Giới thiệu & Giảng giải Luận tạng
Chú Giải Bộ Pháp Tụ
Tỳ Kheo Thiện Minh (Dịch)
29/10/2554 05:38 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
Chú Giải Bộ Pháp Tụ
Mục lục
Xem toàn bộ


Phần IX. PHÁP BẤT THIỆN

 

Chương I

PHÁP TÓM LƯỢC CÁC TRẠNG THÁI TÂM

 

Giờ đây để làm rõ cách phân loại thuật ngữ ‘pháp bất thiện’ ta bắt đầu với câu hỏi quen thuộc. “Các pháp bất thiện là gì [82]?” Phần này gồm nhiều phân đoạn khác nhau xác định các pháp bất thiện, v.v... và thống nhất ý nghĩa các thuật ngữ này được hiểu theo cách thức chúng ta đã trình bầy ở trên. Và chúng ta chỉ giải thích những điểm đặc biệt trong pháp này mà thôi.

Về điểm này, nhằm xác định chính xác từng trường hợp cụ thể, chúng ta biết rằng không giống như lãnh vực thiện, các lãnh vực bất thiện không hề tồn tại đồng loạt. Chính vì thế, tuy chúng tồn tại nơi cõi Dục giới là điều chắc chắn, tâm bất thiện cũng không được sử lý giống như chúng ta đã làm đối với tâm thiện.[83] Ðối với cụm từ ‘tương ưng tà kiến (ditthi) cũng tương tự như ditthi-gatam, gūthagatam, muttagatam, v.v... cũng vậy. Hoặc giả, vì ở đây không tồn tại bất kỳ loại thuật ngữ nào mang ý nghĩa như vậy, vì thế cho nên thuật ngữ này chỉ đơn giản có nghĩa là ‘tà kiến’ hay ‘quan điểm không đúng’ mà thôi và ditthigatasampayuttam đơn giản chỉ mang ý nghĩa tương ưng tà kiến (hay quan điểm không đúng). Nguồn gốc quan điểm sai lạc (tà kiến) này được gọi là ditthigata ta nên hiểu theo những nguyên do sau đây: - trước tiên là nghe theo tà thuyết, do ác bạn dữ, không muốn thấy các vị Thánh Nhân (Ariyans), tư tưởng thiếu hệ thống; nói cách khác: từ những học thuyết liên quan đến nhiều tà kiến khác nhau, động tác nghe biết như vậy xảy ra trước do nhiều tưởng tượng mơ hồ và phù phiếm, do thiếu tính xác thực trí tuệ và thiếu khảo sát kỹ lưỡng, tình bằng hữu xấu được hiểu như là bầu bạn với những hạng người thiếu giới luật, họ không thể nắm được chân đế đích thực; không muốn thấy các vị Thánh Nhân như Chư Phật và những người có lòng tốt chẳng hạn; họ chẳng am hiểu gì về pháp luật bậc thánh, như Tứ niệm xứ chẳng hạn v.v...; họ lại không có giới luật và chẳng tuân thủ những điều học liên quan đến Giới Luật Thánh (gồm các điều học được giảng dạy trong Giới Bản (pātimokkha), những khả năng thu thúc, chánh niệm, tỉnh giác và đoạn trừ chẳng hạn) và học thuyết của nơi các vị thiện tâm, rồi bê tha trong những dịp lễ lạc, bừa bãi từ chỗ thiếu suy xét có hệ thống xuất khởi từ những lý do vừa nêu trên. Tức là tâm này là vô dẫn mà có cần phải xem xét theo phương pháp vừa được nêu ở trên[84].

[248] Trong đoạn tóm lược về các hiện trạng[85], ‘xúc’(phassa) câu sanh với tâm bất thiện. Và cũng vậy đối với ‘Thọ’ (vedana) tức là cảm giác’ v.v...Như vậy những điều bất thiện tồn tại nơi các hiện trạng này chính là điều duy nhất giúp ta phân biệt được những hiện trạng vừa để cập đến ở trên.

Nhất tâm (one-pointedness) chính là vững tâm không có phóng dật để thực hiện sát sanh. v.v... Tuy nhiên, những ai tâm nhập định (hay nhập thiền) thì không bao giờ còn bị phóng dật và không thể dùng hung khí một cách bừa bãi để sát sanh bất kỳ sanh linh nào. Ðang khi (tập trung tư tưởng) trộm cắp tài sản của người khác. Với tâm [được kiềm chế] cho do một chức năng duy nhất ta deã dàng rơi vào tà dâm hay (hành vi sai trái). Chính vì thế ta luôn thấy xuất hiện nhất tâm nơi các hành vi bất thiện.

