Hoằng pháp ở miền núi - vận dụng thiện xảo phương tiện
12/05/2010 04:27 (GMT+7)
Nếu ai đã từng một lần đến với miền núi phía Bắc, hẳn sẽ khó quên vẻ đẹp của phong cảnh nơi đây. Núi non chập chùng, suối khe uốn lượn... Những nếp áo chàm xanh ngắt hay sắc phục rực rỡ của bà con các dân tộc vùng cao, hẳn sẽ làm ta khó quên trước phong cảnh hay con người sơn cước.
Chấp tay cầu nguyện đức Phật đản sanh
12/05/2010 04:26 (GMT+7)
Nhắc tới Phật đản, người ta nghĩ ngay đến vườn Lâm Tỳ Ni, cách đây hơn hai mươi lăm thế kỷ, vào một buổi sáng đẹp trời, chim ca rộn rã, hoa nở muôn nơi, hương sen thơm ngát, trong vườn ngự uyển, hoàng hậu Maya đang từng bước nhàn du thưởng hoa, khi đến cội Vô ưu, thì Đản sinh thái tử.

Hoằng pháp với đồng bào dân tộc thiểu số
11/05/2010 21:22 (GMT+7)
Hoằng pháp với đồng bào dân tộc ít người là một vấn đề lớn với nhiều khó khăn thử thách đã được đặt ra trong những năm cuối của thập niên 90 thế kỷ trước, nhằm vào nhiệm kỳ 4 và 5 của Giáo hội, đến nhiệm kỳ 6 nầy đã trở thành một trong hai kế hoạch mũi nhọn của ban Hoằng pháp TW là hoằng pháp ra nước ngoài và hoằng pháp với đồng bào dân tộc thiểu số. 
Hoằng pháp với doanh nhân - Cần kết hợp giữa thuyết giảng và hướng dẫn hành thiền
11/05/2010 05:25 (GMT+7)
Với nhịp sống hối hả và nhiều lo toan như hiện nay, nhiều người cảm thấy căng thẳng và quá tải. Chúng ta thường có cảm giác như không có đủ thời gian để làm xong mọi thứ trong ngày. Sự căng thẳng và mệt mỏi làm chúng ta mất kiên nhẫn, thất vọng và không hạnh phúc, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là giới doanh nhân.

Xây dựng một chiến lược hoằng pháp
11/05/2010 05:24 (GMT+7)
Từ trước tới nay, công tác hoằng pháp của đa số các tỉnh thành cũng được tiến hành đều đặn, gặt hái những kết quả khá tốt. Nhưng phải thẳng thắn nói rằng, thật sự chúng ta chưa có một quy hoạch, đề án nào khả dĩ lâu dài hay quy mô, cụ thể.
Vài ý kiến về việc đem giáo lý Phật Đà đến giới trẻ
11/05/2010 05:23 (GMT+7)
Con rất vui mừng được biết cách đây một ngày (ngày 3/04/2009) Ban Huớng Dẫn Phật Tử TW đã tổ chức hội thảo bàn về tuổi trẻ tại chùa Quán Sứ - Hà Nội. Điều này nói lên rằng Giáo Hội đã có sự quan tâm đến thành phần thanh niên phật tử trẻ - thế hệ rường cột cho Giáo Hội và đạo pháp hôm nay và mai sau.

Truyền bá đạo pháp trong các nhà tù
11/05/2010 05:23 (GMT+7)
Nói đến thế kỷ XXI, người ta thường nghĩ đến những thành tựu của nhân loại như chinh phục vũ trụ, sự phát triển vượt bậc của công nghiệp: “Ðây là thời đại thức ăn nhanh, tiêu hoá chậm”. Nhưng đằng sau sự thành công hào nhoáng kia, mấy ai biết rằng đạo đức con người đang ngày càng suy đồi, những tệ nạn xã hội gia tăng, cánh cửa ngục thất rộng mở chào đón tù nhân. Thật chua xót biết bao!
Hoằng pháp là nhiệm vụ chung của hàng xuất gia
11/05/2010 05:22 (GMT+7)
 Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp là hoài bão của chư Phật, là phương châm hoạt động của ngành hoằng pháp nói riêng, là nhiệm vụ chung của hàng xuất gia.

Kinh nghiệm Hoằng Pháp
11/05/2010 05:21 (GMT+7)
Chúng ta phải chia ra Hoằng pháp chuyên nghiệp và Hoằng pháp nghiệp dư. Hoằng pháp nghiệp dư thì ai cũng có thể làm, gặp cơ hội là làm, còn hoằng pháp chuyên thì phải phải thực tu và thực học sống bằng con tim và khối óc của mình đối với nghành hoằng pháp.
Hoằng pháp đối với tuổi trẻ - Một vài suy nghĩ
11/05/2010 05:21 (GMT+7)
Có người đã nói với chúng tôi rằng, nếu đức Phật còn sống cho đến hôm nay, ngài sẽ nói chuyện như thế nào trong các trường đại học, các viện nghiên cứu khoa học, và trước đông đảo quần chúng tri thức hiện nay?

