Giới thiệu & Giảng giải Luận tạng
Chú Giải Bộ Pháp Tụ
Tỳ Kheo Thiện Minh (Dịch)
29/10/2554 05:38 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
Chú Giải Bộ Pháp Tụ
Mục lục
Xem toàn bộ

 

 

Chương V. BẤT THIỆN NGHIỆP ÐẠO

 

 Giờ đây chúng ta khảo sát các thuật ngữ: (a) ‘Năm ngoại xứ, (b) ‘năm ‘xứ-môn’-, thuật ngữ (a) muốn đề cập đến tâm nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức và thân thức; còn thuật ngữ (b) muốn nói đến các ‘Môn’ (tức là các cổng) qua đó năm môn nhãn môn, nhĩ môn, tỷ môn, thiệt môn và thân môn được thể hiện. Ta nên hiểu cố ý nổi lên nhờ năm ‘Môn’ này như là một hành động không thuộc thân và khẩu, nhưng là ‘môn’thuộc về ý môn.

‘Việc tiếp xúc’ nơi con mắt, lỗ tai, lỗ mũi, lưỡi, thân và ý được gọi là sáu xúc giác. Có sáu ‘môn’ xúc là những ‘môn’ thuộc các tương quan ta thực hiện bằng nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc. lại có tám điều “không kiềm chế” đó là không kiềm chế con mắt, lỗ tai, lỗ mũi, lưỡi, thân xác nhậy cảm, thân xác-vận động, khẩu và ý

Xét về góc độ nội dung, tám điều không kiềm chế này được rút lại thành năm pháp, cụ thể là: không giới, thất niệm, thiếu trí, thiếu kiên nhẫn, và lười biếng. Không một pháp nào trong số đó lại [96] xuất hiện ở năm ‘môn’ trong quá trình nhận thức, sau khi chúng đã được xác định rõ ràng. Các pháp này chỉ xuất hiện ngay vào lúc bắt đầu qui trình tri giác. Tâm về hiện trạng ‘không-kiềm chế’ xuất hiện ngay trong qui trình tốc lực tâm được gọi là việc ‘không-kiềm chế trong năm ‘môn’. Sự tiếp xúc cùng-tồn tại với nhãn thức được gọi là nhãn xúc và cố ý là một ý nghiệp. Và tâm đó (nghĩa là nhãn thức) được gọi là ‘môn’ của một ý nghiệp. Trong nhãn thức, không có năm điều “không-kiềm chế”; sự tiếp xúc cùng-tồn ở (sát na) ‘tâm tiếp thu’ là tâm xúc, và cố ý là một ý nghiệp. Và cũng tâm đó (tức là tâm tiếp thu) là ‘môn’ của một ý nghiệp. Ở đây, cũng không có năm điều “không-kiềm chế.” Tương tự như vậy đối với trường hợp ‘quan sát’ và ‘phân đoán[31]’. Tiếp xúc cùng-tồn tại với tốc lực tâm là một tâm xúc; cố ý là ý nghiệp và tốc lực tâm là ‘môn’ của ý nghiệp đó. Ở đây, việc “không-kiềm chế” là không kiềm chế về nhãn thức, và tương tự như vậy là phương pháp cần được áp dụng trong ‘môn’ thuộc nhĩ môn, tỷ môn, thiệt môn và thân môn. Nhưng khi tốc lực tâm về ‘ý môn xuất hiện, với đối tượng là một trong những đối tượng của giác quan hoặc đối tượng khác, ảnh hưởng đến sự cử động (của thân xác), được gọi một cách đơn giản là thân ‘môn’ (nghĩa là thậm chí không có sự trợ giúp của ‘khẩu-môn’ (cổng lời nói), thì sự tiếp xúc cùng-tồn tại với tốc lực tâm là ý xúc.

Cố ý là một hành vi dẫn đến nghiệp. Nhưng tốc lực tâm thường xuyên không được nhắc[32] đến như là ‘ý môn’. (Ý muốn nói ở đây là) do thân nghiệp xuất hiện, những sự xuất hiện này không phải là ‘ý môn’. Ở đây, việc “không-kiềm chế” chính là không-kiềm chế thân nghiệp. Khi tốc lực tâm đó xuất hiện, ảnh hưởng đến những vận động ‘khẩu-môn’ (lời nói), trong sạch và đơn giản, mà không có ‘thân-môn’, thì sự tiếp xúc cùng-tồn tại với tâm đó chính là ý xúc.

