Nhìn vào bên trong
06/08/2010 06:58 (GMT+7)
Ở trạng thái nhất tâm này, tôi xoay nó hướng về các âm thanh thì tôi nghe được các âm thanh đó. Khi tôi không hướng tâm về các âm thanh thì hoàn toàn yên lặng.
Thờ kính, phụng dưỡng cha mẹ đúng pháp
05/08/2010 07:54 (GMT+7)
Hiếu thuận, thờ kính cha mẹ là điều tốt lành, như Đức Phật tán thán, nhưng phải thờ kính, hiếu thuận, phụng dưỡng cha mẹ với của cải do tự mình làm ra đúng pháp chứ không phải là phi pháp, phi đạo đức.

Tu là chuyển nghiệp
26/07/2010 07:58 (GMT+7)
Tập sách nhỏ này được ghi lại lời giảng của Hòa Thượng Viện Chủ Thiền Viện Thường Chiếu giảng cho Phật tử tại bổn viện, hoặc vài nơi mà Hòa Thượng có dịp ghé qua. Chúng tôi nhận thấy những bài giảng này hướng dẫn tu học rất rõ ràng và thực tế, dễ hiểu, dễ thực hành.
Tu Là Dừng, Chuyển Và Sạch Nghiệp
25/07/2010 10:09 (GMT+7)
Đề tài tôi giảng hôm nay: Tu là dừng nghiệp, chuyển nghiệp, và sạch nghiệp. Trước khi đi vào đề tài, tôi xin đặt một câu hỏi: “Tại sao chúng ta phải tu?” Quý Phật tử thường đi chùa, lễ Phật, ăn chay, chắc rằng ai cũng nói mình biết tu rồi, phải không? Vậy nếu có người hỏi tại sao phải tu, thì quý vị trả lời thế nào? Ở đây tôi sẽ giải thích về điều này.

Thế nào gọi là chuyển nghiệp?
25/07/2010 09:30 (GMT+7)
Hỏi: Kính bạch Thầy, con thường nghe nói tu là chuyển nghiệp, nhưng con không biết phải chuyển nghiệp như thế nào? Và nghiệp là gì mà phải chuyển? Kính xin thầy giải đáp cho chúng con được hiểu.
Một vài quan niệm của người tu Phật
24/07/2010 10:39 (GMT+7)
Người tu Phật chúng ta phải có những tư tưởng và hành động xứng đáng là người con Phật. Người có những nhận xét sai lầm, những quan niệm lệch lạc dễ khiến cuộc đời đắm chìm trong khổ đau đen tối. Vì vậy, Tăng Ni và Phật tử phải thận trọng nghĩ suy, luôn luôn dùng lý trí kiểm soát tư tưởng của mình. Tình cảm lúc nào cũng chực phủ che lý trí, chúng ta phải khắc phục chiến thắng nó. Có thế, chúng ta mới có được quan niệm chân chánh.

Nguồn Gốc Mê Tín
23/07/2010 10:26 (GMT+7)
Mê tín là cái bệnh những nhà trí thức đều chê trách, Chánh quyền cũng chủ trương dẹp trừ mê tín. Thế mà bệnh mê tín mỗi ngày một tăng, càng lúc càng lan rộng. Thậm chí có những nước tự cho mình là văn minh nhất thế giới, mà dân chúng trong nước ấy vẫn còn mê tín.
Sợ hãi & các biện pháp hóa giải của Phật giáo
22/07/2010 08:20 (GMT+7)
Trong cuộc sống, không ít người cảm thấy rất sợ trước một số đối tượng, hoàn cảnh hay tình huống cụ thể nào đó. Những sự lo sợ ấy thường tồn tại rất lâu và chúng trở thành nỗi ám ảnh trong đời sống của họ. Có những sự sợ hãi là kết quả của những sự kiện tổn thương, bất hạnh ở trong quá khứ. Tuy nhiên, hầu hết những sự lo sợ đó đều rất vô lý.

Trì danh, quán tượng & quán tưởng niệm Phật
21/07/2010 09:21 (GMT+7)
Tôi thực tập niệm Phật được vài năm rồi nhưng còn một số điều lấn cấn, chưa tỏ. Lúc thì tôi chỉ niệm Nam mô A Di Đà Phật, tai nghe rõ ràng từng tiếng danh hiệu Phật. Lúc thì tôi vừa niệm Nam mô A Di Đà Phật, tai nghe từng tiếng và nghĩ đến thế giới Tây phương cùng hình tượng Phật A Di Đà. Không biết hai cách trên có đúng không?
Học Phật Bằng Cách Nào?
21/07/2010 09:15 (GMT+7)
Hỏi học Phật bằng cách nào, tức hỏi đến phương pháp học Phật. Ở thế gian môn học nào cũng có phương pháp riêng của nó. Ví như môn toán học, người học trò trước phải biết số, kế học thuộc cữu chương, học cách cộng trừ nhơn chia, lên nữa phải học công thức, phương trình v.v...

