Giới thiệu & Giảng giải Luận tạng
Chú Giải Bộ Pháp Tụ
Tỳ Kheo Thiện Minh (Dịch)
29/10/2554 05:38 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
Chú Giải Bộ Pháp Tụ
Mục lục
Xem toàn bộ

 

Chương IV. NGHIỆP (KAMMA)

 

(‘Tam môn’ Nghiệp) đã được diễn giải không xét đến ba nghiệp[11] (Kamma). Giờ đây, đang khi giải thích ba nghiệp (Kamma) này, chúng ta sẽ bắt đầu nghiên cứu chi tiết Mẫu đề (mục lục) trong phần còn lại của Pháp về các ‘môn’.

Ðó là ba nghiệp (Kamma): Thân nghiệp (Kamma), Khẩu nghiệp (Kamma) và Ý nghiệp (Kamma). Vậy những nghiệp (Kamma) này là gì vậy? Thưa đó là cố ý, cùng với một số hiện trạng liên đới với cố ý đó. Những Kinh sau đây chứng tỏ cố ý đó chính là một hiện trạng tạo nghiệp (Kamma). ‘Hỡi các Tỳ-khưu, ta tuyên bố rằng cố ý đó chính là tạo nghiệp (Kamma). Khi đã cố ý, người ta hành động về thân, khẩu và ý’[12]. ‘Hỡi Ananda, Khi có hành động về thân, khẩu hoặc ý diễn ra, thì đau khổ và hạnh phúc sẽ xuất hiện nơi bản thân người đó, vì lý do cố ý có khả năng tạo ra một thân, khẩu, ý.[13] Nầy chư Tỳ-khưu ba thứ cố ý đó có khả năng tạo ra một hành vi biến thành thân nghiệp, bất thiện, gia tăng đau đớn và tạo ra hậu quả đau khổ; Nầy chư Tỳ-khưu, bốn cố ý đó cũng có khả năng tạo thành khẩu nghiệp bất thiện, v.v... Nầy chư Tỳ-khưu, ba cố ý đó cũng có khả năng tạo thành ý nghiệp bất thiện v.v[14]... Cũng tương tự như vậy thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp thiện, tăng thêm đau khổ và mang lại một kết quả sảng khoái.[15] Hỡi Ananda, nếu như con người vô dụng Samiddhi này, bị chất vấn, hẳn nhà người sẽ phải trả lời cho vị hành giả Pātaliputta rằng ‘Hỡi chư Tỳ-khưu Pātaliputta bất kỳ người nào thực hiện một hành vi cố ý sảng khoái qua thân, khẩu và ý đều cảm nghiệm được điều sảng khoái, nếu người đó lại thực hiện một hành vi ... đem lại đau khổ... nếu là một hành vi... phi lạc phi khổ ....người đó ắt chẳng cảm nghiệm được phi khổ hay phi lạc gì.” Sau đó người vô dụng Samiddhi trả lời ngay cho vị hành giả Pātaliputta mà rằng, Ôi thưa ngài Ananda,[16] - rằng đây chính là những Kinh tạng chứng tỏ cho thấy ngay lúc đầu thì cố ý cũng chỉ là một tác nghiệp (Kamma) mà thôi.

Và pháp tương ưng với cố ý cũng là nghiệp (Kamma) đã được bốn cách phân loại nghiệp (Kamma) chứng minh rõ ràng: ‘Nầy chư Tỳ-khưu, có bốn điều [89] Như Lai đã tự thực chứng giác ngộ, thắng trí. Bốn điều đó là gì vậy? Nầy chư Tỳ-khưu, 1/ có loại nghiệp (Kamma), 2/ không trong sạch và tạo ra mọi điều chính trực; nầy chư Tỳ-khưu, 3/ có loại nghiệp (Kamma) vừa tinh khiết lại vừa ô uế, và vừa tạo ra sự trong sạch đồng thời cũng tạo ra cả những điều ô uế; nầy chư Tỳ-khưu, 4/ có loại nghiệp (Kamma) phi bất tịnh phi tịnh, nên chẳng tạo ra được điều trong sạch mà cũng chẳng tạo ra điều ô uế nào cả, và qua chính nghiệp (Kamma), đã dẫn đến sự hủy diệt các nghiệp (Kamma) đó. Và nầy chư Tỳ-khưu, nghiệp (Kamma) nào không phải là ô uế và cũng chẳng phải là trong sạch, chẳng đã tạo ra được điều trong sạch lẫn điều ô uế? Thế nào là chính nghiệp (Kamma), dẫn đến hủy diệt được nghiệp (Kamma) khác đây? Có thể nói rằng thất giác chi : Chánh Niệm v.v... cũng có thể được coi là nghiệp (Kamma) phi bất tịnh phi tịnh, không tạo ra được điều trong sạch mà cũng chẳng tạo thành điều ô uế, và dẫn đến hủy diệt các nghiệp (Kamma) khác. Cũng như vậy đối với thất giác chi[17], được đề cập đến thay thế Bát Chánh Ðạo. Do đó, bốn cách phân biệt nghiệp (Kamma) đã chứng tỏ cho thấy có 15 pháp vô sân này, đó là Thất giác chi và những nhân tố Bát Chánh Ðạo vậy.

Có hai mươi mốt pháp, tức là 15 pháp này cộng với sáu pháp như: - lòng tham lam, tính sân hận, tà kiến, vô sân, chánh kiến - nên được hiểu như là pháp tương ưng với cố ý (volition).

Trong số đó, Ðạo siêu thế có thể bao hàm và phân loại thành ba hình thức nghiệp (Kamma) (thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp). Nói rộng ra: khi thân kiềm chế được những vi phạm điều xấu xa, chúng ta nên hiểu đó là thân nghiệp; khi khẩu kiềm chế được những vi phạm điều xấu xa, chúng ta nên hiểu đó là khẩu nghiệp. Chính vì thế hành động chính là thân nghiệp và chánh ngữ chính là khẩu nghiệp vậy. Khi có được cả đôi chánh ngữ, chánh nghiệp này, tức khắc ta có được chánh mạng, bởi vì chánh mạng này bao gồm cả hai tác nghiệp (Kamma) đó. Khi tâm kiềm chế được những điều vi phạm xấu xa, thì đó là ý nghiệp. Ý nghiệp lại gồm năm khía cạnh khác nhau đó là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Vì thế nếu được phân loại, thì Ðạo siêu thế được phân loại dưới ba hình thức nghiệp (Kamma). Ðến điểm này là chủ đề bàn về tác nghiệp (Kamma) lồng tóm với các ‘môn’. Mặc dù những thân nghiệp và khẩu nghiệp phát xuất từ ‘ý môn’- nhưng vẫn có một nghiệp (Kamma) đã không diễn ra với đầy đủ tiến trình của nó. [90] Những loại nghiệp (Kamma) này đã được gộp lại dưới những ‘môn’khác nhau. Sau đây là một để ví dụ minh họa:

Có người nghĩ rằng ‘Tôi sẽ đi săn nai’, liền chuẩn bị sẵn sàng cung tên của mình, cuộn[18] những sợi dây cung, mài sắc những ngọn giáo, ăn uống, sắp xếp quần áo – người đó đã lên đường. Sau khi đi lang thang trong rừng suốt cả ngày, người đó không bắt được thậm chí một con thỏ hoặc một con mèo rừng nào cả. Vậy điều này phải chăng là do thân nghiệp (Kamma) bất thiện mà ra hay chăng? Thưa không phải. Tại sao vậy? Thưa đó là do nghiệp (Kamma) đó không đạt đến đầy đủ tiến trình hành động. Nghiệp (Kamma) này chỉ nên hiểu như là một hành động thân kém cỏi mà thôi. Tương tự như vậy đối với những hành động khác như bắt cá v.v...

Ðặt trường hợp những ‘môn’ tiếng nói, người đó ra lệnh: ‘Tôi sẽ đi săn; hãy nhanh chóng chuẩn bị sẵn sàng cung tên và những thứ cần thiết còn lại’. Và tương tự như lần trước, người đó chẳng hề bắt được con mồi nào trong rừng cả. Trong trường hợp này, mặc dù có khẩu nghiệp, nhưng động tác chẳng khác gì thân nghiệp cả, bởi vì nó không xuyên suốt được đầy đủ tiến trình hành động. [Do đó, nghiệp (Kamma) này cũng chỉ nên hiểu như là một hành động kém cỏi trong lời nói mà thôi][19].

Nhưng trong trường hợp ‘ý môn’ ta thấy có sự khác biệt này: Chỉ nguyên việc che giấu ý định sát sanh cũng đã là nghiệp (Kamma) rồi, và đó mới chỉ là ý định xấu mà thôi chứ chưa phải là hành động sát sanh thực sự. Bởi vì thân nghiệp (Kamma) bất thiện xuất hiện trong các ‘thân-môn’ và “khẩu-môn’, nhưng không xuất hiện nơi ‘ý môn’ khẩu nghiệp bất thiện cũng như vậy. Nhưng ý nghiệp bất thiện phát sanh trong ba môn. Tương tự như vậy đối với thân nghiệp (Kamma) thiện, khẩu-nghiệp và ý nghiệp. Bằng cách nào vậy? Người nào tự tay mình đoạt mạng sống, ăn cắp của người khác và phạm tội gian tham, tức là ta đã vi phạm thân nghiệp (Kamma) thông qua ‘thân-môn’. Vì thế trước hết, thân nghiệp(kamma) bất thiện xuất hiện nơi ‘thân-môn’. Lòng tham, sân ác và tà kiến cùng tồn tại với những tâm đó, đều đi đôi với cố ý và (với tư cách là thân nghiệp (kamma) đều không đáng kể[20]. Ðối với những ai đang thực sự ra lệnh cho người khác như: ‘Nào, hãy lấy mạng (giết) người này, người nọ cho ta, hãy lấy đem về đây của này của nọ’, thì người đó đã thực hiện thân-nghiệp (kamma) thông qua ‘khẩu-môn’ rồi đó. Vì thế, thân-nghiệp (kamma) bất thiện xuất hiện nơi ‘khẩu-môn’-. Nhưng lòng tham ác, sân ác và tà kiến cùng tồn tại với những tâm này, đi đôi với cố ý và (với tư cách là khẩu nghiệp (kamma) thì đều không đáng kể. Cho đến bây giờ, các nhà Luận sư đều đồng ý với cách diễn giải này.

Nhưng một số thành viên (giáo phái) lại cho rằng nghiệp thân bất thiện thực hiện cũng có thể xuất hiện trong ‘ý môn’. Khi bị ép phải trích dẫn bất cứ Bộ kinh nào đã được Ba Ðại Hội thông qua để chứng minh điều này, thành viên đó trích dẫn kinh Kulumpa: - “Nầy chư Tỳ-khưu,[91] vả lại ở trên cõi đời này, có một số người, vốn sống cuộc đời ẩn sĩ hay Bà la môn (brahmin), được phú cho sức mạnh thần thông, và có khả năng kiềm chế được ý muốn của mình, nhưng lại liên tục có ý định xấu, có quan hệ tình dục để có con với người phụ nữ nào đó. nhưng lại không muốn thai nhi đó sanh ra đời một cách an toàn! Nầy chư Tỳ-khưu, đó là tội sát sanh trẻ em mà Kulumpa đã vi phạm’. Sau khi đã trích dẫn Bộ kinh này, thành viên đó nói ‘Như vậy, chỉ cần có ý tưởng thôi, thì bào thai đó coi như đã bị tiêu diệt giống như một đám bọt bóng (con cá làm) nổi trên mặt nước. Về điểm này động tác của thân và khẩu do đâu mà có? Thưa chính tại ‘ý môn’, mà thân nghiệp (kamma) bất thiện xuất hiện’. Sau khi nói rằng ‘Chúng ta sẽ cân nhắc ý nghĩa Bộ kinh[21] của chư Tỳ-khưu’, các vị Luận sư đã cân nhắc như sau: ‘Chư Tỳ-khưu đã khẳng định việc sát sanh qua thần thông (năng lực tầm)’.Vậy thì có mười loại thần thông: (1) quyết đoán,(2) phép biến hoá, (3) do trí tuệ hoàn tất (4) do tuệ giác phổ biến (5) thuộc bậc thánh (6) bẩm sinh đã mang lại kết quả nghiệp (kamma) (7) thần thông đem lại công đức (8) có kỷ xảo hoàn tất được (9) qua Tuệ giác và hiểu biết (10) thực hiện được công việc này nọ qua các qui trình công nghệ[22] ‘Trong số những điều vừa liệt kê trên, chư Tỳ-khưu muốn ám chỉ thần thông nào vậy?’ ‘Thưa đó là thần thông do hiểu biết mà có được.’ ‘Cái gì? Chẳng lẽ lại có một hành động sát sanh do thần thông được thực hiện qua hiểu biết sao?’. ‘Dạ thưa có ạ’ (Một số Luận sư cho rằng mỗi hành động chỉ được thực hiện có một lần mà thôi. Chẳng hạn, khi một người muốn gây đau đớn cho người khác liền ném vào người đó một chiếc bình đựng nước, chiếc bình đó vỡ tan và nước chảy hết ra ngoài, như vậy, do thần thông thực hiện nhờ hiểu biết, hành động sát sanh chỉ có thể được thực hiện có một lần mà thôi. (Kể từ đây, hành động đó đã biến mất). Qua sự việc này, sau khi tuyên bố rằng thần thông được thực hiện qua hiểu biết, hành động sát sanh được thực hiện không phải là một lần hoặc hai lần, các vị Luận sư đã chất vấn chư Tỳ-khưu đó về những khái niệm ‘Vậy có phải thần thông được thực hiện nhờ hiểu biết lại đặc tính thiện, bất thiện hoặc vô ký sao; tương ưng với thọ lạc, thọ khổ hoặc thọ xả; có liên quan với hữu Tầm hữu tứ có liên quan với vô Tầm hữu tứ không có liên quan với vô tầm vô tứ được cảm nghiệm thấy nơi cõi Dục giới, Sắc và cả vô sắc giới nữa hay sao?’. Thành viên nào biết câu trả lời, sẽ đáp lại như sau: ‘Thần thông được thực hiện nhờ hiểu biết thì vừa không mang đặc tính cách thiện hay vô ký, nhưng chỉ tương ưng với thọ xả, mà không có tương quan hệ gì với tầm hoặc Tứ, và chỉ cảm nghiệm được nơi cõi Sắc giới (ta nên chất vấn) ‘Ýù định sát sanh bao hàm loại giá trị đạo đức nào?’. Nếu am hiểu vấn đề, người đó sẽ trả lời ‘Ýù định sát sanh chỉ là một hành động bất thiện mà thôi, và chỉ liên quan tới cảm giác đau khổ, chỉ xảy ra nơi với tầm và Tứ và chỉ được cảm nghiệm qua cõi Dục giới mà thôi’. Câu đáp lại câu hỏi này là ‘Nếu đúng như vậy, thì lối giải thích của huynh không hài hòa với tam đề thiện,[92] tam đề thọ, tam đề hữu tầm hữu Tứ, cũng không hài hòa với vũ trụ quan đâu’. ‘Sao cơ! thế thì Kinh tạng Vĩ Ðại như vậy lại vô dụng sao?’. Câu trả lời chính thức là ‘Không hề vô dụng đâu, nhưng chư Tỳ-khưu không biết ý nghĩa của Bộ kinh này đâu’. Ðể giải thích: - ở đây, cách nói ‘được phú cho thần thông siêu phàm, và đạt được kiềm chế ý muốn của mình’ không ám chỉ đến thần thông được thực hiện nhờ Thiền định, nhưng ám chỉ thần thông được luận giải trong bộ A-thát vệ đà[23] (Atharvaveda) mà thôi. Trong đoạn Bộ kinh này, quả thật người đó đã đạt đến thần thông. Và không thể nào giành được thần thông nếu không nhờ đến các các căn và giọng nói hoặc các ‘môn’ khác. Bởi vì những ai ao ước thần thôn A-thát (Atharva) này đều phải tu luyện lối sống khổ hạnh trong vòng bảy ngày, như ăn thức ăn lạt(không có muối), và nằm trên cỏ dabba trải trên mặt đất, và trong vòng bảy ngày, phải trải qua một chuỗi hành động nào đó tại một nghĩa trang với tư thế đứng yên, sau khi đã tiến hành xong bảy bước và xoay bàn tay ra đang khi lập đi lập lại một số câu thần chú nào đó; sau đó, họ mới hoàn tất được công việc. Như vậy, không thể nào đạt được thần thông này mà không thông qua những ‘thân-môn’ và khẩu-môn. Ðến đây, ta có thể kết luận thân nghiệp (Kamma) đó không xuất hiện tại ‘ý môn’được.