Cố ý là một hành vi làm xuất hiện lời nói. Nhưng tốc lực tâm thường không được gọi là ‘ý- môn’. Do bởi vì có sự xuất hiện các vận động (của cơ quan giọng nói), nên sự xuất hiện này không được gọi là ‘ý môn’. Ở đây, không-kiềm chế chính là không-kiềm chế khẩu. Nhưng khi xuất hiện tốc lực tâm đó, lại không có sự trợ giúp của tay chân và tiếng nói, với tư cách là ‘ý môn’ thuần túy, thì sự tiếp xúc cùng-tồn tại với tâm đó chính là ý xúc.

Ýù muốn là một ý nghiệp; tâm đó là ‘môn’ của ý nghiệp đó. Ở đây, không-kiềm chế chính lại là công việc không-kiềm chế tâm vậy.

Những ‘môn’ không-kiềm chế nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân xác nhậy cảm, thân xác-vận động-, lời nói và tâm, do tám hiện trạng không-kiềm chế này, nên được hiểu như là tám ‘môn’ không-kiềm chế.

Tám hiện trạng không-kiềm chế là không-kiềm chế nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, thân xác-vận động- lời nói và tâm. Theo nghĩa tuyệt đối, đây chính là năm nguyên lý, có nghĩa là: trì giới, chánh niệm, trí tuệ, kiên nhẫn và tinh tấn. [97] Không thấy xuất hiện bất kỳ nguyên lý nào trong số tám nguyên lý này trong các qui trình tâm cho đến sát na xác định cuối cùng xuất hiện. Mặc dù xuất hiện cùng với tốc lực tâm, việc kiềm chế này lại ám chỉ đến các ‘môn’. Chúng ta nên hiểu việc toàn bộ các kiềm chế này xuất hiện giống như phương pháp trong trường hợp nhưng ‘không-kiềm chế’: ‘Tiếp xúc cùng-tồn tại với nhãn thức là nhãn xúc v.v... Chính vì thế, nhờ tám kiềm chế đó, chúng ta nên hiểu ‘kiềm chế nhãn môn” giống hệt như tám ‘môn’ kiềm chế vậy.

Mười bất thiện nghiệp đạo là: Sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngôn, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ, lòng tham ác, sân ác và tà kiến.

Trong những hành vị kể trên, ‘sát sanh’ có nghĩa là tàn sát hay giết chết các sinh vật. ‘Sinh mạng’ nói chung là một chúng sanh (nghĩa đen ám chỉ bất kỳ vật gì có hơi thở) hiểu theo nghĩa tuyệt đối, đó là sinh linh[33] (mạng sống). Và thuật ngữ ‘sát sanh’ được áp dụng cả trong ‘khẩu-môn’ lẫn ‘thân-môn’ nơi bất kỳ ai biết được chúng sanh đó là một “sinh vật”, mà lại cố tình cắt đứt sinh mạng nơi chúng sanh đó. Trong số những sinh vật gây hại [không có ích (guna)], sát sanh là một hành động hơi xấu trong trường hợp giết hại những sinh vật nhỏ bé, còn trong trường hợp những sinh vật lớn sát sanh quả là một hành vi vô cùng xấu xa. Tại sao vậy? Thưa đó là tuỳ thuộc vào khối lượng nỗ lực bỏ ra và kích cỡ to lớn nơi đối tượng bị giết hại, cho dù cố gắng bỏ ra có thể giống nhau. Trong số những người (thực hiện sát sanh) v.v... rất có thể là những người đức hạnh, thì sát sanh những sinh vật nhỏ gây tổn hại đến đức hạnh của họ nhỏ thôi, nhưng nếu là những sinh vật lớn thì tổn hại gây ra đối với đức hạnh của họ càng lớn hơn. Chúng ta nên hiểu rằng khi ích lợi Sắc bằng nhau, tội nhẹ hơn hoặc nặng hơn tùy thuộc vào mức độ những điều gây tổn hại và nỗ lực (của người lỗi phạm) bỏ ra ít hay nhiều. Có năm chi tạo nên mức độ nặng nhẹ ở lỗi phạm sát sanh đó phải là: - một chúng sanh đang sống, biết rõ ràng đó là một chúng sanh có mạng sống, cố ý giết hại, nỗ lực và hậu quả gây ra do cái chết của chúng sanh đó. Và cũng còn có sáu phương tiện để thực hiện nỗ lực (sát sanh) đó là: - do chính bàn tay của (kẻ sát sanh), người nào chủ mưu, phương tiện (sát sanh), mưu chước (ý đồ) lâu dài, phương cách và nỗ lực (thực hiện sát sanh). Bởi vì luận giải chi tiết những điểm trên sẽ rất dài dòng, thế nên chúng tôi bỏ qua phần này, cũng như những cách giải thích khác. Những ai muốn biết đầy đủ chi tiết, xin đọc tập Chú Giải Sāmantapāsādikā về Luật Tạng[34].

