Chương
III
ÐỆ TAM
THIỀN
Trong phần chú giải về đệ tam
Thiền[45], trong mệnh đề ‘do bởi vì ly hỷ, sự viễn ly
đã trở thành xa lìa, hoặc trội qua hẳn so với hỷ đã được đề cập đến ở trên. Từ
‘và’ nằm giữa hai từ - hỷ lạc ‘và’ viễn ly – chỉ đơn giản mang ý nghĩa nối kết
mà thôi. Từ này nối kết việc ngăn chặn hỷ lạc với việc ngăn chặn Tầm và Tứ.
Khi chỉ
bổ sung thêm công việc diệt trừ, thì chúng ta nên hiểu cấu trúc này như sau:
‘do ly hỷ, chứ không phải, do việc ngăn chặn hỷ lạc’. Trong cấu trúc này, viễn
ly có nghĩa là ‘xa lìa’. Do đó, chúng ta nên hiểu ý nghĩa cụm từ này: ‘do xa
lìa và diệt trừ hỷ’. Nhưng khi bổ sung thêm diệt Tầm và Tứ, ta nên hiểu ý nghĩa
cụm từ này là: ‘do ly hỷ’, chứ không phải do diệt Tầm và Tứ. Và trong cấu trúc
này, viễn ly có nghĩa là ‘vượt qua’. Do đó, chúng ta nên hiểu ý nghĩa của cụm
từ này là ‘do vượt qua hỷ và do diệt Tầm và Tứ’.
Mặc dù
Tầm và Tứ đã bị diệt thậm chí ngay trong đệ nhị Thiền, nhưng việc diệt cả hai
pháp đó đã được nói đến để chỉ ra cách thế đi tới và ca ngợi đệ tam Thiền. Bởi
vì khi nói rằng ‘do diệt Tầm và Tứ’, phải chăng ý nghĩa hoàn toàn không phải là
diệt cách thế tiến tới Thiền Ðịnh (Jhāna) này? và mặc dù chúng không bị loại ra
khỏi Thánh Ðạo Thứ Ba, tuy nhiên, năm hạ phần kiết sử [172] bắt đầu bằng lý
thuyết về cá nhân được cho là đã bị loại bỏ nhờ việc ca ngợi Thánh Ðạo, sao cho
trong khi phấn đấu vì thành quả của mình, những điều đó có thể thúc đẩy được
tinh tấn (nỗ lực). Mặc dù chúng đã bị diệt, nhưng việc loại bỏ chúng vẫn được
đề cập đến vì mục đích ca ngợi. Do đó, điều này có ý nghĩa và từ việc vượt qua
hỷ và diệt Tầm và Tứ’.
Trong
cụm từ ‘người đó trú xả, ‘xả’ có nghĩa là người đó nhìn một cách vô tư; ý nghĩa
của cụm từ này là: anh ta có vẻ bình thản, không ngả theo bất kỳ phía[46] nào cả. Người nào có đệ tam Thiền được gọi là người
vô tư bình thản, do người đó được phú cho tâm xả đó, trong sáng, dồi dào và
mạnh mẽ.
Có mười
loại xả: (1) có sáu phần, (2) thuộc pháp Chư thiên, (3) thuộc tuệ quyền, (4)
thuộc tinh tấn (nghị lực), (5) thuộc những rối rắm trong sinh hoạt, (6) thọ,
(7) quán minh (8) tâm xả, (9) thuộc Thiền Ðịnh (Jhāna) và (10) thuộc hiện trạng
thanh tịnh. (1) Trong số sáu phần đó, ‘trong cuộc đời này, một vị Tỳ-khưu nào
được thanh luyện khỏi những Lậu Hoặc, mắt thấy cảnh sắc không vui mà cũng chẳng
buồn, nhưng sống một cách bình thản, với chánh niệm và tỉnh giác[47]’. Như vậy tâm xả một thánh nhân được thừa hưởng, bằng
cách ngài chẳng phải từ bỏ hiện trạng thanh tịnh nguyên thủy, khi sáu loại đối
tượng này cho dù khả hỷ hay không khả hỷ như vậy, nhưng khi sau đối tượng đó
được phô bày ra trước sáu ‘môn’, thì được coi như là sáu loại tâm xả vậy. (2)
Tâm xả chiếm một vị thế trung bình liên quan đến các chúng sanh[48]như: ‘Người đó tiếp tục biến mãn một phương [thuộc bất
kỳ phương hướng nào] với một tâm câu hành xả[49] được
biết như thuộc dạng các pháp Chư thiên. (3)
Tâm xả xuất hiện theo loại trung bình nơi các pháp đồng sanh như sau:‘Người đó
tu luyện tâm xả như là tuệ quyền và tùy thuộc vào tính vô tham[50]‘được biết đến như là tuệ quyền.(4) Tâm xả nói lên như
vậy trong kinh văn: ‘tâm xả có đôi khi chăm lo đến [cái gọi là] “ấn chứng xả[51]’ và không quá mãnh liệt, mà cũng không quá chậm chạp,
được biết đến như là tính cách bình thản liên quan đến nghị lực. (5) Tâm xả là
một hiện trạng bình thản, xuất phát từ việc thẩm định la các Triền cái, v.v...
