Giới thiệu & Giảng giải Luận tạng
Chú Giải Bộ Pháp Tụ
Tỳ Kheo Thiện Minh (Dịch)
29/10/2554 05:38 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
Chú Giải Bộ Pháp Tụ
Mục lục
Xem toàn bộ

 

Chương II. SẮC TỨ ÐẠI HIỂN

 

Tại sao chúng ta lại chọn thành ngữ sau, ‘về vấn đề này, ‘thử hỏi toàn bộ sắc pháp là gì vậy?’ Trong các chương trước đặc tính bất thiện dưới góc độ vật chất (sắc pháp) chỉ mới được đề cập tới dưới góc độ trừu tượng mà thôi. Giờ đây để phân loại và chứng tỏ sắc pháp một cách chi tiết thông qua những hình thức từ một đến mười một hình dáng như cách diễn đạt đã chọn. Ý muốn nhấn mạnh ở đây là: - trong hai từ đã đề ra ở trên: ‘toàn bộ sắc pháp và ‘yếu tố vô vi giới,’ điều nào có trước? Ðể chứng minh điều này ngài đã đưa ra Sắc Tứ Ðại Hiển, v.v...ở đây ‘bốn’ ám chỉ giới hạn số học ngăn cản hơn kém không vượt quá số bốn.

Từ ‘và’ mang ý nghĩa bao gồm cả nhờ đó ta diễn tả Sắc Tứ Ðại không phải là những pháp sắc duy nhất, và còn nhiều sắc pháp khác nữa. Như vậy nó bao gồm cả sắc y sinh (dirived matter). “Sắc Tứ Ðại Hiển” hay là ‘tướng’ (hiện tượng) được gọi như vậy chính vì những lý do nhằm biểu lộ đặc trưng vĩ đại của Sắc Tứ Ðại đó. Lý do chúng được gọi với tên là ‘Sắc Tứ Ðại Hiển’ hoặc là những sắc căn bản nhất’ chính là do đặc điểm biểu lộ tính chất vĩ đại của chúng, chính vì những hiện tượng giống như hảo huyền chứng tỏ cho thấy chính là tính bao la trong cách chúng duy trì (parihāro). Xuất phát từ biến hóa muôn hình vạn trạng của các sắc đó, nơi tính cơ bản phổ quát của chúng. Về những từ này với những ý nghĩa đầu tiên có nghĩa là chúng được thể hiện như là điều gì đó to lớn hiểu theo nghĩa sự liên tục có thể hiểu được. Và một sự liên tục không thể nắm được. Ðặc tính liên tục không thể nắm được nên được hiểu như sau:

- Một sa bà thế giới duy nhất theo chiều rộng và chiều dài[1] khoảng độ 1203, 450 do tuần (yonas).

[298]  Ba mươi sáu ngàn do tuần,
làm thành mười ngàn,năm chục ngàn và ba trăm ngàn
đó là toàn bộ vòng tròn trái đất chúng ta.
Bề dầy của trái đất này vào khoảng hai mươi bốn nahutas[2]  
Bề rộng vào khoảng bốn mươi tám nahutas
Gió thổi mạnh tạo sóng gió nổi lên, rồi gió nổi lên
Cao tới chín mưới sáu nghìn do tuần
Tới tận những nơi thấp khác. Ngay cả vậy
Ðó chính là số đo của vũ trụ bao la
Sineru núi Tu-di đỉnh núi cao nhất trần gian
Ngập sâu tám mươi tư ngàn do tuần
Dưới đáy biển sâu, và từ độ cao đó nổi lên.
Khoảng độ một nửa độ cao này nổi lên bẩy ngọn núi khác
Theo thứ tự như sau: - Yugandhara,
Rặng Isadhara, và Karavika,
Sudassana, và Núi NemindharaVinataka, và một đám Assakanna
Bẩy ngọn núi đẹp như thiên cung này
Mang theo nhiều ngọc quí, bao quanh ngọn Sineru Tu-di
Là nơi ngụ trị đại đế Regents, Dạ Xoa và các thần linh
Núi Hi-ma-lay-a Tuyết sơn sừng sững cao năm trăm do tuần
(chiều dài chiều rộng là hơn ba ngàn Du-thiệt –na
bao quanh là bốn ngàn tám trăm ngọn núi khác.
Thung lũng này mang tên là Diêm-Phủ-Ðề(Jambudipa)                   
Sau đó biết bao cây Diêm phù (Jambu) che phủ, có tên khác gọi là Naga.
Thân cây có chu vi tới mười lăm do tuần.
Thân cây và các tàn lá trải dài tới năm mươi do tuần
Tàn cây che phủ cao hàng trăm hàng trăm do tuần