‘Trộm cắp’ (adinnādāna) có nghĩa là “lấy đi thứ gì không được cho”; lấy đi thứ gì là tài sản của người khác, trộm cướp, hoặc hiện trạng đang làm kẻ trộm. Ở đây, ‘không được cho” ám chỉ tài sản đó thuộc sở hữu của người khác. Một tài sản được gọi là thuộc sở hữu của người khác, có nghĩa là người sở hữu tài sản đó có thể thực hiện bất cứ điều gì họ thích đối với tài sản đó, mà không hề bị trừng phạt hoặc khiển trách. Ý định ăn cắp, cố gắng lấy một vật gì đó, với tâm biết rằng vật đó [98]thuộc quyền sở hữu của người khác, những điều vừa nêu trên được gọi là ‘trộm cắp’. Và hành vi này gây ra lỗi phạm nhẹ, nếu vật thuộc sở hữu của người khác thuộc loại tầm thường, và gây ra lỗi phạm nặng, nếu vật thuộc sở hữu của người khác thuộc loại có chất lượng cao. Tại sao vậy? Thưa đó là do đặc tính phẩm chất nơi đối tượng. Nếu có giá trị ngang nhau, thì lấy cắp những vật thuộc quyền sở hữu của người có đức hạnh sẽ lỗi nặng hơn, so với việc lấy cắp những vật thuộc sử hữu những người có ít (hay kém) đức hạnh hơn. Có năm chi tạo nên (tội trộm cắp): - tài sản của người khác, biết rõ về vật đó có chủ, có tâm trộm cắp, nỗ lực lấy cắp, và hậu quả gây ra. – và có sáu phương tiện thực hiện “trộm cắp”: - tự tay lấy cắp v.v... Một trong những phương tiện này có thể được thực hiện tùy thuộc vào hoàn cảnh, trong việc lấy cắp bằng những dụng cụ đó như: cân đo sai lệch, bằng sức mạnh, bằng giả mạo, bằng âm mưu hoặc bằng sự mạo danh. Ðây là một bản báo cáo phác thảo về tội trộm cắp. Bản báo cáo chi tiết xin đọc trong Tập Chú giải Sāmantapāsādikā. (Luật tạng)

Trong cụm từ ‘tà dâm, ‘dâm dục’ có nghĩa là ‘trong những chuyện giao cấu tính dục’; ‘tà hạnh’ có nghĩa là ‘tính cách cơ bản và thực sự đáng khiển trách’. Ðặc điểm của ‘tà hạnh là cố ý xuất hiện tại ‘thân-môn’, thông qua ý định không hợp pháp, qua việc xâm phạm đến một con người mà mình không có quyền làm như vậy. Ở đây, những người mà mình không có quyền xâm phạm đến là: (a) mười hạng phụ nữ chưa kết hôn: - một phụ nữ còn đang dưới sự giám hộ (1) của người mẹ, (2) của người cha, (3) của cả cha mẹ, (4) của anh trai, (5) của chị gái, (6) của họ hàng, (7) của thị tộc, (8) của người hướng dẫn tinh thần, (9) người phụ nữ đã đính hôn, (10) người phụ nữ đang thi hành án phạt; và (b) mười hạng phụ nữ đã kết hôn, nghĩa là: (1) người phụ nữ được bỏ tiền ra mua, (2) người phụ nữ tự nguyện làm vợ cho một người đàn ông nào đó, hoặc (3) do lòng ham muốn tài sản của người ấy, hoặc (4) ham muốn có quần áo đẹp, (5) người phụ nữ do cha mẹ kết hôn cho theo đúng luật pháp, sau nghi lễ nhúng bàn tay hai vợ chồng vào một tô nước, (6) người phụ nữ được giải thoát khỏi tầng lớp nghèo khổ, (7) người vợ-nô lệ, (8) người vợ-của-người -hầu, (9) người vợ là tù binh chiến tranh (bắt được trong chiến tranh), (10) một tình nhân.