‘Tà kiến’ tức quan điểm ‘không trung thực’; hoặc, xuất khởi từ hành vi chấp nhận một cách sai quấy, quan điểm lệch lạc cũng chính là tà kiến vậy. Một quan điểm bất đắc dĩ khởi xuất nơi người khôn ngoan gây ra điều thất lợi cũng được gọi là tà kiến. Cũng tương tự như vậy đối với ‘tà tánh v.v... Hơn thế nữa, thông qua tà kiến các pháp tương ưng nhìn một cách sai lệch hoặc chính tà kiến được nhìn một cách lệch lạc; hay tà kiến chỉ là một hành vi quan sát lệch lạc mà thôi.- thế nên đây chính là tà kiến vậy. Tà kiến có trạng thái không khéo phán đoán; tà đạo là phận sự; và nhận thức sai lầm là thành tựu; không muốn thấy   các vị Thánh nhân làm nguyên nhân gần. Tà kiến phải được coi như là một sai lầm lớn nhất. Nơi ‘tà tư duy v.v... chỉ có thuật ngữ ‘tà’ được coi là đặc điểm để dễ nhận ra nhất. Những gì còn lại nên được hiểu theo cùng một cách thức như tâm thiện.

Liên quan đến vô tàm lực, vô úy lực. Ý nghĩa của ‘lực’ sẽ được làm rõ trong đoạn chú giải sau đây. Và trong các đoạn khác bàn về ‘vô tàm’ có nghĩa là không hổ thẹn và ghê tởm; pháp không hổ thẹn và ghê tởm chính là vô tàm vậy. Không sợ khiển trách chính là vô úy. Ðối với những đặc tính này vô tàm có sẵn trạng thái ghê tởm những hành vi bất chính nơi thân v.v... hay là không hổ thẹn. Tính không sợ bị khiển trách có trạng thái không tỏ ra nhút nhát trước hành vi bất chính nơi thân v.v... hay không sợ hãi. Không hổ thẹn với tư cách là một sức mạnh lại chính là vô tàm lực, tính vô lo bị khiển trách với tư cách là một sức mạnh lại chính là vô úy lực vậy. Ðây chính là ý nghĩa hiểu một cách trừu tượng. Việc tường trình chi tiết nên được hiểu là đối nghịch lại với điều đã được bàn đến ở trên.[86]

Thông qua các pháp tương ưng với tính tham dục, hoặc giả chính tính tham dục, hay chỉ là một hành vi tham dục. – [249] Ðó chính là ‘khát ái’ (hoặc tham dục) thông qua đó lại pháp tương ưng được coi như là bị mê muội, hay chính bản thân mê muội, hay chính là hiện trạng mê muội- điều này chính là tính ‘si mê’ vậy. Liên quan đến những trạng thái này, tính ‘tham’ lại có trạng thái chính là chấp cứng được đối tượng giống như bàn tay có chất dính. Phận sự là dính mắc cảnh giống như một miếng thịt được quẳng vào chảo nóng; phận sự không buông bỏ cảnh giống như một vết nhơ muội đèn; nguyên nhân gần ưa thích những pháp trói buộc như kiến kiết sử. Lớn lên nơi một dòng sông ái dục. Nó cuốn đi bất kỳ những chúng sanh nào và đưa vào địa ngục như là một dòng sông với một dòng chảy mạnh cuốn đi bất kỳ vật gì rơi vào trong đó và cuốn ra ngoài biển khơi mênh mông. Chính vì thế nó nên được lưu ý một cách cẩn thận.

Si mê có trạng thái là mù quáng hay đối nghịch lại với trí tuệ; bản chất không thể thâm nhập được, hay mang phận sự là che đậy bản chất nội tại của một đối tượng. Thành tựu của (si mê) mang tính đối nghịch lại với chánh đạo hay tạo ra tính mù quáng; nguyên nhân gần chính là tác ý không khéo; và nên được đánh giá như là nguồn gốc toàn bộ những pháp bất thiện.

Chúng bị ham muốn, hay nó tự ham muốn, hay chỉ việc ham muốn này, đây chính là tham dục; nó có trạng thái là ước ao biến tài sản của người khác thành của riêng mình; phận sự của tham dục là tìm kiếm ước muốn đó; thành tựu của tham dục chính là nhìn chăm vào tài sản của người khác; nguyên nhân gần chính là tưởng tượng giá trị lớn lao trước tài sản của người khác. Tuy nhiên, tham dục chỉ xuất hiện dưới dạng duy nhất là nhìn chăm vào tài sản của người khác, và nổi lên khi có được sức tưởng tượng lớn lao (hay đánh giá cao) đối với tài sản đó. Tham dục nên được coi như một cánh tay giang rộng của tâm trước với tài sản của người khác và sẵn sàng vơ lấy.

