Chương XII
GIẢI
THOÁT
Giờ đây chính vì tâm thiện thuộc
cõi Sắc Giới xuất hiện, không những chỉ bao gồm những thắng xứ, bằng cách chế
ngự được những tư thế được gọi là ‘đối tượng’, nhưng còn là những cách thức
giải thoát, do đó, trong khi chỉ rõ phương pháp đó, một lần nữa, ở đây ta lại
đưa ra câu mở đầu: ‘Thiện pháp đó là gì vậy[92]?’
Ở đây chúng
ta nên hiểu từ giải thoát theo nghĩa nào? Thưa theo ý nghĩa của từ adhimuccana.
Từ này mang ý nghĩa là gì vậy? Thưa adhimuccana có nghĩa là ‘được hoàn toàn
giải thoát’ khỏi các pháp đối nghịch, hoặc có nghĩa là việc tập trung chú ý kéo
dài nhờ những hoan hỷ do đối tượng đem lại. Việc giải thoát coi như xảy ra nơi
đối tượng[93] khiến cho đối tượng đó không còn bị aùp
chế, không lưỡng lự, giống như một đứa trẻ đang ngủ trong lòng bố nó, cho dù
đứa bé đó đã lớn hay vẫn con nhỏ, hai tay đứa bé buông thả một cách thoải mái.
Chúng ta bắt đầu áp dụng Phương pháp này, để làm rõ tâm thiện thuộc cõi Sắc
Giới với những đặc tính như vậy và đạt được giải thoát chính là phương pháp
chúng ta nên bắt đầu ứng dụng.
Trong
trường hợp đó, ‘có Sắc (rupi) tức là sở hữu những phẩm chất thuộc cõi Sắc Giới
(rūpam), nghĩa là Thiền Sắc Giới (rupajhāna), được nẩy sinh có liên quan đến
mái tóc v.v... nơi cơ thể riêng của người đó. Bởi vì khi ta bắt đầu nói đến sắc
xanh, ta nói như vậy chính là để ám chỉ màu sắc của tóc, hoặc mật, hoặc đồng tử
con mắt. [191] Khi bắt đầu nói về màu vàng, người ta ám chỉ chất béo, màu da,
hoặc đốm vàng trong đôi mắt. Khi bắt đầu nói về màu đỏ, người ta ám chỉ thịt,
máu, lưỡi, lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, hoặc màu đỏ của đôi mắt. Khi bắt
đầu nói về màu trắng, người ta ám chỉ đến bộ xương, răng, móng chân móng tay,
hoặc màu trắng của đôi mắt. Chính vì vậy những gì chúng ta đề cập đến là nhằm
ám chỉ một con người đã thực hiện lời mở đầu đó, và trong đó chứa đựng Ðịnh tâm
khiến ta làm việc đó.
‘Thấy cảnh
sắc’ có nghĩa là bằng tầm nhìn-thiền tâm, người đó nhận ra rằng những đề mục
đối tượng bên ngoài đó cũng chính là sắc xanh v.v... Qua câu này, thành quả
Thiền Ðịnh (Jhāna) được làm rõ bằng cách ám chỉ đến những đề mục đặc trưng
thuộc toàn bộ những nền tảng bên trong lẫn bên ngoài.
‘Không
tưởng nội sắc[94]’ có nghĩa là chúng ta không do Thiền
tạo ra có liên quan đến tóc của chính chúng ta, v.v... Qua cụm từ này, ta có
được hiện trạng Thiền Ðịnh (Jhāna) thông qua những (đối tượng) bên ngoài bằng
cách thực hiện lời mở đầu theo bên ngoài.
Qua cụm
từ ‘Ðẹp tuyệt trần[95]!’, cho thấy Thiền Ðịnh (Jhāna)
được tỏ rõ qua đề mục màu sắc, như sắc xanh hoàn toàn tinh khiết. Nơi Thiền
Ðịnh (Jhāna) này thực sự chẳng có phân biệt gì nơi hiện trạng bên trong (anto)
xinh đẹp say đắm cả. Tuy nhiên, kẻ nào duy trì được làm đối tượng của ý bằng
một Ðề mục thanh tịnh và tươi đẹp hoàn hảo, thì người đó có thể trú Thiền chứng
đệ nhất thiền, có nghĩa là ‘Ðẹp tuyệt trần!’cùng với Thiền Ðịnh (Jhāna) thuộc
các Bậc khác nữa. Ðiều này đã được ấn định trong giáo lý của Ðức Phật.
Giờ đây,
trong bộ Vô ngại giải đạo (Patisambhidā-Magga), (có câu hỏi được nêu[96] lên) là: - ‘Chỉ bằng cách suy nghĩ trong lòng ‘điều
đó đẹp tuyệt trần!” mà thôi, thì làm sao có lại được giải thoát?[97]. Vậy có sự giải thoát như thế nào?’. Ở đây, trong
trường hợp này, Vị Tỳ-khưu tiếp tục biến mãn một phương với tâm từ của mình...
Nhờ việc tu tiến tâm từ này, con người ta được giải thoát khỏi mọi hận thù. Lại
nữa, chư vị Tỳ-khưu đó tiếp tục biến mãn một phương với tâm bi, tâm hỷ... và
tâm xả. Nhờ việc tu tiến Tâm xả này... mà con người ta được giải thoát khỏi mọi
hận thù. Chính vì vậy, người đó có thể ghi đậm trong lòng mình những gì là mỹ
miều đẹp đẽ. Và chính vì lý do đó, ta được giải thoát trọn vẹn.
Nhưng ở
đây, chính vì còn phải đề cập thêm về điều này trong Kinh văn về Các Phạm trú[98], nên người ta đã loại bỏ phương pháp này, và chỉ cho
phép nhấn mạnh về mặt thẩm mỹ nhờ những màu sắc, hoàn toàn xanh dương, hoàn
toàn vàng, hoàn toàn đỏ, hoàn toàn trắng, xanh trong, màu vàng trong, màu đỏ
trong, màu trắng trong. Chính vì vậy Thiền Ðịnh (Jhāna) thuộc cõi Sắc Giới được
gọi là ‘đề mục’ hiểu theo nghĩa là nắêm bắt được đối tượng một cách trọn vẹn.
Phương pháp ‘thắng xứ, hiểu theo nghĩa chiếm đoạt được đối tượng, và ‘giải
thoát’ chính là hướng về đối tượng hoặc chăm sóc đến đối tượng, hoặc giải thoát
đối tượng khỏi các pháp thù nghịch. [192] Nói về những Ðề mục này, ta nên biết
rằng giáo lý của Ðức Phật về Ðề mục được diễn giải trong Bộ Vi Diệu Pháp
(Abhidhamma), nhưng hai Bài Pháp khác về ‘thắng xứ’ và ‘giải thoát’ lại được
coi như là giáo lý Ðức Phật đề cập trong Kinh (Suttana). (Trường bộ kinh (Dīgha
Nikāya ii. 110 tt.).
Cho đến
nay, đây chỉ là công trình chú giải các từ mới. Ngoài ra, trong khi ta công
nhận hai mươi lăm bộ chín nói đến ‘giải thoát’, giống như đã đề cập đến ‘Ðề mục
đất’ (device-earth, chúng ta nên hiểu đó chính và về bảy mươi lăm bộ chính.
Ðến
đây kết thúc phần ‘Giải Thoát’.