Trong số những phụ nữ này, người phụ nữ đã đính hôn và người phụ nữ đang bị phạt tù, cùng với hạng người phụ nữ trong loại (b): - nam giới không được đến gần mười hạng phụ nữ này. Và tội phạm nặng hơn hoặc nhẹ hơn, tùy thuộc vào cảnh phụ nữ cấm đoán đó có được nhân đức nhiều hay ít, cụ thể là tuân giữ Giáo pháp. Có bốn chi tạo thành tội này: chủ tâm hưởng lạc với đối tượng bị cấm, nỗ lực gắng đạt được sự hưởng lạc đó, những thủ đoạn nhằm đạt được và chiếm đoạt người phụ nữ đó. Và chỉ có một phương tiện duy nhất đó là: kinh nghiệm cá nhân.

‘Vọng ngôn’ được áp dụng trong thân nghiệp và khẩu nghiệp, đối với người nói dối, để làm hại đến của cải của người khác. Ýù muốn đưa ra đầy đủ nỗ lực của bản thân và lời nói để lừa dối, với ý đồ lừa đảo người khác, [99] được gọi là ‘vọng ngữ.’ Một định nghĩa khác nữa: - ‘Dối’ áp dụng với điều không xác thực hay không tồn tại, và ‘Nói’ có nghĩa là dùng lời nói mà trình bày điều đó là đích thực và tồn tại. Ðặc điểm của ‘lời nói dối’ hoặc ‘nói lời sai trái’ hay ‘cách cư xử sai trái’ là cố ý của một người mong muốn trình bày cho người khác một điều không có thật như là điều xác thực, điều này đưa đến một sự gợi ý tương ứng. Lỗi phạm này nặng hoặc nhẹ, tùy thuộc vào niềm vui bị tổn hại lớn hơn hoặc nhỏ hơn do ‘nói dối’ tạo ra. Hoặc nói cách khác: Ðây chỉ là một lỗi nhẹ trong trường hợp những người bình thường, nếu họ nói một điều không có thật: -‘Tôi không có cái đó’ – vì không muốn cho đi một thứ gì đó của chính họ; và là một lỗi nặng nếu, với tư cách là chứng nhân, họ khai man nhằm mục đích gây thiệt hại (cho người khác). Ðối với những người sống xa cách mọi người, đây là một lỗi nhẹ nếu, bằng cách nói đùa trong khi chỉ xin một ít bơ hoặc dầu, người đó nói rằng: - ‘Theo ý tôi, hôm nay, có một con sông đầy dầu tuôn chảy trong làng’. Tuy nhiên, đó lại là một lỗi nặng đối với những người nói rằng họ đã nhìn thấy một điều gì đó mà họ không hề thấy’. Có bốn chi tạo nên lỗi phạm này đó là: điều không có thật, ý đồ lừa đảo, nỗ lực tương ứng, truyền đạt vấn đề cho những người khác. Chỉ có một phương tiện duy nhất đó: hành vi của cá nhân; và chúng ta nên hiểu về hành vi này như là hành động lừa dối người khác bằng thân thể, hoặc bằng cách nào đó liên quan đến thân thể[35], hoặc bằng lời nói. Nếu bằng hành động đó, người khác nhận biết được ý nghĩa của hành động đó, thì lúc đó, cố ý tạo ra hành động đó liên kết với hành động dối trá. Tương tự như vậy đối với một người lừa dối người khác bằng hành vi, bằng một cách nào đó liên kết với hành vi này, hoặc bằng lời nói; cũng tương tự như vậy, đối với một người xúi giục người khác ‘Hãy nói điều đó với anh ta’, hoặc đặt một chiếc lá có viết chữ trước mặt một người khác, hoặc ghi một hàng chữ cố định trên những bức tường v.v... với mục đích ‘Chúng ta nên hiểu ý nghĩa này theo cách đó’, như vậy cũng là lừa dối người khác. Do đó, thật hợp lý khi khẳng định là những cách ghi chép mang tính cách xui giục, truyền đạt và cố định cũng liên quan đến hình thức bất thiện này. Nhưng khi những bài bình luận không thừa nhận điều này, thì chỉ nên thông qua sau khi đã xem xét phê bình mà thôi.