Trong câu ‘chỉ’ chỉ ở đây hệ tại ở chỗ loại bỏ được phóng dật nơi các đối tượng khác. Chỉ nâng cao và hỗ trợ tâm làm khởi xuất những điều bất thiện.- đây chính là việc ‘hỗ trợ’ ‘bất phóng dật’ có nghĩa là không bị phân tâm.

Nơi tâm này, niềm tin, chánh niệm, trí tuệ và sáu cặp không được loại bỏ. Và taïi sao vậy? chắc chắn sẽ chẳng có niềm tin xuất hiện nơi tâm của người không đức tin. Chính vì thế mà tâm này không được đề cập đến. Ðiều gì vậy! Phải chăng những người nào có những tà kiến sẽ không tin vào chính các Ðạo sư của mình hay sao? Ðúng vậy. Nhưng đó là thiếu niềm tin. Thiếu niềm tin chỉ thể hiện nơi sự thừa nhận các từ ngữ mà thôi; theo nghĩa đen, đây chẳng phải là hành động không biết phân biệt (mà chỉ là si mê) [250] hay là tà kiến mà thôi và như vậy cũng chẳng có chánh niệm khởi xuất nơi một trí tuệ không được chánh niệm canh giữ. Chính vì thế ta cũng không cứu xét đến điểm này. Ðiều chi vậy! phải chăng một người có ý tưởng lệch lạc (tà kiến) không nhớ được một hành vi do chính họ thực hiện hay sao? Họ làm được điều đó, nhưng đó chẳng phải là chánh niệm. Qui trình tâm bất thiện chính là do chỉ một phương cách nhớ lại mà ra. Chính vì thế chánh niệm không được cứu xét ở đây. Thế thì tại sao người ta lại nói ‘tà niệm’ nơi Kinh Phật đó thì sao?[87] Trong Kinh được thực hiện thông qua phương pháp giải thích như vậy là để hoàn tất diễn giải “Tà Ðạo” và khái niệm “tà tánh” đó chính là do các uẩn bất thiện được loại khỏi và tỏ ra đối nghịch với chánh niệm. Nhưng trong phương pháp tối thượng nơi (Vi Diệu Pháp) cho thấy tâm bất thiện chẳng có chánh niệm đâu. Chính vì thế mà ta không cứu xét điểm này. Và nơi tâm tạo ra mù quáng và ngu ngốc thì chẳng xuất khởi khôn ngoan đâu. Chính vì thế điều này cũng không được cứu xét. Như thế thì phải chăng nơi những người có ý kiến sai lệch (tà kiến) chẳng tồn tại trí tuệ lừa đảo hay sao? Chắc chắn là có. Nhưng đó không phải là trí tuệ; và đó chỉ là trò bịp bợm (māyā) mà thôi, hiểu theo nghĩa thực tế đó chính là khát ái mà thôi. Hơn thế nữa, tâm này có liên đới với nỗi đau khổ, tính trì trệ, nặng nề, tính thô bạo, cứng cỏi, công kềnh, thiếu lành mạnh, cong queo và khúc khủyu. Chính vì thế niềm tin và sáu cặp [tịnh tâm và tịnh thân] không được cứu xét đến ở đây.

Vì có quá nhiều thuật ngữ được sắp xếp theo thứ tự được chỉ rõ cùng với ba mươi hai thuật ngữ đã được thiết lập trong bản văn Kinh Phật như là các sở hữu tâm, đến đây để giải thích rõ cái gọi là ‘bất kỳ hiện trạng nào’, hay bất kỳ hiện trạng nào (xuất hiện) vào dịp đó.’ Về điểm này ý nghĩa nên được hiểu như sau: - Nơi toàn bộ tâm bất thiện có đến mười hiện trạng, có nghĩa là: dục, thắng giải, tác ý, ngã mạn, ganh tị, bỏn xẻn, hôn trầm và thụy miên, trạo sử và hối hận, đã được đề cập đến trong Kinh Phật, và xuất hiện nơi nhiều đoạn Kinh Phật như ta đã thấy. Những trạng thái này được đề cập đến trong bản chú giải nói về các ‘trạng thái bất kỳ nào’. Nhưng nơi tâm này thì dục, thắng giải, tác ý và phóng dật - là bốn trạng thái có tên gọi là ‘các chi liên tục’ chính là vì ‘bất kỳ trạng thái nào’ trong đó có ba chi đầu tiên xuất hiện nên được hiểu theo cách thức đã đề cập đến ở trên. Những trạng thái này nơi này nơi khác có thể là trạng thái thiện hay trạng thái bất thiện. Ngoài ra, hiện trạng còn lại chỉ là hiện trạng tâm phóng dật mà thôi.- do đó ta gọi là trạng thái phóng dật hay trạo cử. Hiện trạng này có đặc tính kích động tâm làm trạng thái giống như gió làm cho mặt nước giao động lắc lư; có dao động là phận sự. Giống như ngọn cờ bay tung tăng trước gió, quay cuồng là thành tựu giống như tro được rải đụng phải hòn đá dội lại; không khéo tác ý là nguyên nhân gần; và nên được coi như là tâm phóng dật đối với một đối tượng bị kích động. Như vậy [251] cả thảy có tới ba mươi sáu thuật ngữ trong phân đoạn tóm lược bàn về các hiện trạng này. Ba mươi hai trạng thái bắt đầu thông qua xúc và bốn trạng thái còn lại thuộc ‘bất kỳ trạng thái nào’. Không kể bốn yếu tố liên tục, thì chỉ có ba mươi hai thuật ngữ xuất hiện trong bản văn Kinh Phật mà thôi; nhưng ở đây bằng cách kể luôn cả những gì không kể đến ở trên, thì năm nhóm xúc, Tầm, Tứ, Hỷù, Nhất tâm, cần quyền và mạng quyền, tà kiến, còn các sức mạnh gồm có: vô tàm lực, vô uý lực, tham lam và si mê. Như vậy có cả thảy mười sáu trạng thái.