Và kích thước của cây Diêm phù (Jambu) là những kích thước tô đậm mầu sắc sặc sỡ các hoa kèm của A-tu-la, kèm theo là cây bông tơ của Thần điểu (Garula) cây kadamba của thần Aparayoga, cây Như ý của Uttarakurus, cây Acacia của Pubbavideha và cây san hô nơi cõi Tam thập tam thiên. (Tavatimsa)

[299] chính vì thế mà các vị Trưởng Lão đã thốt lên thành kệ:

Kadamba, và chư thiên pāricchattaka
Pātali, Kappa, Jambu Simbali
Và Sirisa đệ thất.
Vách bờ đá vĩ đại nhất trần gian này chìm hỉm
Xuống khoảng tám mươi hai ngàn do tuần,
Chiều cao cũng tương tự như vậy,
Bao quanh toàn thể trần gian này.

Trong thể liên tục ‘bị chấp thủ,’[3] những hình thể sắc pháp như là thân xác của cá, rùa, chư thiên (deva) các quỷ thần, v.v... thường có hình dáng rất to. Như chính Ðức Thế Tôn đã nói: - Hỡi chư vị Tỳ-khưu, nơi đại dương bao la, có những sinh vật với thân hình[4] to lớn đến hàng trăm do tuần’

Từ ‘vì những hiện tượng giống như hão huyền’ có nghĩa là ‘giống như người làm ảo thuật có thể cho thấy nước không phải là một viên đá quí, lại trông giống như viên ngọc quý, hắn ta có thể biến viên đá không phải là vàng thành vàng và chính bản thân hắn không phải là một con yêu tinh,[5] cũng chẳng phải là một con chim, và biến thành yêu tinh hay chim. Vì không phải là cây chàm có thế hiện hình với sắc ý sinh (upada rupa) mầu chàm, như vậy những hình thể này không phải là mầu vàng hay đỏ, không có mầu trắng, và biến thành sắc ý sinh của những mầu sắc này. Như vậy do chúng tương đồng hão huyền với vật giả mạo của người ảo thuật được gọi là ‘Ðại hiển.” Chính vì tứ đại hiển của Dạ-xoa (Yakkha) và những gì giống thế xâm chiếm bất kỳ chúng sanh nào lại không tồn tại bên trong hay bên ngoài chúng sanh đó, nhưng chỉ tồn tại phụ thuộc vào chúng sanh đó. Chính vì thế mà các sắc pháp này không tìm thấy chỗ đứng qua lại bên trong hoặc bên ngoài, chúng chỉ tồn tại phụ thuộc lẫn nhau. Chính vì chúng chỉ có vị trí và hiện tượng tương đồng với vật hảo huyền nơi tưởng tượng thông qua Dạ-xoa (Yakkha) v.v... chúng được gọi với tên là ‘sắc đại hiển.’

Lại nữa, những sắc đại giống như những nữ yêu tinh. Vì những con yêu tinh này do những biến đổi quyến rũ ngoại hình và che dấu bên trong đặc tính dễ sợ của chính bọn chúng, lừa bịp người khác, nhờ làn da và nước da phụ nữ và nam dễ thương nơi thân thể bọn chúng, rồi đến những đường nét chân tay dễ thương to nhỏ đầy hấp dẫn và những cử điệu chân tay, ngón tay ngón chân, lông mày che dấu những đặc tính bên trong thô bỉ của chính bọn chúng v.v... đã lừa bịp những kẻ khờ và khiến cho bọn chúng không thể nhận ra chân tướng bản chất đích thực tự nhiên của bọn chúng. Như vậy cũng nhờ những vào những hiện tượng tương đồng hão huyền nơi chân tướng của các nữ yêu tinh nơi cách giả mạo, chúng trở thành những “đại hiện tượng”.