‘Lưỡng thiệt’ có nghĩa là lời nói đặt điều, khi nói điều gì đó với một người khác, làm tổn hại đến lòng quý mến và tôn trọng của người bị vu khống, hoặc chính người nói lời vu khống đó cũng bị tổn hại đối với một nhân vật thứ ba.

Ác khẩu[36] làm cho chính bản thân người nói trở nên lỗ mãng, hoặc làm cho người khác trở nên thô bỉ, tự bản thân lời nói đó là chói tai, không dễ nghe và cũng không thu thập được nhân tâm. Một lời nói như vậy được gọi là ‘ác khẩu’.

‘Ỷ ngữ’ là nói những điều vô nghĩa, vô ích. Ở đây, được hiểu là cố ý nằm sâu trong tất cả những lời nói thuộc loại này và được gọi là cách nói vu khống v.v... Với tâm đồi bại, một người cứ cố gắng dùng lời nói và thái độ để gây mất hòa khí giữa những người khác, hoặc để làm cho người khác quý mến mình, điều đó được gọi là cố ý nói lời vu khống. [100] Lỗi này nặng hay nhẹ, tùy theo người bị chia rẽ có đức độ nhiều hơn hoặc ít hơn. Có bốn nhân tố tạo nên tội này: (1) Chia rẽ người khác; (2) có mục đích: ‘họ sẽ bị chia rẽ’, hoặc mong muốn cho bản thân mình được người khác quý mến; (3) cố gắng tương ứng; (4) truyền đạt thông tin. Nhưng khi không gây ra sự tuyệt giao, thì sự vi phạm rốt cuộc không phải là một cách giải quyết đầy đủ; chỉ khi có sự tuyệt giao, thì mới đúng là sự vi phạm.

‘Ác khẩu[37]’ có nghĩa là với cố ý hoàn toàn nhẫn tâm, cố gắng dùng lời nói và thái độ để gây đau khổ cho người khác bằng một vết thương chết người[38]. Câu chuyện sau đây là một minh họa: Một cậu bé không vâng lời mẹ, đã đi vào rừng. Không ngăn cản được con trai, bà nói rằng: ‘Giá mà có một con trâu rừng rượt đuổi nó!’ . Và một con trâu đã xuất hiện theo đúng ý nguyện của bà. Cậu bé quả quyết một sự thật rằng ‘Mong sao lời mẹ mình nói không xảy ra; giá mà xảy ra điều mẹ mình nghĩ trong tâm!’. Con trâu đứng trân như chết khiếp[39] tại đó’. Do đó, mặc dù nỗ lực qua lời nói của bà làm tổn thương cực kỳ, tuy nhiên, lời nói của bà không thực sự độc địa, bởi vì tấm lòng của bà nhân hậu. Bởi vì đôi khi, các bậc cha mẹ thường nói kiểu này với con cái của họ ‘Giá mà bọn cướp cắt tụi con thành từng mảnh!’ Tuy nhiên, họ không mong muốn, thậm chí một chiếc lá sen rơi xuống trên con cái họ. Thỉnh thoảng, các thầy giáo và những người hướng dẫn tinh thần cũng nói với các học sinh của họ ‘Chúng ta phải làm gì cho bọn học trò trơ trẽn, khinh suất này? Cứ tống cổ chúng đi thôi!’ Nhưng tuy nhiên, họ vẫn mong muốn rằng các học sinh của họ có thể thành đạt và hoàn tất công việc học hành. Nhưng bởi vì nếu có trái tim nhân hậu, thì những từ ngữ không thể trở nên cay nghiệt được, cũng vậy, phải chăng họ không phải là người hòa nhã chỉ vì lối nói thiếu mềm mại của họ. Lời nói của một người có ý muốn giết hại: ‘Hãy cứ để cho anh ta ngủ thoải mái!’ không hề thiếu nhẹ nhàng; bởi vì với tư tưởng cay nghiệt, thì từ ngữ hẳn là lỗ mãng. Lời nói cay nghiệt cân xứng với cách cư xử của một người nói những lời chói tai. Ba nhân tố tạo nên lối nói xúc phạm này là: Người bị xỉ nhục, tư tưởng bực dọc, và sự xỉ nhục.

