Giới thiệu & Giảng giải Luận tạng
Chú Giải Bộ Pháp Tụ
Tỳ Kheo Thiện Minh (Dịch)
29/10/2554 05:38 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
Chú Giải Bộ Pháp Tụ
Mục lục
Xem toàn bộ

 

Chương V

ÐỆ NGŨ THIỀN

 

Giờ đây, với những từ sau: - ‘đó là Thiện pháp[64]’, ta bắt đầu diễn giải hệ thống đệ ngũ thiền.

Tại sao (lại có đến năm hệ thống)? Thưa có 2 nguyên nhân: - (để thỏa mãn) khuynh hướng của một số người, và để tô điểm cho việc giảng pháp. Nói rộng ra: - Trong việc quy tụ chư thiên, Tầm chỉ tỏ ra thô thiển đối với một số chư thiên đó, trong khi đó tứ, hỷ lạc, nhất hành tâm, một điểm nổi bật của chư thiên lại tỏ ra tốt đẹp. Ðối với chư thiên này, Vị Ðạo sư (đức Phật) đã phân chia bốn loại đệ nhị Thiền một cách thức thích hợp, thành Thiền không có Tầm, và chỉ có tứ mà thôi. Tứ tỏ ra thô thiển đối với một chư thiên, và hỷ lạc, và nhất tâm lại tỏ ra tốt đẹp. Ðối với họ, ngài đã phân ba loại đệ tam Thiền bằng một cách thức phù hợp. Trạng thái hỷ tỏ ra thô thiển đối với một số chư thiên, lạc, và nhất tâm lại tỏ ra tốt đẹp. Ðối với họ, ngài đã phân loại hai loại đệ tứ Thiền theo một cách thức phù hợp. Lạc tỏ ra thô thiển đối với một số chư thiên, xả và nhất tâm lại tỏ ra tốt đẹp Ðối với họ bằng một cách thích hợp ngài đã phân chia thành hai loại đệ ngũ Thiền Như vậy với [việc kêu mời] những khuynh hướng cá nhân khác nhau, cũng theo mức độ như vậy. Lại nữa, bởi vì Ðức Như lại đã thâm nhập được vào những điều kiện Giáo pháp khác nhau đó một cách kỹ lưỡng, nên đã tô điểm cho việc pháp của ngài một cách tốt đẹp. Do đó, nhờ Tuệ giác rộng lớn, Bậc Ðạo sư (Ðức Phật), Ðấng đã tỏ ra thật khéo léo trong việc phân loại các pháp của mình, và đã đạt đến được (nghệ thuật) trong việc tô điểm cho công việc dạy pháp, thế nên ngài đã ấn định việc dạy pháp theo bất kỳ nhân tố nào xuất hiện nơi tầm tay của ngài, và chọn lựa theo bất kỳ cách thức nào. Do đó ở đây, ngài đã phân loại đệ nhất Thiền thành năm chi thiền, đệ nhị Thiền có bốn chi thiền ‘không có Tầm và chỉ có Tứ, đệ tam Thiền có ba chi thiền, đệ tứ Thiền có hai chi thiền, và đệ ngũ Thiền có hai chi thiền. Chúng ta gọi việc sắp xếp này là cách tô điểm cho việc pháp.

Ngoài ra, Ðức Thế Tôn đã diễn giải ba loại Ðịnh tâm trong một đoạn sau: ‘Hỡi các Tỳ-khưu, ba loại Ðịnh tâm đó là: có Tầm và có tứ, không có Tầm mà chỉ có Tứ, và không có cả hai loại tầm và tứ[65]. Trong số đó, loại Ðịnh tâm có Tầm và Tứ, và loại Ðịnh tâm không có Tầm và Tứ đã được phân loại và chỉ rõ ở trên; [180]nhưng không có loại Ðịnh tâm có Tầm, mà chỉ có Tứ mà thôi. Và chúng ta nên hiểu Hệ Thống ngũ thiền đã được bắt đầu để chỉ rõ ra loại Ðịnh tâm đó.

Trong bản liệt kê về: - ‘xúc’ v.v.... thuộc phần chú giải đệ nhị Thiền trong Hệ Thống ngũ thiền[66], chỉ muốn đề cập đến Tầm’ đang còn thiếu. Và trong phần nói về các Nhóm, câu này cũng đặc biệt: ‘Có bốn bậc Thiền Ðịnh (Jhāna), có bốn Ðạo’. Tất cả những điều còn lại đều tương tự như trong đệ nhất Thiền. Và đệ nhị Thiền, đệ tam thiền và đệ tứ thiền trong hệ thống đệ tứ bậc thiền ở đây đều là đệ tam thiền, đệ tứ thiền và đệ ngũ thiền. Chúng ta nên hiểu hệ thống này để chỉ rõ được thứ tự thành tích thuộc hệ thống này.

Người ta kể lại rằng: có người con trai một vị Thừa Tướng từ một quận lỵ nhỏ đi lên thành phố để chăm sóc cho đức vua. Anh ta chỉ gặp gỡ nhà vua trong vòng một ngày, rồi phung phí tất cả tiền bạc của mình vào ăn chơi rượu chè bài bạc. Một ngày nọ, khi anh ta say rượu, người ta đã lột cả quần áo của anh, quấn cho anh một tấm mền rách nát và lôi anh ra khỏi quán rượu. Lại có một người đàn ông kia đọc được những dấu hiệu tỏ hiện trên tay chân người khác nhìn thấy anh đang ngủ say trên đống nệm cao su và đi đến kết luận này: ‘Người thanh niên này sẽ trở thành một người bảo vệ dân tộc; cần phải chăm sóc anh’. Thế là người đó cho người đưa anh đi tắm bằng nước pha đất tán nhuyễn, mặc cho anh hai chiếc áo dày, rồi lại tắm cho anh bằng nước pha hương thơm, và mặc cho anh một bộ quần áo thật đẹp, đưa anh lên tòa lâu đài của ông, cho anh ăn thức ăn thật ngon, giao anh cho những người đầy tớ chăm sóc và dặn họ rằng: ‘Hãy phục vụ người này’ rồi ông ra đi. Sau đó, họ đưa anh ta lên giường, và để ngăn cản anh ta đến tới quán rượu, có bốn người đàn ông khỏe mạnh kềm giữ tay chân anh ta. Một trong những người đầy tớ xoa bóp hai chân anh, người thứ hai quạt cho anh, người thứ ba thổi kèn và hát cho anh nghe. Vì được đưa lên giường trong tình trạng mệt mỏi, nên anh đã ngủ thiếp đi trong chốc lát. Khi thức dậy, anh không thể chịu đựng được sức đè nén lên tay chân, nên đã đe dọa bọn họ và nói: ‘Ai đè lên tay chân ta thế? Cút đi!’. Họ liền ra đi ngay khi anh vừa mở miệng nói những lời như vậy. Thế rồi anh lại ngủ thiếp đi một lúc nữa, và khi thức dậy, anh không thể chịu đựng nổi cảnh xoa bóp hai chân, nên lại nói: ‘Ai xoa bóp tay chân ta thế? Cút đi!’. Họ liền ra đi ngay khi anh vừa mở miệng. Sau đó, anh lại ngủ thiếp đi một lúc nữa, và khi thức dậy, anh không thể chịu đựng nổi làn gió quạt thúc vào mặt anh, nên đã nói: ‘Ai đây? Cút đi!’ Người đó liền ra đi ngay khi anh vừa mở miệng. Thế rồi anh lại ngủ thiếp đi một lúc nữa, và khi thức dậy, anh không thể chịu đựng nổi tiếng nhạc, nên đã đe dọa người nhạc công. Người đó cũng ra đi ngay khi anh ta vừa mở miệng.[181] Một quãng thời gian sau đó anh vẫn cảm thấy khó chịu vì mệt mỏi, bị đè nén, xoa bóp, quạt và những tiếng nhạc, anh lăn ra ngủ say, rồi anh thức dậy, và đi tới gần nhà vua. Và nhà vua đã phong cho anh chức tước cao. Anh trở thành một người chuyên giúp đỡ dân chúng.

Trong câu chuyện dụ ngôn này, người con trai của viên thừa tướng sắp sửa bị rượu chè tiêu biểu cho người chủ hộ của một thành viên thị tộc cũng sắp sửa bị hủy hoại và hư mất do nhiều cách thức. Người có thể đọc được những dấu hiệu trên tay chân của người khác tiêu biểu cho Ðấng Như Lai. Câu kết luận cho rằng người thanh niên đó sẽ trở thành một người chuyên giúp đỡ dân chúng, và anh xứng đáng được phục vụ tiêu biểu cho lời quả quyết của Ðấng Như Lai cho rằng người này và người kia sẽ trở thành một người chuyên giúp đỡ dân chúng và xứng đáng được tôn phong. Chàng trai trước đó được mặc cho những chiếc áo dày chính là người sau này được trang bị bằng mười Thiện pháp; lại nữa, giống như chàng trai trước đó được tắm bằng nước thơm, cũng vậy, người sau này cũng được tắm bằng nước thơm do những khả năng kiềm chế Giới Bản v.v... giống như người trước đã được mặc một bộ quần áo thật đẹp, người sau cũng được mặc một bộ quần áo đẹp thuộc tính thanh khiết bằng những lời giáo huấn đã được nói ra. Lại nữa, giống như người trước được mặc bộ quần áo đẹp và đưa vào ở trong một tòa lâu đài, cũng vậy, người sau cũng được đưa vào sống trong một tòa lâu đài Ðịnh tâm và tu tập rồi được mặc một bộ quần áo đẹp bằng lòng thanh tịnh các giới đức. Thế rồi khi người đó được mời dùng thức ăn ngon, cũng giống như được tham dự vào tính bất tử của chư vị Tỳ-khưu như gồm có Chánh niệm và tỉnh giác, cả hai chư vị Tỳ-khưu này đều phục vụ cho sự Ðịnh tâm. Lại nữa, sau khi được mời ăn uống, người đó được đưa lên giường, cũng vậy, người kia được tầm, v.v.... giúp ‘đạt được’ với các bậc Thiền Ðịnh (Jhāna). Lại nữa, khi một nhóm bốn người đàn ông kềm chế tay chân người đó để ngăn cản anh ta khỏi đi tới quán rượu, cũng vậy, Tầm có tính cách giải phóng tâm khỏi những kềm hãm các đối tượng hầu ngăn cản đi theo những dục tưởng. Người xoa bóp tay chân cho chàng trai tiêu biểu cho Tứ nơi người sau, tạo ra sự trầm tư mặc tưởng lập đi lập lại về đối tượng. Giống như người sử dụng cây quạt để tạo ra làn gió mát mẻ, cũng vậy, hỷ đem lại cảm giác mát mẻ cho tâm. Giống như nhạc công đem lại cảm giác dễ chịu cho lỗ tai người khác, cũng vậy, lạc làm hài lòng tâm. Giống như khi đi ngủ một lúc, chàng trai trước đó đã loại trừ được cảm giác mệt mỏi, cũng vậy, khi tiến lại gần đệ nhất Thiền, người sau đã loại trừ được cảm giác mệt mỏi thuộc những trở ngại thông qua việc phải lệ thuộc vào cách ‘đạt đến được Thiền Ðịnh (Jhāna). Thế rồi giống như khi thức dậy, chàng trai trước đó không thể chịu đựng nổi cảnh tay chân của mình bị kềm hãm, nên đã đe dọa những người đàn ông kia, và ngủ lại sau khi họ đã ra đi, cũng vậy, khi tỉnh dậy khỏi đệ nhất Thiền, chứng kiến những sai sót trong Tầm, và không thể chịu đựng nổi sự đè nén của những điều sai sót đó. Sau đó, khi đạt đến được đệ nhị Thiền, Tầm bị loại bỏ, và chỉ còn lại Tứ mà thôi. Khi thức dậy sau giấc ngủ lại, người đó đe dọa người xoa bóp tay chân v.v... từng người một, vì không thể chịu đựng nổi cảnh xoa bóp đã được nói đến ở trên, và cảnh người đó đi ngủ lại sau khi những người này ra đi [182] nên được coi như lúc người kia chứng kiến sự sai sót trong Tứ v.v.... từng điều một, và không thể chịu đựng nổi những sai sót đã được đề cập đến sau khi tỉnh dậy mấy lần từ đệ nhị Thiền v.v... và sự đạt đến Thiền Ðịnh (Jhāna) được lập đi lập lại nơi người đó, những lỗi lầm này được chuyển sang đệ tam Thiền, mà không có Tầm và Tứ, đệ tứ Thiền được giải thoát khỏi hỷ và đệ ngũ Thiền, tại đó, lạc đã bị loại bỏ. Ðối với việc tỉnh dậy sau giấc ngủ, chàng trai đó đi tới gặp nhà vua và có được phong chức tước, thì nên coi điều đó như là sự kiện người thành viên thị tộc đã xuất khỏi đệ ngũ Thiền và đi theo Thánh Ðạo để đạt đến Bậc A-la-hán Và giống như người con trai của vị thừa tướng đầy quyền lực và trở thành một người chuyên giúp đỡ cho nhiều người khác, chúng ta nên hiểu điều đó như là sự kiện thành viên thị tộc đã đạt đến bậc A-la-hán, và trở thành một người phục vụ nhiều người. Vì tất cả những gì người đó đạt được gọi là một lãnh vực công đức[67] không gì sánh nổi.

Kết thúc diễn giải về Hệ Thống ngũ thiền.