Hành động của người nói điều sai lầm v.v..., bằng cách ra hiệu bằng tay cũng là một khẩu nghiệp, nhưng ‘môn’ đó lại là thân nghiệp. Do đó, khẩu nghiệp bất thiện cũng xuất hiện tại ‘thân-môn’. Nhưng tham lam, ác tâm, tà kiến lại cùng tồn tại với những tâm đi đôi với cố ý và (với tư cách là những thân nghiệp), thì đều không đáng kể. Nhưng hành động của một người đang nói điều sai lầm v. v. . là khẩu nghiệp, và ‘môn’ cũng là ‘khẩu-môn’. Do đó, mà khẩu nghiệp bất thiện xuất hiện trong ‘khẩu-môn’. Nhưng tham lam, ác tâm, tà kiến cùng tồn tại với những tâm đi đôi với cố ý và (với tư cách là những khẩu nghiệp), thì đều không đáng kể. Ðến đây, các vị Luận sư đều đồng ý.

Nhưng người thành viên đó lại nói ‘Một khẩu nghiệp bất thiện cũng xuất hiện trong ‘ý môn’- Khi được yêu cầu trích dẫn một Bộ kinh đã được thông qua tại đại hội ba, thành viên đó trích dẫn trong kinh Uposathakkhandha: - Nếu chư vị Tỳ-khưu, nếu như sau khi đã được triệu tập lên để thú nhận đến ba lần, nhưng vị Tỳ-khưu đó vẫn không nhớ lại và không thú nhận được mình đã thực sự vi phạm điều gì, thì người đó đã cố ý[24] nói dối’. Trong khi trích dẫn Bộ kinh này, người đó nói. ‘Vì không thú nhận được tội đã vi phạm, mà vẫn giữ im lặng, nên vị Tỳ-khưu đó lại phạm phải một lỗi phạm khác. Ở đây, do đâu mà có thân nghiệp và khẩu nghiệp nơi vị Tỳ-khưu đó? Thưa khẩu nghiệp bất thiện này từ trong ‘ý- môn’ nổi lên.

Câu trả lời lại là: - ‘Ðến đây thì sao? Kinh tạng của quý vị trích đó có ám chỉ, hoặc mang ý nghĩa trực tiếp nào không?’ ‘Thưa kinh tạng của tôi mang ý nghĩa trực tiếp.’ Chúng ta nên nhắc các vị đó, ‘Không nên nói như vậy; chúng ta sẽ cân nhắc kỹ ý nghĩa của Bộ kinh này’ và chúng ta nên chất vấn chư vị Tỳ-khưu đó, ‘Người nào cố ý nói dối thì phạm tội vậy?’. Một người đối lập có hiểu biết sẽ trả lời rằng đó là phạm tội dukkata (tác ác), cố ý nói dối[25]. Sau đó, chúng ta nên nói với thành viên đó rằng[93]: ‘Thân và khẩu là hai cái gốc của giới luật. Bởi vì tất cả mọi loại tội mà Ðức Phật Tối Cao đã công bố đều có liên quan đến hai ‘môn’ này. Không có đạo luật nào về những sai phạm lại ám chỉ đến ‘ý môn’ cả. Chư Tỳ-khưu đã quá quen thuộc với tính chất của Giáo pháp, qua đó, chính chư Tỳ-khưu đã đưa ra qui định về vi phạm những lỗi phạm trầm trọng, chứ không phải do Ðức Phật ban hành. Chư Tỳ-khưu đã tố cáo Ðức Phật toàn giác (là không toàn giác), chư Tỳ-khưu đã giáng một cú vào lãnh vực uy quyền của Ðấng Chinh Phục (Conqueror)’. Sau khi phát biểu những lời này để hạ bệ Ðức Thế Tôn, chúng ta nên chất vấn thêm người đó về vấn đề sau:

‘Phải chăng điều sai trái cố ý đó xuất hiện từ lỗi phạm hoặc quên sót?’ Nếu có Tuệ giác, người đó sẽ nói rằng ‘Thưa từ quên sót mà ra’. Sau đó, người đó sẽ phải đương đầu với câu hỏi này ‘Kẻ nào không chịu thú nhận lỗi phạm của mình, thì thực sự người đó đã hành động như thế vậy?’. Một khi không tận mắt chứng kiến bất kỳ hành động cụ thể nào, chắc chắn người này sẽ lo lắng. Vì thế, ta nên thuyết phục người đó bằng ý nghĩa có trong Bộ kinh này. Ý nghĩa Bộ kinh này chính là điều sẽ được nói: Qua lỗi phạm, Ðức Phật đã nói gì đến những lỗi phạm cố tình? Nói cách khác, đó là loại lỗi phạm gì vậy? Ðó là lỗi phạm về tình trạng tác ác (dukkata), và đúng là như vậy, không phải do đặc điểm của lời nói sai lầm, nhưng qua những lời Ðức Phật, chúng ta nên hiểu điều này như là sự vi phạm xuất hiện từ thiếu sót trong ‘khẩu-môn’.

Và có câu nói:

Nếu không hàn huyên với bất kỳ ai,

Không để kẻ khác lợi tận lời nói của mình,

Thì đã lỗi phạm trong lời nói chứ không trong hành động:

- Kẻ đó có thể phán đoán ở đây như là một lời cảnh báo[26].

Như vậy lời kết luận đúng đắn ở đây là: khẩu nghiệp bất thiện không xuất phát từ ‘ý môn’ đâu.

Nhưng bằng cách khua múa chân tay, khi có tâm đi kèm cộng tính thèm khát, kẻ nào nắm lấy tay của người phụ nữ v.v.... nắm lấy cây gậy với ác ý v.v... với tà kiến, người đó lại tỏ lòng tôn kính, chào hỏi, kính trọng, sửa soạn thực hiện bố thí trước bàn thờ Ðức Phật, trong khi nói rằng ‘Khandha[27], Siva hoặc (những vị chư thiên) khác đều là những vị Cao Tăng cả, thế rồi hành động là ý nghiệp còn ‘môn’ chính là thân môn. Do đó, một ý nghiệp bất thiện xuất phát từ ‘thân-môn’, nhưng ở đây, không thể gọi cố ý là một thân nghiệp được (thật vậy, tác nghiệp này là điều không đáng kể).

Một khi các cơ quan tiếng nói đó rung động có tâm đi kèm theo với tham lam một người nào đó ham thích tài sản của người khác lại suy nghĩ: “Giá như những điều thuộc sở hữu của kẻ khác lại là của tôi thì hay quá!’; với ác tâm người còn tuyên bố, ‘Cứ để mặc cho những người đó bị giết, bị bỏ tù, bị xẻ ra từng mảnh, hoặc không tồn tại nữa; với tà kiến, người đó còn nói ‘Của bố thí, việc bố thí cũng chẳng đem lại lợi lộc gì.[28] v.v... thế thì hành vi đó lại trở thành ý nghiệp còn ‘môn’ lại là ‘khẩu-môn’. Do đó, một khẩu nghiệp bất thiện xuất hiện tại ‘khẩu-môn’- nhưng ở đây, cố ý không được gọi là khẩu nghiệp (nghĩa đen là không đáng kể).

Nhưng khi ta không hề động chân, động tay hoặc nói năng gì cả, ta cứ ngồi nơi kín đáo, ấp ủ những tâm kèm theo với tham lam, ác ý và tà kiến, thì hành vi đó lại là ý nghiệp và ‘môn’ cũng chính là ‘ý môn’. Nhưng ở đây, cố ý và các pháp đi kèm với cố ý đó xuất hiện tại ‘ý môn’. Do đó, chúng ta nên hiểu rằng một ý nghiệp bất thiện xuất hiện ở tại cả ba ‘môn’.

Và với những gì đã được trình bày đến ở trên, cùng những thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý ngiệp[29] cũng đều tương tự như vậy cả.’ Ðây chính là phương pháp cần áp dụng: Vì bất cứ nguyên nhân nào, một khi ta chỉ dùng bàn tay để ra dấu hiệu, vì không có khả năng nói, người đó tiếp nhận những điều học như: - ‘Tôi kiêng không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm’, thì tác nghiệp đó là thân nghiệp và ‘môn’ cũng chỉ là ‘thân-môn’ mà thôi. Do đó, một thân nghiệp thiện xuất hiện tại ‘thân-môn’. Và lòng vị tha, tâm từ, chánh kiến đi kèm với những tâm đó, liên kết với cố ý, nhưng không được gọi là những ý nghiệp[30]. Nhưng khi người này tiếp nhận cả ba điều học đó bằng lời nói xuất phát ra từ cửa miệng mình, thì nghiệp đó lại chính là thân nghiệp, nhưng ‘môn’ lại là ‘khẩu-môn’. Do đó, một thân nghiệp thiện xuất hiện tại ‘khẩu-môn’. Và lòng vô vị lợi v.v... đi kèm với những tâm đó, liên kết với cố ý, nhưng không được gọi là ý nghiệp. Nhưng khi những điều học như vậy được ban ra, và lúc ta tiếp nhận chúng, mà không hề cử động chân tay hoặc nói năng tiếng nào cả, người đó nhẩm trong đầu: - Tôi kiêng không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, thì nghiệp đó lại là thân nghiệp, và ‘môn’ chỉ có thể là ‘ý môn’mà thôi. Do đó, một thân nghiệp thiện xuất hiện tại ‘ý môn’. Và lòng vô vị lợi, v.v... đi kèm với những tâm đó, liên kết với cố ý, nhưng lại không được gọi là những ý nghiệp.

Một khẩu nghiệp có đạo đức của người nào luôn nương nhờ bốn điều học kiêng không làm những điều tội lỗi v.v... bằng thân  mình v.v... bằng cách thức như đã mô tả ở trên nên được hiểu là xuất phát từ ba ‘môn’ ta nên hiểu là nổi dậy nơi ba ‘môn’. Ở đây lòng vị tha v.v... liên kết với cố ý, nhưng không gọi là ý nghiệp. Nhưng hành động của một cử động tay chân do tâm câu hành với vô vị tha và thực hiện những hành vi như quét dọn nơi chánh điện và tôn kính chánh điện đó bằng cách dâng cúng hương hoa. Là một ý nghiệp và môn chính là thân môn. Như vậy một ý nghiệp thiện xuất hiện nơi ‘thân-môn nhưng cố ý ở đây không được gọi là một ý nghiệp. Còn một người nào đó đang khi đang khi sử dụng nhưng cơ quan tiếng nói qua tâm đi kèm với vô vị lợi, v.v... lại nói rằng: ‘Phải chăng điều gì thuộc về những người khác lại không thuộc về tôi’; nhưng ai là người với tâm đi kèm theo với tâm từ, lại nghĩ rằng, ‘[95] Chớ gì hết thảy mọi chúng sanh được thoát khỏi mọi thù hằn, mọi ác ý, thoát khỏi mọi nỗi đau khổ; giá mà họ có thể tự giữ mình một cách hạnh phúc’; hay người đó có thể suy nghĩ theo chánh kiến rằng ‘việc bố thí sẽ đem lại nhiều lợi ích v.v... thì nghiệp đó là ý nghiệp, nhưng ‘môn’ lại là ‘khẩu-môn’. Do đó, một ý nghiệp thiện xuất hiện tại ‘khẩu-môn’, nhưng ở đây, cố ý không được gọi là một ý nghiệp – nghĩa là không đáng kể. Nhưng khi không hề cử động chân tay hoặc nói năng gì cả, người đó cứ ngồi một mình, ấp ủ tâm đi kèm với tính vô vị lợi v.v... thì tác nghiệp là ý nghiệp, và ‘môn’ là ‘ý môn’. Do đó, một ý nghiệp thiện xuất hiện tại ‘ý môn’.

Nhưng tại nơi này, cố ý và các pháp đi kèm với nó chỉ xuất hiện ở ‘ý môn’. Về điểm này, khi người nào nói rằng theo mệnh lệnh xúi giục, nghiệp sát sanh, trộm cắp là những thân nghiệp, và môn vốn nhờ vào nghiệp đó, lại chính là ‘thân-môn bảo toàn được nghiệp đó nhưng lại phá bỏ được nghiệp đó. Chính vì thế với ý đồ bảo vệ nghiệp chúng ta không nên ‘phá bỏ’‘môn’, cũng không nên vì mục đích ‘duy trì’ ‘môn mà ‘phá bỏ’ nghiệp. Nghiệp và ‘môn nên được hiểu như đã được nói đến ở trên thân, và chính vì ‘môn’ đó, nên hành động là một thân nghiệp, đã ‘bảo vệ’ ‘môn’, nhưng lại ‘bẻ gãy’ hành động. Do đó, với ý định ‘bảo vệ’ hành động, người ta không nên ‘bẻ gãy’ ‘môn’; không nên vì ý định ‘bảo vệ’ ‘môn’, mà lại ‘bẻ gãy’ hành động. Vậy chúng ta nên hiểu được hành động và ‘môn’ theo như đã được đề cập đến. Do đó, bằng lời nói, ta sẽ không nên phá bỏ là gì cả nghiệp lẫn ‘môn’.

Ðến đây, kết thúc Bài giảng về Nghiệp (Kamma).