Cố ý bất thiện tạo ra lời nói và thái độ truyền đạt những điều vô ích, được gọi là ‘nói chuyện phù phiếm’. Lỗi phạm này nặng hay nhẹ tùy thuộc vào việc phạm phải những lỗi phạm đó một cách lập đi lập lại nhiều lần hay là không. Hai chi tạo nên lỗi phạm này là: khuynh hướng nói những điều vô bổ - chẳng hạn như những câu chuyện về cuộc chiến đấu Bharatas và việc bắt cóc Sita[40] v.v... và việc thuật lại những chủ đề này. Nhưng lỗi phạm không diễn ra xuyên suốt quá trình hành động, nếu những người khác [101] không chấp nhận câu chuyện; chỉ khi nào họ chấp nhận, thì mới đúng là có lỗi phạm.

‘Lòng tham ác’ có nghĩa là lòng tham lam: một quá trình nhắm chiếm đoạt tài sản của người khác khi đối mặt với tài sản đó. Lòng tham có dấu hiệu suy nghĩ đặc trưng như ‘A! giá mà món đồ đó thuộc về mình!’. Lỗi vi phạm này nặng hay nhẹ tùy thuộc vào trường hợp hành vi trộm cắp xảy ra sau đó. Hai chi tạo nên lỗi phạm này là: Tài sản thuộc sở hữu người khác và khuynh hướng của bản thân. Mặc dù xuất hiện lòng tham đối với món tài sản vốn là của người khác, nhưng vẫn chưa phân biệt được quá trình đầy đủ của hành động, chừng nào người ta không có khuynh hướng nói là ‘A! giá mà món đồ đó thuộc về mình!’.

YÙù muốn làm tổn hại đến sự thịnh vượng hay hạnh phúc được gọi là ‘Sân ác. Ý đồ này có dấu hiệu đặc trưng là lỗi phạm về tinh thần, gây tổn hại đến những người khác. Mức độ lỗi phạm tùy thuộc trường hợp lối nói độc địa là như thế nào. Hai chi tạo nên lỗi phạm này là: Người khác và cố ý làm hại. Chỉ có tức giận với người khác mà thôi, thì chưa đạt đến giai đoạn phân biệt qui trình hành động[41], chừng nào không có ý làm hại, chẳng hạn như ‘Cầu cho hắn ta bị chết đột ngột và bị tiêu hủy!’.

‘Tà kiến’ có nghĩa là nhìn nhận một cách sai lệch, bằng cách không chấp nhận chánh kiến. Ðặc điểm của tà kiến là những cái nhìn sai lệch, chẳng hạn như ‘Một món quà tặng không có (ích lợi) gì cả’. Và lỗi phạm nặng hay nhẹ tùy thuộc vào trường hợp lối nói phù phiếm đó, hoặc tùy thuộc vào tà kiến mang tính tạm thời hay lâu dài. Hai chi tạo nên lỗi phạm này là: sai lệch về cách nhìn nhận một đối tượng và cách thể hiện sự sai lệch này tùy thuộc vào tà kiến trái ngược với quan điểm này. Sau đây là quan điểm đạt đến giai đoạn phân biệt được quá trình hành động: (1) không có kết quả (trong một nghiệp thiện); (2) không có nguyên nhân (nơi những điều xảy ra); (3) không có hành động (thiện), và không do những quan điểm khác.