[phải được dẹp sang một bên] như trong kinh văn có ghi ‘Có bao nhiêu loại bình
thãn nổi lên nhờ Ðịnh tâm, bao nhiêu loại do Thiền quán nổi lên? Có tám loại
nổi lên qua Ðịnh tâm, và mười loại thông qua Thiền quán[52]
được biết đến trong bối cảnh phức tạp đó. (6) Tâm xả là không lạc không khổ,
như trong câu ‘Khi tâm thiện dục giới xuất hiện câu hành xả[53]’
ta gọi đó là thọ xả. (7) Tâm xả nổi lên như là hành xả do điều nghiên tri thức
như sau: ‘Người đó gạt sang một bên ý tưởng “là”, “đã tới lúc phải trở thành”
và đạt được tâm xả[54]’ được biết đến với tên [173] gọi
là Tâm xả thuộc về quán minh. (8) Tâm xả giúp quân bình được các pháp câu sanh
một cách đồng đều, và xuất hiện nơi ‘bất kỳ pháp nào’, bắt đầu với ý chí, ta
gọi đó là hành xả.(9) Tâm xả nổi lên khi ‘Người đó trú xả[55],
và tâm xả đó không gây ra thiên vị với niềm an lạc đột đỉnh, rất có thể đó là
một ý tưởng tuyệt vời do đệ tam thiền đem lại. điều này mang đặc tính Thiền
Ðịnh (Jhāna) mà ra.(10) Tâm xả xuất hiện giống như ‘Tâm xả đệ tứ thiền mang đặc
tính cách hoàn toàn thanh tịnh của chánh niệm[56], được
thanh lọc khỏi toàn bộ các pháp đối địch, và không có liên quan gì đến diệt trừ
của các pháp này, ta gọi hiện trạng đó mang tính cách thanh tịnh.
Trong số
các pháp này, sáu tâm xả kể cả các pháp thuộc loại Chư thiên, tuệ quyền, tính
hành xả, Thiền Ðịnh (Jhāna) và tính cách thanh tịnh chỉ là một cách theo hành
xả. Nhưng chúng ta có thể phân biệt được với sáu tiêu đề do các pháp khác nhau
hay những nhân duyên tương ứng với việc phân loại, cho dù chỉ có một loại chúng
sanh duy nhất, như thể ở nơi các trẻ nhỏ, nơi các thanh niên, người trưởng
thành nơi các vị tướng lãnh hay cả nơi các vua chúa, v.v... Chính vì thể trong
số các pháp đó, ta phát hiện ra sáu Tâm xả. Thì Chẳng có gì tồn tại ngoài tuệ
quyền v.v... và nơi nào tồn tại Tâm xả thuộc bất kỳ tuệ quyền nào thì chẳng tồn
tại sáu Tâm xả nữa, v.v....
Vì cả
sáu tính chất đều chỉ mang một ý nghĩa duy nhất, chính vì thế Tâm xả thuộc pháp
hữu vi Danh và Thiền định cũng chỉ mang một ý nghĩa duy nhất. – cụ thể là, hiểu
biết hay Tuệ giác đóng hai vai trò. Giống như một người cầm một cây gậy có gắn
xiên một đầu và đi tìm bắt con rắn vừa mới đột nhập vào nhà mình vào buổi tối,
và khi nhìn thấy con rắn nằm yên đống vỏ khô, người đó nhìn con rắn và nghĩ:
‘Chẳng biết có phải là con rắn thực sự hay không?’. Nhưng khi nhìn thấy ba cái
vòng quanh cổ rắn, người đó chẳng còn nghi ngờ gì nữa, nhưng trở thành tâm xả
không nhiệt tình khẩn trương trong việc tìm kiếm nữa, cũng vậy đối với một
thiền sinh (aspirant) hành Thiền quán (Jhāna). Khi đã trở thành thản nhiên đang
khi nhận ra tam tướng như vô thường của pháp hữu vi v.v...Ðây chính là Tâm xả
thuộc Thiền quán vậy.