[300] “xuất phát từ sự duy trì’ có nghĩa là, vì chúng được duy trì do những nhân duyên to lớn và nhiều đến như vậy. Những sắc pháp cụ thể, do điều xảy ra hàng ngày được duy trì dưới dạng những Sắc Ðại hiển, nhờ vào thức ăn dồi dào và những che phủ bên ngoài v.v... chính vì thế mà có tên gọi như vậy.

‘xuất phát từ biến hóa muôn hình vạn trạng’ có nghĩa là, vì những biến đổi to lớn (phải chịu) do những giới nơi những sắc pháp ‘chấp thủ’ cũng như ‘phi thủ’. Tự những sự thay đổi đa dạng nơi sắc y sinh được để lộ ra nơi việc hủy hoại chu kỳ sa bà thế giới; mà từ sắc y sinh này được bộc lộ ra khi những giới bị làm xáo trộn.

Khi sức nóng tiêu huỷ địa cầu, ngọn lửa
Bay cao lên đến cả cõi Phạm thiên (Brahma)
Khi dòng nước tức giận nhận chìm cả vũ trụ,
Toàn thể gồm mười ngàn koti thế giới bi xụp đổ.
Khi sự lộn xộn nơi những giới
Nơi chuyển động bao trùm vũ trụ
Toàn thể gồm mười ngàn koti thế giới bi xụp đổ.
Vì những thể xác katthamukha ngoạn nuốt
Ðã khô cứng, thế nên những thể xác lảo đảo
Do những địa giới, trở nên khô cứng
Như thể chúng bị lọt vào miệng katthamukha
Vì những thể xác putimukha ngoạn nuốt,
Phải phân huỷ, những thân xác lảo đảo
Do những thủy giới, sẽ hư rữa
Khi chúng lọt vào miệng putimukha
Những thể xác aggimukha ngoạn
Sẽ nóng bỏng, chính vì thế mà thể xác chao đảo
Do bởi hỏa giới cũng trở nên cháy bỏng.
Như thể chúng lọt vào miệng Aggimukha
Như những thể xác bị satthamamukkha nuốt
Bị cắt vụn ra. Những thể xác chao đảo
Nơi những phong giới cũng bị cắt vụn ra
Khi bị lọt vào miệng satthamukkha.

Những thay đổi to lớn như vậy được hàm ý trong cái tên sắc ‘Ðại Hiển’ hay là hiện tượng sắc.

‘Vì tính cơ bản phổ quát ‘nơi chúng biến hóa’: - có nghĩa là. Những sắc tứ đại hiển này (những hình thái sơ đẳng này) khi tồn tại, yêu cầu một cố gắng mạnh mẽ để đương đầu với chúng, và vì lý do đó được gọi là những sắc tứ đại hiển. Chính vì lý do như vậy chúng có tên gọi là ‘sắc tứ đại hiển’

“Sắc ý sinh thuộc Sắc Tứ Ðại’ – có nghĩa là, Sắc đã bắt nguồn từ đặc tính tuỳ thuộc vào, được phát xuất từ, đã không bỏ qua Sắc Tứ Ðại Hiển. Ðây là cái được gọi là ‘toàn thể sắc pháp’ và gồm trong Sắc tứ đại hiển, có hai mươi ba pháp là sắc y sinh được thấy xuất hiện nơi định luật thiên nhiên. Như vậy cách sắp xếp theo hệ thống gồm hai mươi bẩy loại cấu tạo toàn thể sắc pháp trên địa cầu này.