Hoằng pháp dành cho thiếu nhi
11/05/2010 05:20 (GMT+7)
Bài tham luận chỉ đề cập đến “Hoằng pháp dành cho thiếu nhi”, một đối tượng mà ngày nay được xã hội quan tâm, trong đó các nhà lãnh đạo Phật giáo, các giảng sư hoằng pháp phải quan tâm hàng đầu trong việc vận dụng giáo lý Phật đà để giáo dục nhân cách cho các con em Phật tử thiếu nhi.
Nghĩ về sứ mạng hoằng pháp trong thời hiện đại
11/05/2010 04:38 (GMT+7)
Schopennhauer[1] có nói một câu nói cũng đáng suy gẫm: “Những tính xuất sắc của tri thức làm cho người ta khâm phục, nhưng chẳng bao giờ làm người ta thương yêu”. Đó là câu nói nhẹ nhất của ông về trái tim và tri thức con người

Hoằng pháp - nhiệm vụ thiêng liêng
11/05/2010 04:36 (GMT+7)
Hoằng pháp là một nhiệm vụ thiêng liêng và quan trọng mà bất cứ hành giả Phật giáo nào cũng phải có vai trò đóng góp. Bản thân từ hoằng pháp đã chứa đựng một ý nghĩa bao quát và khá rộng. Nó bao hàm tất cả các lĩnh vực trong mọi sinh hoạt của đời sống con người.
Vấn đề đào tạo cư sĩ hoằng pháp
11/05/2010 04:36 (GMT+7)
Thời gian gần đây, vấn đề giáo dục người cư sĩ được quan tâm, dù hơi muộn, nhưng chỉ có tính đối phó các thách thức trước mắt hơn là kế lâu dài và bền vững. Trên sách lược vĩ mô vẫn chưa thấy bóng dáng và lối đi cho hàng ngũ cư sĩ. Đã đến lúc chúng ta phải tập trung vào kế hoạch trồng người .

Thị hiện đản sinh
11/05/2010 04:05 (GMT+7)
Trong cái nhìn tương quan đối đãi, cuộc sống hiện sinh chỉ là chuỗi ngày dài đầy khổ lụy. Có sự đau khổ ấy là do vì chúng ta chấp lấy huyễn cảnh vô thường, cái không thật có cho là bền vững, và duy trì bản chất của tham ái, vô minh.
Tìm hiểu về Lễ tắm Phật
10/05/2010 00:32 (GMT+7)
Lễ tắm Phật là một trong những nghi thức phổ biến của lễ hội Phật đản hằng năm trong nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau. Nghi thức này vốn đã xuất hiện khá lâu tại Ấn Độ, Trung Á và Trung Hoa, và ngày nay được duy trì trong hầu hết các cộng động Phật giáo khắp nơi như là một cử chỉ, một hành động để tỏ lòng tôn kính, hân hoan của người con Phật đối với sự xuất hiện của đấng Giác Ngộ

Nghĩ về ngày quốc lễ Phật đản trong lịch sử dân tộc
09/05/2010 04:38 (GMT+7)
Người Ấn thường dùng hoa sen để chỉ cho sự ra đời của Đức Phật. Tổ tiên chúng ta đã đồng cảm về điều ấy, nên 2.000 năm về trước, từ những nụ sen mọc trên khắp quê hương, trí tuệ và phẩm hạnh của Đức Phật đã nở hoa trong tâm thức văn hóa Việt. Cũng với tâm thức gần gũi ấy, Đức Phật đã trở thành ông Bụt, hiện thân cho tình thương, lẽ công bằng, rồi nhanh chóng đi vào cổ tích, huyền thoại và phương thức ứng xử của mọi người…
Từ một chi tiết của sự tích đản sanh
09/05/2010 03:54 (GMT+7)
Cách đây 2632 năm, có thể một bộ phận không nhỏ của nhân loại còn phải sống trong những hang đá thì một người được sinh ra dưới gốc cây cũng là chuyện bình thường. Nhưng khác thường là ở chỗ Thái tử Tất-đạt-đa con vua Tịnh Phạn mà không chào đời trong chăn êm nệm ấm giữa cung vàng điện ngọc của kinh thành Ca-tỳ-la-vệ.

Lâm Tỳ-ni xưa và nay
07/05/2010 22:04 (GMT+7)
Mỗi năm cứ đến mùa Phật đản, hàng trăm triệu tín đồ Phật giáo đều hướng tâm về thánh địa Lâm Tỳ Ni. Nơi mà cách đây 2631 năm, một vĩ nhân đã thị hiện đản sinh để khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật. Kể từ ngày ấy, Lâm Tỳ Ni đi vào sử sách, thơ ca, âm nhạc và động lại trong tâm thức của mỗi người như là một bản thánh ca với nhiều cung bậc trầm bổng du dương.
Chi tiết linh diệu nơi ngày Đản sinh của Phật theo các Kinh thuộc Hán tạng
07/05/2010 03:27 (GMT+7)
Ngày Đản sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một sự kiện vĩ đại vào loại bậc nhất trong lịch sử xã hội loài người. Đối với giới Phật tử, sự kiện lớn lao ấy còn mang đậm tinh chất kỳ vĩ, linh diệu. Vì như thế, việc các kinh điển thuộc hệ Nam truyền, nhất là hệ Bắc truyền viết về lịch sử Đức Phật đã nói nhiều đến khía cạnh linh diệu, cũng là chuyện bình thường, hợp lẽ.

 Về trang trước     Về đầu trang      Trang 21 22 23 24 25 26 27 28 [29] 30  
Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch