể, rui mè là chỉ các thứ dục khác, kèo cột là chỉ vô minh.
[103] Thông thường nói ba thời
là đầu đêm, giữa đêm, cuối đêm. Ở đây ba thời chỉ vào một đời người thanh niên,
trung niên, lão niên. Người ta lúc thanh niên nên nỗ lực học tập, trung niên
nên hoằng pháp, tu Thiền định v.v… Nhưng trong hai thời gian đó mà chưa kịp thích
thời hành sự thì lúc lão niên phải tỉnh ngộ học tập gấp rút, nếu không thì
luống uổng một đời, mang lấy thống khổ chẳng ích chi.
[104] Phật giáo chủ trương mỗi
cá nhân phải tự lực lo giải thoát cho mình. Phật giáo đồ phát nguyện quy y
Phật, Pháp, Tăng, Tam Bảo, không có nghĩa là phát một lời cầu đảo để Tam Bảo lo
giải thoát cho. Song Tam Bảo là thầy chỉ đạo tu hành đúng đường để được giải
thoát. Vậy nên, muốn đến cảnh giới giải thoát tự tại thì tự mỗi người phải gắng
sức thực hành đúng lời Tam Bảo chỉ dạy.
[105] Chỉ quả vị La hán.
[106] Mạn-la-phạm (Maluva) một
loại dây bìm. Cây Ta-la khi đã bị nó leo quấn vào thì khô chết ngay.
[107] Cách-tha-cách (Kattha),
loại cây lau. Có tên là Cách-tha-cách-trúc (Velusankhatakattha), hễ ra hoa kết
trái rồi thì chết liền.
[108] Chỉ việc giải thoát sanh
tử.
[109] Ở Xri-Lanca giải thích là
luân hồi.
[110] Sau khi Đức Phật thành
đạo, lần đầu tiên Ngài trở về hoàng cung tại thành Ca-tỳ-la (Kapila). Sáng hôm
sau Ngài vẫn chiếu lệ mang bát đi khất thực. Vua Tịnh Phạn (Suddhodana) thấy
vậy vội bước đến trước Phật mà nói rằng: “Này con ơi! Sao con làm nhục nhà ta
vậy? Con vốn là chủ thành này, từng ở trên châu báu, nay cứ cầm bát lần đi từng
nhà, không hổ nhục cho ta lắm sao?” Đức Phật liền nói cho vua nghe đó là phép
tắc lâu đời của chư Phật, và nói hai bài này. Nên theo chỗ chú giải xưa này thì
hai bài này có nghĩa như sau: bài 164: “Chớ nhác bỏ việc lần theo từng nhà khất
thực. Cẩn thận giữ thật đúng hạnh trì bát này, ai làm theo hạnh này thì đời
này, đời sau đều khoái lạc”; bài 165: “Cẩn thận làm đúng hạnh này, chớ làm theo
sự buông thả. Ai làm theo đúng hạnh này thì đời này, đời sau đều được khoái
lạc”.
[111] Lầu sò chợ bể là dịch
nghĩa từ chữ “Thần lâu hải thị” để chỉ thị cảnh huyễn hóa không thật. Những làn
khí bốc lên trên mặt biển, đụng phải ánh nắng, hoặc là không khí tương phản mà
hiện ra những bóng hình nhìn xa như lâu đài chợ búa. Người xưa tin những làn
khí ấy là hơi của giống sò thần tự dưới đáy bể phun lên.
[112] Nhất pháp (Ekham Dhanman)
tức là chân đế, chân lý (Saccam).
[113] Dự lưu quả
(Sotapattiphalam) là quả vị đầu trong bốn quả vị Niết-bàn Thanh văn.
[114] Hai bài này Phật đối Ma nữ
mà nói.
[115] Ý toàn câu là “Cái tình
dục đã bị chinh phục rồi, thì dù đang ở thế gian này, nó cũng không thể theo
dõi người kia nữa”.
[116] Đã bỏ hết ái dục.
[117] Trong Tứ phần (giới bản)
đức Như Lai Tỳ Bà Thi dạy: “Nhẫn nhục đệ nhất đạo, Phật thuyết vô vi tối, xuất
gia não tha nhơn, bất danh vi Sa-môn”.
[118] Nguyên văn: Patimokkha tức
là Biệt giải thoát luật nghi giới, gồm 227 giới điều chủ yếu mà tất cả Tỳ-kheo
phải giữ.
[119] Chỉ tám định
(Atthasalacattu): bốn thiền định và bốn không định.
[120] Thọ chi đề (Rukkhacetia)
là “thọ miếu”, vị thọ thần của Ấn Độ tín ngưỡng. Lấy cây làm đối tượng sùng
bái, như đối với tháp miếu vậy.
[121] Bát Chánh đạo (Ariyam
utthangikkhamamagam): chánh kiến (Samaditthi), chánh tư duy (Sammasankappa),
chánh ngữ (Sammavaca), chánh nghiệp (Sammakamanta), chánh mạng (Sammajiva),
chánh tinh tấn (Sammavayama), chánh niệm (Samma-sati), chánh định (Samasamadhi).
Hai câu này chỉ về đạo diệt khổ, nói gọn là Đạo đế.
[122] Nhật Bản dịch là An lạc
phẩm.
[123] Phật tự xưng.
[124] Tật bệnh đây chỉ các phiền
não thống khổ.
[125] Không còn các phiền não
chướng như tham, sân, si v.v…
[126] Lúc Phật ở tạm nơi thôn
của một Bà-la-môn tên Ngũ-ta-la (Pancasala), một hôm Ngài vào xóm làng khất
thực, không gặp ai cúng dường, một kẻ Ma vương đứng ở cửa làng thấy Phật mang
bát đi về không, mới cười chọc nói rằng: “Ngài chưa được thực phẩm, ắt phải đi
vào thôn xóm khất thực để giải quyết sự đói”. Nhân đó Phật nói bài này.
[127] Nguyên văn: Sankhara dịch
là hành, tức là pháp hữu vi có sanh diệt, trong Pali chú thích uẩn (khandha).
[128] Câu này là câu tiếp liền
trên dưới.
[129] Những Tỳ-kheo vì bị dục
lạc mê hoặc, bỏ việc hành đạo để sinh hoạt theo thế tục, sau thấy kẻ khác tu
hành có công quả, lại luống tỏ lòng hâm mộ, chứ tự mình không thành được chi.
[130] Năm câu 202-206, theo bản
dịch của Đại đức Narada là: “From endearment spings gief, from endearment
spings fear for him who is free from endearment there is no gief, much less
fear. From affection… From delight… From lust…, From craving…”.
[131] Chỉ bốn hướng, bốn quả và
Niết-bàn, cộng là chín pháp thù thắng.
[132] Chỉ bốn Thánh đế.
[133] Chỉ giới, định, tuệ.
[134] Bậc thượng lưu
(Ubddhamsoto), chỉ quả vị Bất hoàn (Anagami) gần đến Niết-bàn A-la-hán.
[135] Danh sắc (Namarapa) tức là
tinh thần và vật chất, tâm và thân.
[136] Nếu tự chủ, ngăn ngừa nóng
giận kịp thời, mới là người thiện ngự, ngoài ra toàn như kẻ cầm cương hờ, chứ
không khống chế được
[137] Nguyên văn còn có một chữ
“thiểu”, ít (Appam), tức là mình có vật gì dù ít, cũng có thể chia sớt cho
người đến xin được.
[138] A-đa-la (Atula) là tên một
người Phật tử xưa.
[139] Diêm phù kim (jambunaba)
là tên đặc biệt để chỉ một thứ vàng phẩm chất rất quí. Ý nói vàng này từ sông
Diêm phù (Jambu) mà có.
[140] Thánh cảnh hàng chư Thiên
đây là chỉ 5 cõi trời Tịch cư (Panca Anddhvasabhumi): Vô phiền (A-viha), Vô
nhiệt (Atappa), Thiện hiện (Suddassa), Thiện kiến (Suddssi), Sắc cứu kính
(Akanittha) là năm chỗ của hàng A-na-hàm ở.
[141] Sa-môn (Samano) ở đây chỉ
những vị chứng ngộ bốn thánh quả.
[142] Nguyên văn: Papanca, gồm
có nghĩa hư vọng và chướng ngại. Ở đây đặc biệt chỉ cho Ái (Tan-ha), Kiến
(Ditthi), Mạn (Mano).
[143] Pháp trụ (Dhammattha), có
nghĩa là thực hành đúng pháp, an trụ phụng thờ đúng pháp, nên cũng dịch là
“Phụng pháp”.
[144] Lỗ mãng (Sahasa), bao hàm
nghĩa cẩu thả, khinh xuất, độc đoán. Ở đây chỉ cho cái quan niệm bất chính xác,
bởi chịu ảnh hưởng của tham, sân, si, bố úy mà sinh ra.
[145] Do thân (Kayena), nguyên
chú thích là “do danh thân” (Namakayena). Trong văn Pali chia năm uẩn ra hai
loại: A. Danh thân (Namakayena), tức danh uẩn là thọ, tưởng, hành, thức uẩn; B.
Sắc thân (Rupakayena) tức là sắc uẩn. Như vậy, do thân thật thấy Chánh pháp tức
là nói do tâm thật thấy Chánh pháp, là do tự nội tâm chứng ngộ Chánh pháp, đích
thực, chứ không vịn lấy chỗ ngộ do người làm cho mình ngộ… Chữ thân là một chứa
nhóm, đồng nghĩa với chữ uẩn.
[146] Trưởng lão (Thera), tiếng
tôn xưng người đã giữ giới Tỳ-kheo mười năm trở lên, nhưng vốn trọng về thực tu
thực chứng, nếu không thì chỉ là cách gọi suông.
[147] Chỉ lý Tứ đế.
[148] Chỉ bốn quả, bốn hướng và
Niết-bàn.
[149] Chỉ hết thảy giới luật.
[150] Đặc biệt chỉ điều phục năm
căn: nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân.
[151] Thiện đây chỉ cái thiện
hữu lậu, là cái thiện làm với tâm bỉ thử ngã nhân.
[152] Biết giới, biết định, biết
tuệ.
[153] Chữ Ariya có nghĩa là hiền
đức, cao thượng. Phật đối với người đánh cá tên Ariya mà nói ra bài này.
[154] Giới luật đây chỉ cho Biệt
giải thoát luật nghi giới, căn bản luật nghi giới. Đầu đà (Dhutanga) là hạnh tu
kham khổ, tiết độ trong việc ăn, mặc, ở, để dứt sạch phiền não, gồm có mười hai
hạnh, riêng cho một số người tu.
[155] Học ba tạng (Tripitaka).
[156] Bốn đế (tứ cú): Khổ
(dukkha), khổ tập (dukkha-ssamudaya), khổ diệt (dukkhanirodha), khổ diệt đạo
(dukkhaniaodhagaminipatipada). Xưa dịch là: khổ, tập, diệt, đạo.
[157] Chỉ Niết-bàn.
[158] Chỉ Phật đà. Phật đủ năm
mắt: nhục nhãn (namsacakkha), thiên nhãn (dibhacakkha), huệ nhãn (pannacakkha),
Phật nhãn (Buddhacakkhu), nhất thế trí nhãn (Samantacakkhu).
[159] Tứ đế, Bát chánh đạo,
Niết-bàn.
[160] Chỉ cho tham, sân, si v.v…
[161] Các Tăng già Xri-Lanca mỗi
khi khai một hội nghị để luận bàn việc trọng đại, thường lấy bài này làm khẩu
hiệu kêu gọi.
[162] Như Lai chỉ bày chánh đạo,
còn hành đạo là do người.
[163] Tất cả hiện tượng.
[164] Du già (Yoga) tức là định.
[165] Thiện thệ (Sugato) tức là
Phật đà.
[166] Chẳng biết sự nguy hiểm về
cái chết là cách nào, ở đâu, lúc nào.
[167] Chỉ ý nghĩa của bài trên.
[168] Hai bài này đều mượn ví dụ
để cắt nghĩa.
[169] Dụ thường kiến
(Sassataditti) và đoạn kiến (Ucchedaditthi).
[170] Chỉ 12 xứ (dvrdasatana)
mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp.
[171] Chỉ sự dục lạc (nadirago).
[172] Chỉ quả vị lậu tận
A-la-hán.
[173] Hổ tướng thứ năm
(veyyagghapancaman) tức bằng với nghi thứ 5 (Vicikicchannivarana). Vì trong năm
cái (ngăn, cheancanivarana) thì nghi cái (vicikicchannivarana) ở về thứ 5. Năm
cái là: tham dục (kamacchanda), sân nhuế (viavada), hôn trầm thụy miên
(thinamiddha), trạo cử ác tác (Uddhaccukukkucca), nghi (Vikicikiccha).
[174] Kiều đáp ma (Gotama) tức
là đức Phật.
[175] Quần thần gồm có 32 thứ
bất tịnh: Tóc, lông, móng, răng, da v.v…
[176] Thánh tài là gia tài của
thánh giả (nhờ đó mà thành đạo quả), có 7: tín, giới, tàm, quý, văn, xả, huệ.
[177] Tuyết sơn (Himayanto) tức
Hy mã lạp sơn.
[178] Lừa và ngựa giao hợp với
nhau sinh ra con gọi là La.
[179] Tín độ (Sidha) là con sông
Ấn Độ. Giống ngựa Tuấn sinh ở địa phương này.
[180] Kiều la (Kunjara) tên voi.
[181] Ý nói người chưa điêu
luyện thì tánh hung hăng hơn cả voi ngựa, nhưng khi tu luyện được rồi thì quí
hơn nhiều.
[182] Voi đến kỳ phát dục thường
tiết ra một thứ nước thối tha và tính tình hung hăng khó trị.
[183] Cổ tích kể voi có lòng nhớ
mẹ nó là có ý để khuyên người ta hãy hiếu thuận cha mẹ.
[184] Phật tự xưng.
[185] Ái dục có ba thứ: a. Dục
ái (kamatanha); b. Hữu ái (Bhavatanha) sự ái dục dính líu với thường kiến; c.
Phi hữu ái (Vibhavatanha) sự ái dục tương quan với đoạn kiến. Trong sáu căn,
ngoài sáu trần, đều là ái, họp thành 12: Dục ái 12, Hữu ái 12, phi hữu ái 12,
cộng thành 36 ái dục, 36 ái dục thường lưu động không ngừng như dòng nước, nên
gọi là dục lưu.
[186] Là từ sáu căn phát ra.
[187] Chỉ Niết-bàn.
[188] Lìa thế dục để xuất gia.
[189] Xuất gia rồi lại hoàn tục.
[190] Chứng Niết-bàn.
[191] Bỏ sự tham đắm theo ngũ
uẩn quá khứ, hiện tại, và vị lai.
[192] Chỉ A-la-hán.
[193] Từ đây không còn luân hồi
sanh tử nữa.
[194] Câu này theo nguyên văn
là: Niruttipada Kovido, dịch thẳng là thông đạt và tha cú; tức chỉ cho bốn thứ
biện giải vô hại (Catupaatisambbida): Nghĩa vô hại (Atha) là thông suốt lý
nghĩa; Pháp vô ngại (Dhamma) là thông suốt giáo pháp như 3 tạng 12 bộ; Từ vô
hại (Nirutti), là thông suốt lời lẽ văn cú; Biện thuyết vô ngại (Patibhana), là
giảng nói (biết thứ lớp của tự, tứ, cú, là chỉ môn biện thuyết vô ngại).
[195] Sau khi Phật thành đạo, từ
Bồ đề tràng đi tới Lộc dã uyển, giữa đường gặp nhà tu của đạo khác, tên
Ưu-ba-ca (Upaka), hỏi Phật rằng: “Ông xuất gia theo ai?” “Thầy ông là ai?” “Ông
tin tôn giáo nào?” Phật liền nói bài trên để trả lời.
[196] Cái đầu nằm ở chỗ cao nhất
nơi thân ta.
[197] Ý nói chỉ hâm mộ việc của
người thì chẳng ích gì cho việc của mình.
[198] Thuyền dụ thân thể, nước
dụ ác tâm phiền não.
[199] Bỏ năm điều là: Bỏ năm
kiết sử của hạ giới (ngũ hạ phần kiết – Panca orambhagiyajanani): Dục giới tham
(Khamatogo) là sự tham lam ở tại dục giới; sân (Vyapado); thân kiến
(Satka-yaditthi) là chấp thân thật hữu; giới cấm thủ (Si-labhataparamato) là cố
chấp các giới cấm tà vạy; nghi (Vicikischa).
[200] Đoạn năm điều là: Bỏ năm
kiết sử của thượng giới (ngũ thượng phần kiết – panca
uddhambha-giyasamiokanani): Sắc giới tham (Ruparaga) là tham đắm ở tại Sắc
giới; Vô sắc giới tham là tham đắm thiền định ở Vô sắc giới; Trạo cử (uddhacca)
là loạn động; Mạn (Mana) là ngạo mạn; Vô minh (Avijja).
[201] Tu năm điều là tu năm căn
lành: tín, tấn, niệm, định, huệ.
[202] Ngũ trược, là năm điều say
đắm: tham, sân, si, mạn, ác kiến.
[203] Bộc lưu là dòng nước lũ
(Ogho), chỉ cho 4 thứ: dục lưu, hữu lưu, kiến lưu, vô minh lưu.
[204] Bạt-tất-ca (Vassika), tên
một thứ hoa thơm hơn các hoa khác.
[205] Bà-la-môn (Bhramana) ở đây
là tiếng chỉ chung người hành đạo thanh tịnh, chớ không phải như nghĩa thông
thường chỉ riêng về giai cấp đạo sĩ Bà-la-môn. Phẩm này Phật dạy, gọi là
Bà-la-môn là cốt ở tư cách xứng đáng của họ, chứ không phải là tại dòng dõi,
nơi sinh hay những gì hình thức bên ngoài.
[206] Các yếu tố cấu thành sanh
mạng.
[207] Hai pháp là chỉ và quán.
[208] Bờ kia là chỉ sáu căn bên
trong (Ajjhatikani cho Ayatanani); Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Bờ này là chỉ
sáu trần bên ngoài (Bahirani cho ayatanani): sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
Không chấp trước ta và của ta, nên nói là không bờ này, bờ kia.
[209] Nguyên văn là: dara, cũng
có thể dịch là bố úy.
[210] Ở đây chỉ giáo đồ
Bà-la-môn.
[211] Chỉ Tứ đế,
[212] Hạnh phúc (Sukhí) bản của
Xri-Lanca viết là Suci, nên dịch thanh tịnh.
[213] Một số ngoại đạo Ấn Độ hay
dùng da nai làm đồ trải ngồi và áo mặc.
[214] Áo phấn tảo (Pansukula
civara) là thứ vải rẻo người ta vứt, người xuất gia lượm lấy giặt sạch chắp lại
may áo cà sa mà mặc.
[215] Nguyên văn là Bhovadi, tức
là Bho-vadi, dịch là “thuyết bồ”. Đây là tiếng tôn xưng nhau của giáo đồ Bà-la-môn
dùng riêng với nhau trong khi nói chuyện.
[216] Bài này toàn dùng những đồ
để khớp ngựa mà ví dụ: Đai da dụ lòng sân nhuế, cương dụ ái dục, dây dụ 62 tà
kiến, sở thuộc (dây buộc ngựa) dụ những tập tánh tiềm tàng (anusaysg) xưa dịch
là “Tùy miên”, có 7 thứ: dục, tham, sân, mạn, ác kiến, nghi, vô minh). Chướng
ngại dụ vô minh.
[217] Chỉ các phiền não tham
dục.
[218] Khắc phục ngũ uẩn không
cho tái sanh.
[219] Nguyên văn là Usabaha,
dịch là trâu nái hay trâu chúa. Ở đây hàm chỉ sự thù thắng, là chỉ người hùng
mạnh, vô úy, siêu quần.
[220] Thắng phục phiền não ma,
uẩn ma, và tử ma, gọi là người thắng lợi.
[221]
Người Ấn Độ mê tín nước sông Hằng có thể rửa sạch tội lỗi, nhưng ở đây ý nói
không còn các cấu nhiễm trong tâm người Bà-la-môn.