Giống
như khi người đã túm được con rắn nhờ cây gậy có xiên ở đầu, lại tìm cách giải
thoát con rắn, nghĩ rằng ‘Làm cách nào có thể thả con rắn này được, mà không
làm tổn thương con vật và chính mình lại không bị rắn cắn?’ trở nên tâm xả với
việc bắt rắn, cũng vậy, từ khi coi cả tam giới đó như thể đang cháy, kết quả việc
nhìn thấy tam tướng đó, người đó trở nên dửng dưng về phía nhìn thấy những pháp
hữu vi đó. Ðây chính là Tâm xả trước những pháp hữu vi. Do đó, khi Tâm xả của
Thiền quán đã được thực hiện thì tính tâm xả đối với những pháp hữu vi cũng
được hoàn tất. Theo cách này, cả hai phận sự trung tính gồm trong việc tìm kiếm
và nắm bắt. [174] Nhưng cần xả và thọ xả lại hoàn toàn khác nhau và cũng khác
so với những tính chất khác nữa.
Như vậy,
trong mười loại chỉ có Tâm xả Thiền định là điều đáng đươïc mong đợi ở đây. Tính
cách này có trạng thái trung dung, phận sự của nó là không an lạc (ngay cả niềm
sung sướng tuyệt vời nhất của đệ tam thiền), thành tựu bằng đặc tính không thấy
bất kỳ hành động nào, nguyên nhân gần là ly hỷ
Ðến đây
có người sẽ phản đối: ‘Phải chăng Tâm xả thiền định Jhāna lại được hiểu là tính
cách hành xả (Jhāna) là điều có thể đạt được đệ nhất thiền và đệ nhị thiền hay
sao? Nếu vậy thì, nơi cả hai bậc thiền Jhāna ta nên cho là ‘người đó cũng trú
xả hay sao?’ tại sao điều này lại không được nói đến?’.
Thưa bởi
vì không có phận sự rỏ rệt nào cả. Thật vậy, phận sự do tính hành xả không thấy
biểu hiện rõ nét trong đệ nhất thiền và đệ nhị thiền. Vì Tầm v.v... đã áp đảo
điều này, Nhưng trong đệ tam thiền, vì Tầm và Tứ cùng với hỷ đã không áp đảo
được điều này, nên ta có thể nói, điều này đã ngửng cao đầu lên được, và có
được một nhiệm vụ tích cực rõ nét. Ðến đây, ta kết thúc việc diễn giải đoạn văn
‘Người đó trú tâm xả’
Giờ đây
ta nghiên cứu đến câu, ‘chánh niệm và tỉnh giác’, khi chúng ta suy nghĩ đến
hoặc nhớ lại điều gì, và chúng ta tỏ ra ‘chánh niệm’. Chúng ta hiểu rõ hoàn
toàn và tỉnh giác. Như vậy người ta khẳng định rằng chánh niệm và tỉnh giác có
mối tương quan giữa người với người.
Trong
hai vấn đề này, niệm có trạng thái là nhớ lại, phận sự của nó là tương phản lại
với tính quên lãng, niệm được thành tựu bằng việc theo dõi; còn tỉnh giác có
trạng thái là tương phản với si mê, phận sự của nó là chế ngự tính nghi ngờ,
hoặc giúp hoàn tất một công việc nào đó. và thành tựu ra bằng việc quan sát.
Mặc dù ta có thể đạt được cụm từ này nơi các bậc thiền trước (tức là đệ nhất
thiền và đệ nhị thiền) – thật vậy, đối với người nào có tính hay quên và thiếu
nhận thức thấu đáo, nơi họ chẳng xuất hiện được ngay cả giai đoạn bắt đầu cận
Thiền (Jhāna) chứ đừng nói đạt tới nhập định - Tuy vậy từ tính thô thiển thuộc
các bậc thiền này đạt được qui trình tâm không mấy khó khăn, giống như hoạt
động của con người ta trên trái đất, và nơi những bậc thiền đó chức năng quan
tâm và hiểu thấu đáo lại không được tỏ lộ rõ ràng. Nhưng từ khi gạt bỏ nhân tố
thô thiển và tinh tế của đệ tam Thiền (Jhāna) này, qui trình tâm đáng được duy
trì do phận sự chánh niệm và tỉnh giác đó giống như hoạt động của một người
đang sử dụng những lưỡi dao cạo. Vì lý do đó chỉ được nói đến ở đây mà thôi.
Liệu còn
điều gì để nói đến nữa hay chăng? Giống như một con bê đang bú sữa mẹ, bị tách
khỏi bò mẹ và bị bỏ bê không được chăm sóc, nó cố tìm đến bò mẹ. Cũng vậy, khi
xa lìa hỷ, nếu không được bảo vệ nhờ tính chánh niệm và tỉnh giác, thì lạc của
đệ tam Thiền sẽ rơi trở lại hỷ, và tương ưng với các pháp này. Thật vậy, mọi
chúng sanh đều khát khao hạnh phúc; cảm thọ an lạc của đệ tam Thiền lại cực kỳ
ngọt ngào, không còn niềm an lạc nào lớn hơn điều đó. Nhưng do sức mạnh của
chánh niệm và tỉnh giác, nên đến lúc này không còn nổi lên lòng khát khao niềm
hạnh phúc này nữa, và tình trạng này không hề thay đổi cụm từ này đã nêu rõ
đaëc điểm (ý nghĩa) này.
Giờ đây
đến mệnh đề ‘nhờ những sở hữu tâm, người đó cảm nghiệm được lạc. [175], mặc dù
đối với một người đã trú đệ tam Thiền, người đó vẫn không có ý tưởng gì về kinh
nghiệm như vậy, tuy nhiên, người đó vẫn có thể có cảm nghiệm được lạc tương ưng
với những sở hữu tâm của mình, hoặc mặc dù đã được nổi lên từ Thiền Ðịnh
(Jhāna), nhưng người đó vẫn cảm nghiệm được thân lạc tột độ, bởi vì thân sắc
của người đó đã có một sắc pháp xuất phát từ tâm cực kỳ tinh tế tràn ngập, do
tương ưng lạc tạo ra. Do đó, cụm từ này được đề cập đến để chỉ ra ý nghĩa này.
Giờ đây,
trong mệnh đề có bậc Thánh tuyên bố: Vốn là người có xả và chánh niệm, người đó
trú trong an lạc. ý nghĩa mệnh đề này là vì lý do dựa vào đệ tam Thiền, nên các
vị Bậc Thánh (Ariyan), ý muốn nói là Ðức Phật v.v... tuyên bố, chỉ ra, định rõ,
chứng tỏ, bộc lộ, vạch trần, giải thích, trình bày, khen ngợi con người nào đã
điều khiển được thiền Jhāna đó.
Bằng
cách nào vậy? (Chỉ bằng cách nói rằng:): ‘Kẻ nào có xả và chánh niệm thì trú
trong an lạc’, và sau khi đã nhập đệ tam Thiền, người đó còn lưu tại nơi hiện
trạng này – như vậy chúng ta nên hiểu sự phối hợp ý nghĩa theo cách đó. Nhưng
tại sao các tam đạo Thánh (Ariyan) lại khen ngợi người đó đến như vậy? Thưa bởi
vì người đó xứng được khen ngợi. Nói rộng ra: Bởi vì người đó tỏ ra xả ngay cả
khi đã nhập đệ tam thiền, họ vốn đã đạt đến niềm sung sướng sảng khoái hoàn
hảo, bởi vì họ không bị ảnh hưởng bởi niềm sung sướng cực kỳ ngọt ngào đó,
nhưng vẫn tỏ ra quan tâm với chánh niệm đã được củng cố, do đó trạng thái hỷ đó
không thể nổi lên được, và bởi vì nhờ những sở hữu tâm nổi lên, nên người đó
cảm nghiệm được niềm sung sướng tột độ đó, vốn đã không bị hủy hoại và đem sự
phấn khích lớn cho các vị Bậc Thánh (Ariyan) và đươïc họ theo đuổi, vì thế,
người đó xứng được khen ngợi. Ðược các Bậc Thánh (Ariyan) khen ngợi là điều
thật xứng, nên người đó đã đề ra những việc công đức của mình như là những nhân
duyên để các vị Bậc Thánh khen ngợi: trong xả và chánh niệm họ đã trú trong an
lạc tột độ.’
‘Thứ Ba’
là do một chuỗi số học; đây là đệ tam Thiền mà người đó đã thâm nhập vào được.
Trong
câu ‘Vào thời điểm đó, xúc đã diễn ra’ v.v.... trong năm bậc Thiền Ðịnh
(Jhāna), từ ‘hỷ’ lại thiếu không được nhắc đến, và nhờ ảnh hưởng của từ này
cách phân xử của các từ, gồm cả những từ được sắp loại hay không sắp loại được
nữa nên được hiểu theo cách thức đó.
Cũng
trong phân đoạn thuộc các Nhóm có đề cập đến hai nhóm Thiền Ðịnh (Jhāna). Phần
còn lại tương tự như trong đệ nhị Thiền.
Kết
thúc phần Ðệ Tam Thiền.