[301] đến đây nhằm chứng minh sắc pháp đến từng chi tiết. Ngài cho biết, ‘toàn thể sắc pháp là phi nhân v.v... bỏ qua bản nội dung nhờ vào tính duy nhất, v.v...lên tới mười một bản trích lược. Ở đây đối với từ ‘toàn bộ sắc pháp’ nên được áp dụng cho tất cả các từ. Như vậy ‘toàn bộ sắc pháp là phi nhân, toàn bộ sắc pháp đều là vô nhân cả.[6]’ và toàn bộ bốn mươi ba từ này, bắt đầu với từ vô nhân’ được đề cập đến một cách ngắn gọn. Trong số các từ này có bốn từ sẽ được sắp xếp theo thứ tự như trong bản nội dung; cuối cùng thì có ba từ không được trích ra từ bản nội dung. Như vậy cho đến nay trong tập tóm lược việc định rõ bản văn cần được hiểu ở đây. Và cũng như vậy trong tập tóm lược thứ hai.

Vậy hiện nay trong tập tóm lược thứ hai có tới một trăm lẻ bốn kệ, trong đó có bốn mươi, được khẳng định vào ngay từ lúc đầu như thế ‘sắc y sinh và sắc phi y sinh.[7]’ được biết đến dưới dạng đặc biệt. Từ chỗ thiếu vắng sự chuyển tiếp lẫn nhau. Hai mươi lăm kệ sau đây bắt đầu với câu ‘các sắc là vật của nhãn xúc đặt cơ bản trên việc quan sát được bằng vật. Ðược gọi là nhị đệ sắc vật. Vì chúng được bắt đầu xuất hiện bằng cách khảo sát những vật và không là vật. Tiếp theo sau đó là hai mươi lăm kệ. Bắt đầu với câu ‘các sắc là của nhãn xúc’ được gọi là nhị đề đối tượng vì chúng được tiếp tục khảo sát với đối tượng và không phải là đối tượng. Tiếp theo sau là mười nhị đề, bắt đầu câu ‘các sắc’ là nhãn xúc, gọi là nhị đề xứ, vì chúng xuất hiện bằng cách khảo sát điều gì là xứ điều gì phi xứ. Tiếp theo sau chúng, gồm mười nhị đề ‘các sắc là nhãn giới’ được gọi là nhị đề giới, vì chúng xuất hiện bằng cách khảo sát giới và phi giới. Tiếp theo, có tám nhị đề bắt đầu với ‘các sắc là nhãn quyền’ được gọi là nhị đề. Vì chúng bắt đầu xuất hiện bằng cách khảo sát điều gì là quyền và điều gì thì phi quyền. Tiếp theo sau đó là mười hai nhị đề bắt đầu với ‘sắc là thân biểu tri’ được gọi là nhị đề Thanh tịnh vì chúng bắt đầu tồn tại do việc khảo sát điều gì là sắc pháp Thanh tịnh điều gì chưa phải là thể chất Thanh tịnh. Ðây chính là cách chỉ rõ trong bản Kinh trong tác phẩm tóm lược thứ hai.

Trong phần tóm lược thứ ba[8] có một trăm linh ba tam đề (kệ ba câu).Ở đây có liên quan đến một nhị đề nội phần, từ trong số mười bốn nhị đề đặc biệt được đưa ra trong phần tóm lược thứ nhì đối với mười tam đề còn lại, chúng ta tìm thấy mười ba tam đề (kệ ba câu) đặc biệt được đưa ra với phương pháp bắt đầu bằng ‘sắc nội phần nào là y sinh (dirived), sắc ngoại phần nào là y sinh [302] (dirived). Tiếp theo sau đó, liên kết với nhị đề nội phần đó với những nhị đề còn lại. Còn có những tam đề (kệ ba câu) được để lại bằng phương pháp bắt đầu với ‘sắc nào ngoại là phi vật của nhãn xúc sắc nào nội phần là vật và phi vật chất của nhãn xúc. Tên và số các kệ này nên được hiểu do bởi nhị đề vật này v.v... đây chính là điều đã được định rõ trong tác phẩm tóm lược thứ ba.

Trong tác phẩm tóm lược thứ tư có hai mươi hai tư đề (kệ bốn câu). Với một ngoại lệ của tác phẩm cuối cùng này. Toàn bộ các tác phẩm trên đều được khẳng định bằng cách tính đến đặc tính thành bảng phân loại sắc có liên quan đến những mệnh đề sau: ‘sắc là y sinh (derived)...và phi y sinh (underived).’ Bằng cách nào vậy? Bằng cách khảo sát hai tác phẩm tóm lược, mỗi ba nhị đề nào thấy xuất hiện ngay từ đầu trong số những nhị đề (kệ hai câu) đặc biệt và nối kết với năm và năm nhị đề (kệ hai câu) với phương pháp ‘sắc nào là y sinh (derived) là thành do thủ và phi thành do thủ; đầu tiên có mười lăm tứ đề (kệ bốn câu) được đưa ra có căn cứ nơi ba nhị đề. Ðến đây vì nhị đề thứ tư lại đề cập đến sắc pháp ‘hữu kiến’ không được nối kết, vì thiếu ý nghĩa, thiếu số thứ tự, theo cách nhấn mạnh. Với những nhị đề sau đây bằng phương pháp bắt đầu với phương pháp ‘sắc nào là hữu kiến có hữu đối chiếu và vô đối chiếu. Hay với những nhị đề được bắt đầu với phương pháp ‘sắc là y sinh và phi y sinh (derived và underived).’- do thiếu ý nghĩa như vậy ‘sắc nào là vô kiến là vô đối chiếu và phi y sinh (underived)’; do thiếu số hạng thứ tự nên, ‘sắc hữu kiến là thành do thủ và phi thành do thủ. Do thiếu được nhấn mạnh (tòan bộ những nhị đề chỉ có liên quan đến những nhị đề tiếp theo.) đây chính là trật tự số liệu ở đây. Với những nhị đề (kệ hai câu) có trước điều này cũng không có. Một khi thiếu vắng điều ‘thành do thủ’và phi thành do thủ’ thì không có số thứ tự lại không thành vấn đề; chính vì thế chúng ta phải nói rằng cách đặt câu nên được đặt với ‘thành do thủ,’ v.v...; điều này không nên làm thiếu rõ ràng ở đây. Thực vậy các từ ‘thành do thủ,’ v.v... có liên quan đến các nhị đề hữu kiến. Trong cách đặt câu văn khi nói. Hoặc thành do thủ là hữu kiến. Hay điều hữu kiến là thành do thủ. Thì không được rõ ràng. Chính vì thế không suy tính đến nhị đề thứ tư và liên quan mỗi hai nhị đề (kệ hai câu), có liên quan đến phương pháp bắt đầu với mệnh đề ‘sắc hữu đối chiếu nào là quyền, cũng phi quyền, sắc vô đối chiếu nào là quyền và là phi quyền. Cùng với ba nhị đề bắt đầu với [303] ‘sắc hữu đối chiếu’ đã có tới sáu tứ đề (kệ bốn câu) được đặt ra.

Và vì tứ đề (kệ thứ tư) này không có liên quan, cũng chính vì vậy kệ khởi đầu cũng không liên quan đến kệ này. Tại sao thế? Chính vì sắc y sinh (derived matter) là vô kiến. Ðể giải thích rộng ra:kệ khởi đầu này có liên quan với tứ đề (kệ thứ tư) cho rằng: - ‘sắc y sinh nào (derived) là hữu kiến và vô kiến.’ Không có liên quan gì cả. Chính vì thế bỏ qua nhị đề thứ tư này, kệ này lại liên quan đến nhị đề thứ năm. Chính vì thế bất kỳ nhị đề nào có liên quan đến một nhị đề nào khác, nên được hiểu rằng nhị đề đó không có liên quan gì cả. Ðây chính là sự xác định trong bản Kinh Phật trong tác phẩm tóm lược thứ tư.

Bảy bản tóm lược sau đây, bắt đầu với năm đề, lại không được pha trộn lẫn với nhau. Ðiều này nên được coi như sự xác định trong Kinh Phật nơi toàn bộ bản nội dung.

Ðến đây để phân loại và chứng tỏ ý nghĩa của bản nội dung đó ta bắt đầu với mệnh đề ‘chẳng có sắc nào là nhân cả’[9] Nhưng tại sao câu hỏi lại không được đặt ra ở đây: - điều gì “toàn bộ sắc’ không phải bất kỳ điều gì đều là nhân duyên cả?’chính vì chủ đề không thể phân chia được. Trong những nhị đề như thế v.v... vì ‘có sắc y sinh (derived matter); có sắc phi y sinh,’ có một phần gồm trong đó, nhưng ở đây không có sự khác biệt đó như là ‘có nhân và phi nhân và hữu nhân và vô nhân.’ Chính vì thế sự sắp xếp này đã được thực hiện không thông qua bất kỳ một thắc mắc nào cả. Và ý nghĩa ở đây là: toàn bộ sự vật có nghĩa là không còn một dư thừa nào, đều là sắc cả’:-có nghĩa là từ chỉ cho thấy, diễn tả, đặt tên, đều là đặc điểm của hiện trạng chúng sanh do đối tượng bên ngoài ảnh hưởng; ‘chứ không do bất kỳ nhân duyên nào.’ Ðây là một cách diễn tả chỉ cho thấy sự loại bỏ[10] nhân duyên.

Ở đây nhân duyên có bốn loại: nhân nhân, nhân duyên, chí thượng phần, nhân thông thường. Trong số này, nhân nhân nào gồm có ba nhân thiện, ba nhân bất thiện, ba nhân vô ký chính là nhân nhân. Giờ đây, hỡi chư vị Tỳ-khưu Sắc Tứ Ðại chính là các nhân là duyên trong việc chỉ định các Sắc Uẩn. – Ở đây chúng ta có hetu (nhân hay điều kiện) hiểu theo nghĩa chung chung chính là nhân duyên (Paccaya). Trong câu tiếp theo Hetu nhân có nghĩa là chí thượng nhân: một đối tượng đáng ưa thích là điều chính yếu tạo ra kết quả tốt, một đối tượng không đáng ưa thích sẽ tạo ra kết quả xấu. Như ngài đã nói: - [304] ngài hiểu như thật điều đó sẽ xảy ra [cụ thể] như là cơ hội và nhân duyên, kết quả để tạo nghiệp chướng quá khứ, hiện tại và tương lai.

Ðây chính là nhân, đây cũng là duyên các hành nghiệp[11], có nghĩa là: vô minh: - Ở đây vì là nhân duyên phổ biến của các hành vi đó, nên vô minh đã phân bổ hiện trạng nhân quả này, và đây chính là căn, tức là ‘nhân được coi như là phổ biến.’ Vì được coi như là nguyên nhân của cả điều ngọt ngào lẫn cay đắng đây chính là đặc tính cơ bản của điều mở rộng và cấu kết với nhau. Chính vì vậy nguyên nhân của các hành vi nghiệp chướng cả thiện lẫn ác chính là do vô minh mà ra. Ở chỗ này ta giải thích hetu nhân chính là nhân duyên vậy. Sau khi đã ấn định được tầm quan trọng của pháp hữu vi của sắc được đề ra trong Bản Nội Dung được coi như là ‘các pháp là nhân, và các pháp là phi nhân,[12] giờ đây ngài cho biết ‘không phải bất kỳ nhân nào đều ‘loại bỏ một pháp như vậy’. Như vậy, bằng mọi từ khả dĩ, việc khước bỏ và không khước bỏ nên được hiểu[13] như vậy. Và việc định nghĩa toàn bộ những từ đã được đưa ra trong phần chú giải và Bản nội dung.[14]

‘Liên quan đến hữu duyên,’ có nghĩa là sắc pháp xuất hiện từ nghiệp chướng lại do nghiệp chướng tạo ra, điều gì từ đồ ăn mà xuất hiện v.v... thì cũng do đồ ăn tạo ra. Như vậy do bởi điều đã nói ở trên, ý nghĩa của bốn nguyên nhân tạo ra vật chất nên được hiểu như vậy.

‘Chỉ là sắc[15]’ loại bỏ những hiện trạng phi sắc được đề cập đến bản nội dung[16] như là ‘các pháp sắc và các pháp phi sắc’ có nghĩa là chỉ có sắc như chúng ta đang trình bày vào lúc này phải được hiểu thông qua ý nghĩa của toàn bộ sáu phương cách sáu thức. Ðó là thức cố định thuộc năm xứ, nhưng những thức này không nhận thức được quá khứ và tương lai; chỉ có nhận ý thức giới có thể làm được như vậy mà thôi; thức này rơi vào dòng chảy năm loại thức và tiến triển với những thức này. Ðây chính là điều vô thường nơi thức đó nó thường sinh và diệt; nó bị chế ngự ở tuổi già chính là vì bản chất nó có được như vậy; hoặc là vì nơi sắc thân điều này thật quả hiển nhiên ở tuổi già. Chính vì thế thức này được cho là bị tuổi già[17] chế ngự.

‘Bản tóm lược về sắc dưới cùng một hình dáng[18]: - từ nét đặc trưng được thấy gắn liền với các từ tự cao tự đại, ngoại hình, định mệnh. Tự cao tự đại khi ta có suy nghĩ, ‘tôi là một người tốt nhất’; tự cao tự đại khi ta nghĩ “mình phải ngang bằng” v.v[19]... - như vậy vidhā là một trạng thái tự cao tự đại. ‘Loại người nào được coi là có nhân đức. Là người trí tuệ chăng? Ở đây vidhā có nghĩa là điều hiển nhiên [305] Còn đối với từ ‘loại nào’ có nghĩa là ‘điều giống vậy là gì?’ ‘Vật của minh là định mệnh’ v.v[20]... - ở đây vidhā lại có nghĩa là định mệnh. Ơû đây góc độ cũng có nghĩa là định mệnh.

Từ ‘tóm lược’ (sangaha) cũng có bốn loại bằng cách đồng sanh, nơi sinh giống nhau. Công việc làm giống nhau,và việc tính toán. Trong những đoạn: - chớ gì các hoàng tử xuất hiện, các Tỳ-khưu cũng có mặt, các nhà buôn và các thợ thuyền cũng xuất hiện[21] như vậy, Và này visākha, là ba pháp đó là: chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng được gộp lại trong giới uẩn.[22]  Bản tóm lược như vậy được gồm tóm trong cách tương đồng theo loại. Trong đoạn tiếp theo sau đây toàn thể được gộp thành một vào nguồn gốc như thể đã được nói đến như sau, ‘chớ gì mọi người cùng một nhóm hãy tiến lên’ chớ gì mọi thần dân Kosala, và Magadha. Bharukaccha hãy đến. Và này ‘Visakha, tức ba pháp: chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định cũng được gộp lại trong định phần[23] mà ra. Như vậy bản tóm lược này có nghĩa là sự tương đồng nơi nguồn gốc, như thể được nói đến như sau: ‘chớ gì mọi người sinh ra ở cùng một nơi hãy xuất hiện.’ Trong câu tiếp theo: - chớ gì mọi người nài voi, mọi kỵ binh, người đánh xe, hãy đến.’ Và này visakha, tức hai pháp: chánh kiến, chánh tư duy. Ðược gộp lại trong tuệ uẩn[24]. Ðây chính là bản tóm lược được coi là một công trình hay tác phẩm. Và toàn bộ những điều này được sắp loại theo chính công việc của họ. Trong đoạn tiếp theo: - dưới danh nghĩa điều được cho là uẩn có kể đến nhãn xứ không? Ðiều đó thuộc sắc uẩn [25]. Thực vậy quả là như vậy. Tuy nhiên, tại sao một nhãn xứ lại được gộp trong sắc uẩn . Thưa ngài. Ơû đây bản tóm lược chỉ là một toát yếu mà thôi. ý nghĩa lại là, sắc được liệt kê bằng một mẫu vật. Và ở đâu cũng vậy cả.