Với mười bất thiện nghiệp đạo, chúng ta có thể đi đến những quyết định liên quan tới chúng theo năm khía cạnh, nghĩa là: (1) với tư cách là những nhân tố tâm lý cơ bản (2) với tư cách là các nhóm, (3) với tư cách là những đối tượng, (4) với tư cách là cảm thọ, (5) với tư cách là nguồn gốc[42] (căn). (1) Theo thứ tự là những nghiệp đạo, bảy nhân tố đầu tiên chỉ là những cố ý mà thôi; ba quá trình bắt đầu bằng lòng tham ác là những nhân tố liên kết với ý muốn. (2) bảy nhóm đầu tiên và những tà kiến– tám nhóm này là những nghiệp đạo, không phải là nguồn gốc. Nhưng cả lòng tham ác lẫn sân ác đều là những nghiệp đạo và nguồn gốc. Với tư cách là nguồn gốc, tham ác là nguồn gốc Bất thiện tham, với tư cách là nguồn gốc, sân ác là nguồn gốc Bất thiện sân. (3) Hành vi sát sanh có một sự vật nhân duyên làm đối tượng, vì hành vi sát sanh này có mạng sống làm cảnh. Hành vi trộm cắp có chúng sanh hoặc sự vật làm đối tượng. Tà dâm có sự vật làm điều kiện và làm đối tượng, hoặc theo như một số người nói, đó là do tiếp xúc với một chúng sanh. Vọng ngôn cũng có một chúng sanh hay một sự vật nhân duyên làm đối tượng. Lưỡng thiệt cũng y như vậy. Ác khẩu chỉ có đối tượng là chúng sanh. Ỷ ngữ có cả chúng sanh lẫn sự vật nhân duyên làm đối tượng, bằng cách thấy, nghe, cảm thọ và ý. Tương tự như vậy đối với tính tham ác. Sân ác có đối tượng là chúng sanh và tà kiến có cảnh là sự vật nhân duyên ở ba cõi. (4) Hành vi sát sanh liên quan đến thọ khổ. Bởi vì mặc dù là nhà vua, khi nhìn thấy một tên trộm, vẫn có thể vừa nói vừa cười mà rằng ‘Nào, hãy giết chết hắn ta đi!’, ý định chỉ liên kết với thọ khổ mà thôi. Hành vi trộm cắp có thể liên kết với ba loại thọ. Khi nhìn thấy tài sản thuộc sở hữu của người khác, tên trộm sẵn sàng vớ lấy với thọ lạc; nếu hắn ta ăn cắp tài sản này trong nỗi sợ sệt, thì hắn có thọ khổ; hắn có cảm giác tương tự như vậy, nếu hắn ăn cắp trong khi suy nghĩ về những hậu quả sẽ xảy ra. Nếu hắn ăn cắp một cách hững hờ, thì đó là thọ xả (phi lạc phi khổ). Tà dâm liên kết với hai loại thọ lạc hoặc thọ xả; nhưng trong ý tưởng quyết định, không có thọ xả. Vọng ngôn có cả ba loại thọ giống như hành vi trộm cắp; lưỡng thiệt cũng y như vậy. Ác khẩu liên kết với thọ khổ; ỷ ngữ có cả ba loại thọ. Ðể minh họa: - Khi người dẫn chuyện kể lại câu chuyện bắt cóc Sita, hoặc cuộc chiến đấu Bharatas v.v... cử tọa vỗ tay hoan hô và ném những chiếc khăn của họ lên trời v.v..., đối với người dẫn chuyện, có một thọ lạc và dễ chịu. Sau này, khi có một người đã từng khen thưởng tiến lên và nói ‘Xin kể lại cho chúng tôi từ đầu đi’, người dẫn chuyện không hài lòng với đề nghị này và suy nghĩ rằng ‘Liệu mình đã nói điều gì đó không xác đáng và lảm nhảm chăng?’. Trong trường hợp như vậy, thọ khổ trong lúc kể chuyện sẽ xuất hiện; nếu người dẫn chuyện cảm thấy không hưng phấn trong khi kể chuyện, một thọ xả sẽ diễn ra. Tham ác có hai thọ, lạc và xả; tương tự như vậy đối với những tà kiến. Sân ác sẽ tạo ra một thọ khổ. (5) Hành vi sát sanh có hai nhân, do sân và si; hành vi trộm cắp cũng xuất phát từ hai căn nguyên, do sân và si, hoặc do tham với si; tà dâm cũng có hai căn nguyên, do tham và si; cũng thế, vọng ngôn là do sân và si, hoặc do tham và si mà ra; tương tự như vậy đối với lưỡng thiệt và ỷ ngữ. Ác khẩu do sân và si, và tham ác do lừa dối, đều có duy nhất một căn nguyên; tương tự như vậy đối với sân ác. Tà kiến có hai nhân là tham và si.

Ðến đây, kết thúc Bất Thiện Nghiệp Ðạo.