Trong số mười sáu trạng thái này có bẩy trạng thái xuất hiện dưới cùng một loại duy nhất. Còn chín diễn ra dưới các dạng khác nhau. Bẩy trạng thái vừa kể là gì vậy? – xúc, tưởng, tư, tứ, hỷù, mạng quyền và si mê - bẩy trạng thái này xuất hiện dưới cùng một loại duy nhất. Thọ, tâm, tầm, nhất tâm, cần quyền, tà kiến, vô tàm lực, vô uý lực và tham lam. – chín hiện trạng này xuất hiện dưới những loại khác nhau. Trong đó có sáu hiện trạng được qui thành hai loại, một trạng thái được qui thành ba loại, một trạng qui thành bốn loại và một thành sáu loại, Và bằng cách nào vậy? thông qua tâm, tầm, tà kiến và vô tàm lực, vô úy lực và tham lam.- Sáu hiện trạng này lại qui thành sáu loại. Nói rộng ra: - Thoạt tiên: tâm thông qua năm nhóm xúc được gọi là thức; thông qua các khả năng kiềm chế được gọi là úy quyền. Tầm thông qua các chi thiền (Jhana) được gọi là tầm, thông qua các Chi Ðạo được gọi là tà tư duy. Tà kiến được gọi với tên đó trong quá trình các Chi Ðạo và trong nghiệp đạo. ‘Sức mạnh’ không hổ thẹn được gọi như vậy thông qua ‘vô tàm lực’. Và vô tàm cũng có tên gọi như vậy là do ‘cặp huỷ diệt thế gian’ Và cũng như vậy đối với vô úy lực. Tham lam có tên như vậy thông qua hai nhân và nghiệp đạo. Như vậy sáu trạng thái này được qui thành hai loại mà thôi và thọ có tên gọi như vậy thông qua năm nhóm tiếp xúc. Lạc thông qua các chi thiền (Jhana), và lạc quyền thông qua các quyền. Như vậy một trạng thái được qui thành ba loại. Và nghị lực được gọi là cần quyền thông qua các quyền. Tà cần thông qua các chi đạo. ‘cần’ thông qua các ‘sức mạnh’ và hổ trợ (alambana) thông qua các Cặp Chung Cuộc’ (final pairs)[88] – như vậy có một trạng thái được qui về bốn loại. Và Ðịnh (concentration) lại có tên là nhất tâm thông qua các chi thiền (jhana), lực quyền thông qua các quyền. Tà định thông qua các chi đạo, định lực thông qua các ‘sức mạnh’, [252] chỉ thông qua các Cặp Chung cuộc nhờ vào phương pháp đơn nhất trong mẫu đề nhị[89] thứ hai, và phương pháp bất phóng dật nơi mẩu đề nhị thứ ba. – Như vậy một trạng thái có thể được xếp loại ở sáu nơi khác nhau. Toàn bộ những trạng thái này họp thành chín nhóm nhờ vào năm nhóm xúc, chi thiền (jhana), quyền, lực, chi đạo, nhân, nghiệp đạo yếu tố ‘hủy diệt thế gian’, và các cặp kệ chung cuộc. Ðiều gì cần được bàn đến trong đoạn phác thảo các hiện trạng này đã được đề cập đến trong phần chú giải về tâm thiện.

Ðến đây kết thúc phân đoạn phác thảo các hiện trạng.