Tại sao người Phật tử phải tụng kinh, niệm Phật, trì chú và tọa thiền
20/07/2010 06:55 (GMT+7)
Buổi giảng hôm nay tôi nói đề tài rất gần gũi với quí vị: Tại sao người Phật tử phải tụng kinh, niệm Phật, trì chú và tọa thiền? Phật tử thường nghĩ rằng mình tu thì phải tụng kinh, niệm Phật, trì chú và tọa thiền. Tất cả những việc ấy là một hay khác, chúng ta nên thực hiện hết hay thực hiện từng phần? Đó là nội dung buổi giảng hôm nay.
Học và Tu
19/07/2010 19:36 (GMT+7)
... Biết căn bản và phương tiện Niệm Phật rồi, mới biết đầu tiên từ phàm phu phát tâm trải qua Tam Hiền, Thập Thánh cho đến thành Phật, đều phải niệm Phật, đều do niệm Phật. Bởi vì niệm Phật và chẳng niệm Phật là phân ranh giới giữa Phật và ma, là hai đường tịnh nhiễm. Chẳng những tất cả hữu tình do học Phật để cầu thành Phật đều chẳng rời niệm Phật mà cho đến Đức Phật quá khứ, hiện tại trong khắp mười phương độ khắp chúng sanh cũng chẳng lìa niệm Phật...

Văn tác bạch (Phần II)
19/07/2010 19:32 (GMT+7)
Chúng con hữu duyên hữu phúc được sanh làm người, nhưng sống trong cảnh đời ngũ trược nhiều đau khổ, quanh năm cứ mãi lăn lóc theo con đường vật chất, lặn lội trong bả lợi danh, màn vô minh lộ diện để thấy được cảnh giới quang minh, cứ mịt mịt mờ mờ trong đêm trường mộng ảo.
Văn tác bạch (Phần I)
19/07/2010 07:27 (GMT+7)
Kính bạch Chư Tôn... truyền giới sư, chúng con Pháp danh là... thật đầy đủ phước duyên, sớm xuất gia học đạo từ lâu có lòng phát tín ngưỡng giới Pháp, hôm nay đầy đủ nhơn duyên được Chư Tôn Hòa Thượng câu hội về nơi......đạo tràng nầy.

Bán khoán con lên chùa có dễ nuôi hơn?
18/07/2010 09:06 (GMT+7)
Thấy cu Bí hay ốm vặt, bà nội khuyên mẹ bé đem con lên chùa bán khoán cho dễ nuôi. Mẹ Bí vẫn còn nửa tin nửa ngờ, bà nội đã đem Bí “bán” từ lúc nào rồi.
Phật giáo, một sự thực tập
17/07/2010 10:40 (GMT+7)
Phật giáo được xem là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới. Nhưng thế nào là một tôn giáo? Các tôn giáo và những trào lưu tư tưởng khác nhau trên thế giới vẫn chưa thành công trong việc đưa ra một định nghĩa chung cho danh từ “tôn giáo”.

Hòa bình bắt đầu từ trong tâm
14/07/2010 23:24 (GMT+7)
Hòa bình bắt đầu từ trong tâm. Bất cứ ai muốn sống một cách hòa bình phải bắt đầu hành động trên việc làm tĩnh lặng tâm thức, tư tưởng và lo lắng. Có nhiều kỷ thuật để làm như thế; dĩ nhiên một trong những điều này là thiền tập.
Những bài học về Diệu Tâm
14/07/2010 10:47 (GMT+7)
‘Tâm’ là chữ thường xuyên xuất hiện với người Phật tử mỗi khi nói đến tu tập . Thật vậy, nào là ‘Tu tâm’ , ‘một niệm ở tâm ta’ , nào là ‘giữ tâm ý trong sạch’ , ‘chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài’ (Nguyễn Du) v..v.. Nhưng ‘tâm’ là cái gì , ở đâu v..v..thì không ai chỉ được

Hoàn cảnh có thể thay đổi nhưng tâm vẫn thế
14/07/2010 10:44 (GMT+7)
Người ta thường nghĩ rằng từ bỏ hết đời sống thế tục, mặc y, mang bát, làm một vị sơn tăng là vất bỏ lại sau lưng tất cả những gì thuộc tư hữu của mình. Không còn làm chủ xe cộ, máy móc, sách vở, áo quần, nhà sư hoàn toàn tự do. Nhưng tâm luyến ái, như một cái bánh trớn, không thể đứng lại ngay mà phải dừng lại từ từ.
Quý ở đức độ hơn là tiếng hay
14/07/2010 01:01 (GMT+7)
Chùa nơi Phật tử chúng tôi tu học chỉ có hai thầy, một thầy trụ trì và một thầy khác. Do công tác Phật sự nên thầy trụ trì thường hay đi vắng chỉ còn lại thầy kia, nhưng vì thầy kia tuổi cũng đã lớn, giọng đọc kinh rất là khó nghe, nên mỗi lần có lễ cầu siêu hay cầu an thì những vị Phật tử rành rẽ khoa nghi, cách thức cách tụng niệm đứng ra niêm hương làm chủ lễ.

 Về trang trước     Về đầu trang      Trang 61 62 63 [64] 65 66 67 68 69 70  
Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch